4. Đặc điểm các cảnh quan đa dạng sinh học nông nghiệp chính
4.2.1 Các đặc điểm
Hệ sinh thái nông nghiệp vùng cao bao gồm những cánh đồng được trồng trọt nhiều mùa vụ, những cánh đồng ít canh tác và có năng suất thấp, và những cánh đồng bỏ hoang. Các cánh đồng có thể lớn, nhỏ, nằm trên các vùng đất bằng hay đất dốc. Các cánh đồng có thể trồng những loại cây ngắn ngày như các loại rau, hay những cây dài ngày, lưu niên như các loại cây ăn quả, cao su, cọ. Tóm lại, hệ sinh thái cánh đồng vùng cao rất đa dạng. Thông thường, những diện tích lớn hay được sử dụng để trồng các loại rau và các loại cây hoa màu
Sự khác biệt giữa các vùng
Vùng ĐBSCL có các diện tích đất ngập nước rộng lớn nhất, mặc dù nhiều phần trong đó đã bị chuyển đổi thành ruộng lúa còn các dải đất nhiễm mặn ven biển thì bị chuyển đổi thành các ao nuôi tôm và trồng cây sú vẹt.
Các vùng đất ngập nước phía Bắc chủ yếu ở quanh các con sông ở ĐBSH, có một số ít đất ngập nước theo mùa, thường nhỏ.
khác tạo nên một bức tranh xen kẽ gồm các cánh đồng trồng các loại cây và cả bỏ hoang đan xen với nhau [Alteri, 1999]. Các cánh đồng hoang thường được đặc trưng bởi nhiều loại cây khác nhau.
Trên các cánh đồng vùng cao thường thấy những túp lều nghỉ giữa đồng do nông dân dựng nên. Nông dân sử dụng những túp lều này trong suốt mùa gieo trồng, và khi không vào thời vụ thì những túp lều này được sử dụng rất ít. Ở vùng núi Đông Bắc Bộ, đang có xu hướng biến những túp lều
này thành nơi chứa các loại loại rau,củ và nông sản thu hoạch được để tiêu thụ dần. Xu thế này cũng thay đổi khác nhau giữa các làng, bản khác nhau.