3. QUảN LÝ RỦI RO
3.3 Quá trình ra quyết định phóng thích GMO vào môi trường
Như đã đề cập ở trên, không có giải pháp “một loại phù hợp cho tất cả” cho đánh giá và quản lý rủi ro GMO và cơ quan quản lý thường áp dụng cách tiếp cận theo từng trường hợp cụ thể, cân nhắc các bằng chứng hiện có để tăng thêm sự chắc chắn về khả năng xảy ra hoặc hậu quả và các biện pháp quản lý hiện có, để đưa ra quyết định chuẩn xác.
Cơ quan quản lý không thực hiện cấp phép nếu không chắc chắn có thể quản lý được mọi rủi ro đối với sức khỏe con người, môi trường và đa dạng sinh học do hoạt động đang được xem xét cấp phép gây ra. Bên cạnh việc cấp phép, cơ quan quản lý cũng có quyền từ chối cấp phép, tạm hoãn, hủy bỏ hay thay đổi giấy phép.
Trường hợp ra quyết định cho một hoạt động liên quan đến
giải phóng chủ đích GMO vào môi trường, các bước thường
được tiến hành trong quy trình bao gồm:
a) Nhận hồ sơ đăng ký và kiểm tra mức độ hoàn thiện; b) Trao đổi về hồ sơ đăng ký với các cơ quan quản lý, các
hội đồng cơ sở và cộng đồng xem khả năng có thể có rủi ro đáng kể, nhận dạng các vấn đề cần xem xét trong kế hoạch đánh giá và quản lý rủi ro;
c) Chuẩn bị kế hoạch đánh giá và quản lý rủi ro;
d) Xin ý kiến đóng góp về kế hoạch đánh giá và quản lý rủi ro từ tất cả các cơ quan tư vấn về hồ sơ đăng ký và từ cộng đồng;
e) Xem xét tất cả thông tin trong các quy định pháp lý liên quan và ra quyết định;
f) Công bố quyết định, trong đó có các điều kiện cấp phép, nếu được phê chuẩn và cấp giấy phép.
Trường hợp ra quyết định cho hoạt động cách ly GMO,
các bước thường được tiến hành trong quy trình bao gồm: a) Nhận hồ sơ đăng ký và kiểm tra mức độ hoàn thiện;
c) Xem xét tất cả thông tin trong các quy định pháp lý liên quan và ra quyết định;
d) Công bố quyết định, trong đó có các điều kiện cấp phép, nếu được phê chuẩn và cấp giấy phép.
Các thành phần chính trong quy trình ra quyết định bao gồm:
a) Xây dựng tiêu chí cho kế hoạch đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro;
b) Đưa ra các rủi ro đối với sức khỏe con người, môi trường và đa dạng sinh học cần được quản lý;
c) Đưa ra các điều kiện cấp phép trong đó xác định phạm vi và giới hạn của các hoạt động được phép và biện pháp quản lý các rủi ro.
Một yếu tố quan trọng khác cần được xem xét trước khi cấp phép là khả năng thực thi hiệu quả của bên nộp hồ sơ đăng ký đối với các điều kiện mà cơ quan quản lý đặt ra để quản lý rủi ro có thể phát sinh. Trước khi cấp phép, cơ quan quản lý phải chắc chắn rằng bên nộp hồ sơ đăng ký (đó có thể là cá nhân hoặc cơ quan) là bên phù hợp nắm giữ giấy phép. Để cơ quan quản lý có thể chủ động tiếp nhận thông tin mới hoặc thay đổi các điều kiện cấp phép khi xuất hiện các tình huống thay đổi tác động đến mức độ rủi ro, các văn bản pháp quy nên đưa ra các điều kiện quy định về khả năng đình chỉ hoặc hủy bỏ giấy phép, sau khi giấy phép được cấp. Ví dụ, khi rủi ro có thể gây chết, ốm nặng, tổn thương hoặc thiệt hại nghiêm trọng đến môi trường, cơ quan quản lý có thể thực hiện ngay các quyết định này và bắt đầu hành động khắc phục.