Liều chiếu và suất liều chiếu

Một phần của tài liệu Giáo trình vật lý - sinh học (Trang 55 - 56)

II. Phóng xạ đối với cơ thể sống

2.4.2. Liều chiếu và suất liều chiếu

a. Liều chiếu

Liều chiếu chỉ áp dụng cho bức xạ gamma hoặc tia X, còn môi trường chiếu xạ là không khí. Liều chiếu ký hiệu là X, được xác định theo công thức:

dm dQ X =

(1.15)

Trong đó: dm là khối lượng không khí tại đó chùm tia X hoặc chùm bức xạ gamma bị hấp thụ hoàn toàn, kết quả tạo ra trên dm tổng các điện tích cùng dấu là dQ.

Trong hệ đo SI, đơn vị đo liều chiếu là Coulomb trên kilôgam, viết tắt là C/kg. Coulomb trên kilôgam được định nghĩa như sau:

"1 C/kg là liều bức xạ gamma hoặc tia X khi bị dừng lại toàn bộ trong 1kilôgam không khí ở điều kiện tiêu chuẩn sẽ tạo ra trong đó 1 Coulomb ion cùng dấu".

Ngoài đơn vị C/kg, trong kỹ thuật người ta còn dùng đơn vị đo liều chiếu là Rơnghen, viết tắt là R. Theo định nghĩa Rơnghen là một lượng bức xạ gamma hoặc tia X khi bị dừng lại toàn bộ trong 1kg không khí ở điều kiện tiêu chuẩn sẽ tạo ra trong đó tổng điện tích của các ion cùng dấu là 2,58.10-4C.

Theo định nghĩa có thể chuyển đổi từ Coulomb/ kilôgam sang Rơnghen theo tỷ lệ như sau:

1R = 2,58.10-4 C/kg.

b. Suất liều chiếu

Suất liều chiếu chính là liều chiếu trong một đơn vị thời gian. Suất liều chiếu, ký hiệu là

X

được xác định theo công thức:

t X X∗ =

(1.16 ) Trong đó X là liều chiếu trong thời gian t.

Trong hệ SI, đơn vị đo suất liều chiếu là C/kg.s. Tuy nhiên trong thực nghiệm đơn vị đo suất liều chiếu thường dùng là Rơnghen/giờ. Rơnghen/giờ được ký hiệu la R/h, thông thường suất liều chiếu thường dùng nhiều hơn cả là µR/h.

Một phần của tài liệu Giáo trình vật lý - sinh học (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w