Quản lý tổng hợp vùng ven bờ Tỉnh Thừa Thiên-Huế

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp vùng ven bờ (Trang 64 - 69)

1. Vấn đề vùng ven bờ Tỉnh Thừa Thiên-Huế

Vùng bờ Thừa Thiên Huế với 126 km bờ biển, bao gồm dãi đồng bằng và đất cát ven biển, vùng đầm phá và vùng ven bờ tới độ sâu 40 mét nước thuộc 6 huyện Phong Điền, Quãng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc và Thành phố Huế.

Vùng bờ TT Huế chiếm 34% tổng diện tích và 81% dân số toàn tỉnh. Là vùng trọng điểm, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, nhất là với các ngành nông nghiệp, thủy sản, du lịch-dịch vụ và kinh tế biển. Giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì, bảo tồn, phát triển các nguồn gen và đa dạng sinh học. Đồng thời đây cũng là vùng có địa hình dốc, với vùng đồng bằng thấp trũng, có dãi cát mỏng, ngăn cách giữa biển và đầm phá; cũng là vùng có lượng mưa lớn, tập trung 70% lượng mưa cả năm trong thời gian 3 tháng, do vậy đây là vùng xung yếu về môi trường, là vùng nhạy cảm, dễ mất cân bằng sinh thái.

Chiếm phần lớn khu vực này là hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, hệ đầm phá lớn nhất Việt Nam. Với tổng diện tích 21.600 ha thuộc địa phận Hành chính của 5 huyện và có khoảng 300.000 người sống phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên của mình, hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh tế của tỉnh. Có thể nói, hệ đầm phá này quyết định tốc độ và hình thái phát triển kinh tế – xã hội của TT Huế. Việc phát triển đô thị ngày càng mạnh ở Huế cũng gây áp lực ngày càng lớn đối với hệ đầm phá, bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, giao thông vận tải bị hạn chế trong một diện tích ngày càng bị thu hẹp. Áp lực này xuất phát từ những nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thường dẫn đến xung đột về sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Hơn nữa, đôi khi sử dụng lơn hơn khả năng chịu đựng của hệ sinh thái đầm phá sẽ dẫn đến các kiẹt cácc nguồn tài nguyên đó.

Yêu cầu bảo vệ môi trường hệ đầm phá có tính đa dạng sinh học cao và có một không hai này ngày càng trở nên cấp bách. Cộng đồng quốc tế cũng như phía Việt Nam đều quan

tâm đến việc xem xét xác định khu vực đầm phá là một khu bảo tồn đất ngập nước theo Công Ước Ramsar. Bên cạnh đó, vì du lịch là một thế mạnh đặc thù của TT Huế, được coi là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, nên việc phát triển du lịch sinh thái ở khu vực đất ngập nước ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có biện pháp thực tiễn nào được áp dụng để tránh sự suy thoái các giá trị tự nhiên của khu vực này. Hiện nay, toàn bộ vùng đầm phá và khu vực lân cận thuộc vùng bờ của TT Huế chưa được coi là khu vực được bảo vệ theo các quy định chính thức của nhà nước. Điều đáng chú ý là, các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội nêu trên, ngoài mâu thuẫn lẫn nhau trong việc sử dụng không gian và tài nguyên, còn diễn ra tại một khu vực cực kỳ nhạy cảm và dễ bị tác động bởi thiên tai. Bản thân các hoạt động này còn làm trầm trọng thêm nguy cơ đời sống con người và giá trị thiên nhiên ở khu vực này bị thiên tai tác động. Các hoạt động của dự án Giảm thiểu Thiên tai với trọng tâm là đảm bảo an toàn cho nhân dân đã đề ra những yêu cầu nhất định về phát triển và sử dụng vùng bờ của tỉnh.

Tóm lại, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn thiên nhiên và an toàn cho nhân dân cần phải được xem xét và cân nhắc theo cách tổng hợp. Thực tiễn đòi hỏi phải có các hướng dẫn sử dụng tài nguyên vùng ven bờ và một kế hoạch tổng hợp về việc sử dụng vùng bờ có sự điều phối hợp lý cho Tỉnh TT Huế.

2. Cơ hội và triển vọng của vùng bờ TT Huế

Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế của miền Trung, đã được chính phủ ưu tiên đầu tư xây dựng, phát triển cơ cấu hạ tầng; đặc biệt là mạng lưới giao thông vận tải cả đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường biển là đòn bẫy quan trọng tạo cơ hội cho vùng ven bờ phát triển nhanh với tốc độ cao trong những năm tới. Ngoài ra còn có những vũng, vịnh có điều kiện để xây dựng những cảng biển như Thuận An, Chân Mây. Đặc biệt cảng Chân Mây có đủ điều kiện để xây dựng thành cảng sâu lớn của khu vực miền Trung.

Hiện nay, tỉnh và Trung ương đã và đang triển khai thực hiện các chương trình dự án lớn như: Dự án đường hầm xuyên đèo Hải Vân, Chương trình phát triển các khu du lịch Lăng Cô-Bạch Mã-Cảnh Dương - Hải Vân; Khu du lịch Tân Mỹ-Thuận An, Chương trình xây dựng đô thị mới và Khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây, Dự án Xây dựng cảng nước sâu Chân Mây; Chương trình phát triển thủy sản và các dự án lớn khác đã, đang và sẽ xây dựng như Cầu Trường Hà, Cầu Thuận An,... sẽ tạo ra những cơ hội và triển vọng mới thúc đẩy kinh tế xã hội vùng ven bờ phát triển

3. Các đe dọa và thách thức vùng ven bờ

Đồng thời với cơ hội và phát triển vọng vùng ven bờ cũng là nơi tiềm ẩn các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải công nghiệp, chất thải từ các khu du lịch dịch vụ và đô thị, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản,... nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai và các sự cố môi trường: như xói lở, lũ lụt, hạn mặn,... Việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội sẽ có tác động lớn làm thay đổi môi trường sinh thái và ảnh đến nguồn tài nguyên vùng ven bờ. Vì vậy, trong quá trình phát triển cần lưu ý các đe dọa và thách thức sau:

* Các đe dọa:

• Khả năng gây ô nhiễm môi trường từ đất liền, đầm phá và biển • Khai thác quá mức và sử dụng không hợp lý các nguồn tài nguyên • Thiên tai và các sự cố môi trường

• Mâu thuẩn sử dụng tài nguyên giữa các ngành * Các thách thức

• Cơ hội tạo việc làm cho cư dân trong vùng để giảm đói nghèo còn ít và trình độ dân trí còn thấp

• Hạn chế về kiến thức và nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ và bảo tồn các giá trị tài nguyên, môi trường và khái niệm phát triển bền vững

• Tồn tại lợi mâu thuẩn giữa lợi ích của các nhân và cộng đồng

• Quản lý tài nguyên môi trường còn mang tính đơn ngành và theo lãnh thổ

• Chưa có qui hoạch tổng hợp việc sử dụng các nguồn tài nguyên vùng ven bờ. Năng lực quản lý và các phương tiện quản lý còn nhiều bất cập

Để bảo đảm thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh TT Huế trong thời gian đến phát triển bền vững với nhịp độ cao hơn đòi hỏi phải có cơ chế điều hành và quản lý tốt nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường, hạn chế và giảm nhẹ tác động của thiên tai góp phần cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho cộng đồng.

Trong những năm qua, nhiều công trình điều tra và nghiên cứu đã được tiến hành bằng nguồn kinh phí địa phương và nhà nước, thường được hỗ trợ từ các nguồn vốn quốc tế. Các dự án này đã cung cấp nhiều báo cáo và số liệu hiện đuợc lưu trữ các cơ quan nhà nước và các viện nghiên cứu. Dự án thí điểm VNICZM Thừa Thiên - Huế sẽ xây dựng trên cơ sở những thông tin sẵn có đó. Với phương thức tiếp cận tổng hợp và sử dụng các công cụ bổ trợ cho việc lập kế hoạch, vùng ven bờ Thừa Thiên - Huế chắc hẳn sẽ tiến thêm một bước trong việc đưa phát triển bền vững thành hiện thực.

4. Dự án thí điểm VNICZM tại Thừa Thiên Huế

Ngay từ ban đầu, Dự án thí điểm ở TT Huế đã được chọn là trọng điểm trong số 3 nghiên cứu thí điểm thuộc Dự án VNICZM. Dự án thí điểm TT Huế được khởi động và bắt đầu triển khai sớm nhất. Các hoạt động của Dự án thí điểm được kết nối với các hoạt động chung của Dự án VNICZM thông qua vai trò “hỗ trợ và điều phối” của Văn phòng Dự án VNICZM ở Hà Nội. Tại Huế, việc triển khai Dự án thí điểm đã mang lại rất nhiều kinh nghiệm quý báu về các khía cạnh thực tế, các hoạt động, các vấn đề liên quan đến QLTHVB, về việc xây dựng chiến lược và kế hoạch Hành động QLTHVB. Những kinh nghiệm này được hai Dự án thí điểm ở Nam Định và Bà Rịa – Vũng Tàu tham khảo và học tập, đồng thời góp phần tác động vào việc hình thành các hoạt động hỗ trợ QLTHVB từ cấp trung ương như xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp, thành lập đơn vị đầu mối về QLTHVB cấp quốc gia tại Hà Nội.

Trong Giai đoạn Khởi động diễn ra từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2001, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Hà Lan và tham vấn các cấp lãnh đạo cùng đông đảo các bên liên quan, các mục tiêu và nhiệm vụ của Dự án thí điểm đã được xác định. Đồng thời, Báo cáo Khởi động Dự án cũng được lập vào tháng 6/2001 và sau đó được chính thức phê chuẩn trong phiên họp đặc biệt giữa Dự án thí điểm với UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan vào ngày 13/9/2001.

Vào tháng 2/2002, NEDECO đã cử một chuyên gia đến công tác thường trú tại Dự án thí điểm và giữ chức cụ Cố vấn thường trú cấp tỉnh. Nhân dịp này, Dự án tiến Hành đánh giá giữa kỳ các công tác đã được thực hiện từ khi bắt đầu Dự án cho đến thời điểm đó, với sự tham gia của đoàn chuyên gia ngắn hạn của NEDECO đến từ Hà Lan. Kết quả đánh giá được báo cáo và trao đổi với Ban Chỉ đạo Dự án thí điểm (PSC) và các bên liên quan khác ở cấp tỉnh.

Mục tiêu của dự án theo sự nhất trí của tất cả các bên liên quan là: “Mục tiêu tổng thể là

cải thiện đời sống nhân dân nhờ khai thác lâu dài, bền vững tài nguyên khu vực đầm phá và vùng bờ thông qua áp dụng quản lý tổng hợp vùng ven bờ ở TT Huế. Thực hiện mục tiêu này bằng cách cung cấp cho Ủy ban Nhân dân Tỉnh những kiến thức và công cụ cần thiết để áp

dụng quản lý tổng hợp vùng ven bờ một cách phù hợp, nhằm duy trì sự toàn vẹn của vùng bờ và khu vực đầm phá và giải quyết một cách toàn diện những mẫu thuẫn nảy sinh giữa các mục đích sử dụng với sự quan tâm thích đáng đến các giá trị sinh thái.”

Các nhiệm vụ của dự án VNICZM ở T.T. Huế tập trung vào các nội dung sau:

Nâng cao nhận thức cho các em học sinh tiểu học về vai trò của cả nước ngọt và nước

biển, về những cơ hội và thách thức liên quan đến nước, và về các phương thức phục vụ quản lý tổng hợp và phát triển, giúp cho các thầy cô giáo, các phụ huynh và các em học sinh có nhận thức về các vấn đề và các quyết định mà chính họ là người phải đưa ra trong tương lai;

• Ứng dụng Viễn thám làm công cụ (i) lập bản đồ chuyên đề, (ii) dự tính sơ bộ những thay đổi theo thời gian của độ phủ (rừng) ở khu vực đồi núi có tác động đến mức độ xói mòn đất và dự báo về mức độ trầm tích xảy ra ở khu vực đầm phá, và (iii) xác định những thay đổi của đường bờ biển, có xem xét đến các điều kiện thủy động lực ở vùng bờ;

Quan trắc chất lượng môi trường khu vực đầm phá và chế độ thủy động lực của vùng bờ:

bao gồm việc đặt vấn đề mang tính chiến lược: “tại sao phải quan trắc” và khởi động một chương trình quan trắc thực sự về chất lượng nước, đa dạng sinh học (chim chóc, các loài 2 mảnh vỏ và cá) và số đo các mặt cắt theo bờ biển và mức triều lên xuống tại hai lạch triều thuộc vùng đầm phá;

Mô hình STREAM: một mô hình toán với ứng dụng GIS trong việc xác định mực nước

biến thiên thuộc khu vực tỉnh TT Huế, trong đó nêu dự đoán cho các thời điểm năm 2010, 2040 và 2070, với các kịch bản tác động của sự biến đổi khí hậu đói với lượng nước ở các lưu vực sông và độ ẩm của đất theo ô mắt lưới cỡ 1 km2, là bước khởi đầu hữu ích cho việc tiến tới lập một bộ mô hình thuật toán cho khu vực sông và đầm phá của tỉnh TT Huế.

5. Chiến lược QLTHVB của Tỉnh TT Huế

Dự án VNICZM ở cả cấp Trung ương lẫn địa phương đã hổ trợ các bên liên quan chính tại các vùng ven biển làm quen, nắm vững và lồng ghép khái niệm QLTHVB vào các nhiệm vụ và hoạt động thường xuyên của mình. Chiến lược QLTHVB đã được các bên liên quan của TT Huế xây dựng từ năm giữa năm 2002 đến đầu năm 2003, dưới sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh và nhờ sự hỗ trợ của Văn phòng dự án thí điểm VNICZM tại TT Huế.

Chiến lược đã được các viên chức hàng đầu của 16 cơ quan, ban ngành khác nhau của tỉnh trực tiếp xây dựng. Những viên chức này làm việc trong ba nhóm, tập trung vào ba chủ đề chính là sử dụng nước, sử dụng đất và các vấn đề về thể chế.

Chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven bờ là định hướng cơ bản cho các chương trình hành động trước mắt và lâu dài để giải quyết những vấn đề phức tạp trong quản lý tài nguyên, môi trường vùng bờ, thông qua cơ chế hợp tác đa ngành.

Chiến lược bảo đảm cho tất cả các bên liên quan hợp tác chặt chẻ với nhau nhằm khai thác, sử dụng một cách hợp lý tài nguyên và môi trường phù hợp với đặc thù sinh thái vùng bờ tỉnh TT Huế vì các mục tiêu phát triển bền vững.

Chiến lược thể hiện quyết tâm và ý chí của Chính quyền và nhân dân tỉnh TT Huế trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên, môi trường vùng ven bờ.

Chiến lược QLTHVB đã xác định rõ mục tiêu tổng quát là: Sử dụng tối ưu nguồn tài

nguyên thiên nhiên của Tỉnh theo cách bền vững, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực do thảm họa tự nhiên, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải thiện và nâng cao điều kiện sống của cộng đồng địa phương.

Các mục tiêu cụ thể là:

• Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực quản lý tài nguyên và môi trường cho chính quyền và cộng đồng địa phương;

• Phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

• Sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học; • Ổn định và nâng cao đời sống nhân dân vùng đầm phá ven biển;

• Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về Quản lý tổng hợp vùng bờ. Các nội dung của chiến lược:

1. Xây dựng năng lực QLTHVB/ Tăng cường thể chế: xây dựng, hoàn thiện và chuẩn bị các điều kiện nhằm thực hiện cơ chế QLTHVB trong khối hành chính TT Huế.

Chương trình hành động:

Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ cho cộng đồng và cán bộ chính quyền địa phương;

Xây dựng triển khai chương trình đào tạo, tập huấn năng lực QLTHVB cho đội ngũ cán bộ của sở, ban, ngành, các địa phương;

Tiến hành rà soát để đề xuất chỉnh lý, bổ sung, sửa đổi các văn bản, quy

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp vùng ven bờ (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)