Tỉ lệ người lớn biết chữ, số năm đi học trung bình của người dân, tỉ lệ nhập học.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ: ĐỊA LÍ DÂN CƯ (Trang 31 - 36)

III. VẬN DỤNG THẤP

A tỉ lệ người lớn biết chữ, số năm đi học trung bình của người dân, tỉ lệ nhập học.

nhập học.

B. quy mô về trường lớp, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ người đi học/1 vạn dân. C. những tiến bộ về giáo dục, quy mô về trường lớp, số lượng học sinh sinh viên.

D. tỉ lệ người lớn biết chữ, số năm đi học trung bình của người dân, quy mô về trường lớp.

Câu 7. Mạng lưới các thành phố, thị xã, thị trấn dày đặc nhất của nước ta tập

trung ở

A vùng Đông Nam Bộ. B. vùng Tây Nguyên.

C. vùng Đồng bằng sông Hồng. D. vùng Duyên hải miền Trung.

IV. THỰC HÀNH

Câu 1: Căn cứ vào trang 15 của atlat địa lí Việt Nam hãy cho biết phát biểu nào

sau đây không đúng với dân số Việt Nam qua các năm từ 1960 đến 2007? A. Dân số cả nước tăng từ 1960 đến 2007.

B. Dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn. C. Dân số nông thôn luôn lớn hơn dân số thành thị. D. Dân số nông thôn tăng nhanh là xu thế chung.

Câu 2: Căn cứ vào trang 15 của atlat địa lí Việt Nam hãy cho biết từ năm 1995

đến năm 2007, sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế nào sau đây không đúng?

A. Tỷ trọng lao động nông, lâm, thủy sản giảm. B. Tỷ trọng lao động công nghiệp và xây dựng tăng. C. Tỷ trọng lao động dịch vụ tăng.

D. Tỷ trọng lao động dịch vụ luôn nhỏ nhất.

Câu 3: Căn cứ vào trang 15 của atlat địa lí Việt Nam hãy cho biết các đô thị nào

sau đây có số dân trên 1 triệu người? A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.

B. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh. C. Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ.

D. Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa.

Câu 4: Căn cứ vào trang 15 của atlat địa lí Việt Nam hãy cho biết hai đô thị đặc

biệt của nước ta là

A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Hải Phòng, Đà Nẵng.

C. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 5: Căn cứ vào trang 15 của atlat địa lí Việt Nam hãy cho biết các đô thị loại 1 của nước ta là A. Hải Phòng, Huế, Đà Lạt. B. Đà Lạt, Đà Nẵng, Cần Thơ. C. Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng. D. Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng.

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thi ̣nào sau

đây có quy mô dân số trên môṭ triệu người?

A. Hà Nội. B. Thanh Hóa. C. Hải Dương. D. Biên Hòa.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thi nạạ̀o có

quy mô dân số lớn nhất trong các đô thi dưới đây?

A. Thanh Hóa. B. Quy Nhơn. C. Nha Trang. D. Đà Nẵng.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau

đây có quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người?

A. Nha Trang. B. Buôn Ma Thuật. C. Biên Hòa. D. Đà Lạt.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau

đây là đô thị loại 2(vào năm 2007)?

A. Mỹ Tho. B. Bảo Lộc. C. Đà Lạt. D. Buôn Ma Thuật.

Câu 10: Số dân thành thị và tỉ lệ dân cư thành thị ở nước ta giai đoạn 1995 -

2005 Năm 1995 2000 2003 2005 Số dân thành thị (triệu người) 14.9 18.8 20.9 22.3 Tỉ lệ dân cư thành thị (%) 20.8 24.2 25.8 26.9

Biểu đồ thể hiện số dân và tỉ lệ dân cư thành thị là A. biểu đồ cột.

B. biểu đồ kết hợp cột và đường. C. biểu đồ miền.

D. biểu đồ tròn.

Câu 11: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ( đơn vị: %)

Năm 1990 1995 2000 2003 2005

Thành thị 19.5 20.8 24.2 25.8 26.9

Nông thôn 80.5 79.2 75.8 74.2 73.1

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn giai đoạn 1990 – 2005 là

A. biểu đồ cột. B. biểu đồ cột chồng. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ tròn.

Tình hình gia tăng dân số và tỉ lệ gia tăng dân số thành thị nước ta giai đoạn 1995-2005 Năm Tổng số dân (Nghìn người) Số dân thành thị (Nghìn người) Tỉ lệ dân thành thị (%) 1995 71995,5 14938,1 20.75 1998 75456,3 17464,6 23.14 2000 77635,4 18771,9 24.18 2003 80902,4 20869,5 25.79 2005 83324,2 21497,8 25.82

Vẽ biểu đồ thể hiện quá trình đô thị hoá nước ta là A. biểu đồ cột. B. biểu đồ cột chồng. C. biểu đồ kết hợp. D. biểu đồ tròn.

Câu 13: Cho bảng số liệu: Dân số Việt Nam thời kỳ 2005 – 2015

(Đơn vị: Nghìn người) Năm 2005 2007 2009 2011 2013 2015 Thành Thị 22.332 23.746 25.585 27.719 28.875 31.132 Nông Thôn 60.060 60.472 60.440 60.141 60.885 60.582 Tổng số dân 82.392 84.218 86.025 87.860 89.756 91.714 (NXB Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây đúng với tình hình phát triển dân số Việt Nam thời kỳ 2005 – 2015?

A. Số dân thành thị ngày càng giảm, số dân nông thôn ngày càng tăng. B. Số dân thành thị tăng chậm nhất vào giai đoạn 2009 – 2011.

C. Số dân thành thị tăng nhanh hơn số dân nông thôn. D. Số dân nông thôn luôn tăng nhanh hơn số dân thành thị.

Câu 14: Cho bảng số liệu: Dân số Việt Nam thời kỳ 2005 – 2015

(Đơn vị: Nghìn người) Năm 2005 2007 2009 2011 2013 2015 Thành Thị 22.332 23.746 25.585 27.719 28.875 31.132 Nông Thôn 60.060 60.472 60.440 60.141 60.885 60.582 Tổng số dân 82.392 84.218 86.025 87.860 89.756 91.714 (NXB Thống kê, 2016)

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số Việt Nam thời kỳ 2005 – 2015 là

A. cột chồng. B. cột ghép. C. đường. D. kết hợp cột với đường.

Câu 15: Cho bảng số liệu: Dân số Việt Nam thời kỳ 2005 – 2015

Thành Thị 22.332 23.746 25.585 27.719 28.875 31.132

Nông Thôn 60.060 60.472 60.440 60.141 60.885 60.582

Tổng số dân 82.392 84.218 86.025 87.860 89.756 91.714 (NXB Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên: A. Dân số tăng nhanh gần 1 triệu người mỗi năm.

B. Số dân thành thị tăng mạnh hơn số dân nông thôn.

C. Tỷ lệ dân nông thôn cao và đang có xu hướng tăng nhanh. D. Tỷ lệ dân thành thị chưa cao nhưng ngày càng tăng.

Câu: 16: Cho bảng số liệu:

Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành thị và nông thôn ở Việt Nam, giai đoạn 2005 – 2015

(Đơn vị: Nghìn người)

Năm Tổng số Thành thị Nông thôn

2005 42.775 10.689 32.086 2008 46.461 12.499 33.962 2011 50.352 14.733 35.619 2013 52.208 15.509 36.699 2015 52.840 16.375 36.465 (NXB Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng thực trạng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2005 – 2015? A. Lao động tập trung ở nông thôn cao hơn thành thị.

B. Lao động tập trung ở thành thị nhiều hơn nông thôn. C. Lao động nông thôn tăng nhanh hơn lao động thành thị.

D. Lao động nông thôn và lao động thành thị đều tăng rất nhanh.

Câu 17: Cho bảng số liệu:

Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành thị và nông thôn ở Việt Nam, giai đoạn 2005 – 2015

(Đơn vị: Nghìn người)

Năm Tổng số Thành thị Nông thôn

2005 42.775 10.689 32.086 2008 46.461 12.499 33.962 2011 50.352 14.733 35.619 2013 52.208 15.509 36.699 2015 52.840 16.375 36.465 (NXB Thống kê, 2016)

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành thị và nông thôn ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015 theo bảng số liệu là

A. cột chồng. B. tròn. C. đường. D. miền.

Câu 18: Cho bảng số liệu dưới đây:

Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng, năm 2015

(Đơn vị: %)

Vùng Thành thị Nông thôn

Cả nước 0,84 2,39

Đồng bằng sông Hồng 0,76 1,99

Trung du và miền núi phía Bắc 0,96 1,64 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 1,36 3,05

Tây Nguyên 0,91 2,02

Đông Nam Bộ 0,32 0,82

Đồng bằng sông Cửu Long 1,56 3,52

(NXB Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây không đúng với tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng năm 2015?

A. Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn thành thị.

B. Tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất là ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. C. Tỷ lệ thiếu việc làm ở đô thị thấp nhất là Đông Nam Bộ.

D. Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp nhất là ở Đông Nam Bộ.

Câu 19. Dựa vào bảng số liệu sau đây về thu nhập bình quân đầu người hàng

tháng năm 2001 – 2002 của các vùng ở nước ta.

(Đơn vị: nghìn đồng) Các vùng Trung bình chung 20% thu nhập thấp nhất 20% thu nhập cao nhất Đồng bằng sông Hồng 353,3 123,0 827,5 Trung du và miền núi Bắc

Bộ

265,7 82,1 482,9

Bắc Trung Bộ 232,6 89,2 518,7

Duyên hải Nam Trung Bộ 306,0 113,0 658,3

Tây Nguyên 239,7 80,4 543,0

Đông Nam Bộ 623,0 171,3 1495,3

Đồng bằng sông Cửu Long 373,2 122,9 877,6 Nhận định đúng nhất là

B. Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập cao nhất và có độ chênh lớn nhất. C. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có độ chênh thấp nhất. D. Duyên hải miền Trung là nơi có thu nhập bình quân và có độ chênh thấp nhất.

Phần III. KẾT LUẬN

Quá trình giảng dạy chúng tôi đã áp dụng kiến thức cơ bản, các câu hỏi trắc nghiệm như trên cho học sinh ôn tập, qua các kì thi thử, chính học sinh đạt kết quả khá cao, rèn luyện được cho học sinh toàn diện kiến thức, kĩ năng để thi THPT QG, học sinh có hứng thú với chuyên đề này.

Chuyên đề này có thể được phổ biến rộng rãi trong giáo viên dạy Địa lí ở các trường THPT làm nguồn tài liệu tham khảo để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Tuy nhiên, đây chỉ là một số kinh nghiệm mang tính chủ quan của chúng tôi. Vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ: ĐỊA LÍ DÂN CƯ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w