a) Giống nhau :
OSPFv3 sử dụng các gói tin cơ bản giống nhƣ OSPFv2, chẳng hạn nhƣ các gói hello, các gói mô tả cơ sở dữ liệu – DBD, còn đƣợc gọi là database description packet – DDP, link-state request (LSR), link-state update (LSU), link-state acknowledgment (ACK) và link-state advertisment (LSA).
Cơ chế phát hiện hàng xóm (neighbor discovery) và sự hình thành kề cạnh (adjacency formation) là giống nhau.
Hoạt động của OSPFv3 trong multiaccess nonbroadcast (NBMA) và phƣơng thức cấu trúc liên kết điểm-tới-đa đƣợc hỗ trợ.
Gói tin LSA ngập lụt (flooding) và lão hóa (aging) vẫn giống nhau ở 2 phiên bản OSPFv2 và OSPFv3.
trình OSPFv3 thì router ID vẫn đƣợc gán cho một địa chỉ IPv4.
b) Khác nhau :
Giao thức OSPFv3 xử lý trên mỗi “link”, không phải trên mỗi “subnet” nhƣ OSPFv2. Với sự thay đổi này, nhiều IPv6 subnet có thể đƣợc cấp cho một link duy nhất. Hai node mạng có thể giao tiếp với nhau thông qua liên kết giữa chúng bất chấp nó có cùng một subnet mạng hay không. Điều đó dẫn đến việc điều khoản về “mạng” và “subnet” trong OSPFv2 đƣợc thay thế hoàn toàn bởi “link” trong OSPFv3.
Đa tiến trình OSPFv3 có thể chạy trên cùng một link. Cấu trúc này cho phép nhiều vùng tự trị chạy OSPF có thể sử dụng một link chung. Nghĩa là một link có thể cùng thuộc về nhiều vùng.
Sử dụng địa chỉ link-local cho mục đích phát hiện router lân cận và tự động cấu hình.
Địa chỉ multicast thay đổi. OSPFv3 sử dụng 2 địa chỉ multicast sau :
FF02::5 – đại diện cho tất cả các SPF routers. Tƣơng đƣơng với địa chỉ 224.0.0.5 trong OSPFv2.
FF02::6 – đại diện cho tất cả designated routers (DR). Tƣơng đƣơng với địa chỉ 224.0.0.6 trong OSPFv2.
OSPFv3 loại bỏ các địa chỉ ngữ nghĩa (address semantics) Địa chỉ IPv6 không có trong header của gói tin OSPF. Router-LSAs và Network-LSAs không chứa địa chỉ IPv6.
Router ID, area ID và link-state ID vẫn giữ nguyên kích thƣớc 32 bit của IPv4, tuy nhiên không lấy địa chỉ IPv6 làm ID.
DR và BDR đƣợc xác định bởi router ID chứ không phải IP của chúng.
Cơ chế chứng thực và bảo mật thay đổi. Trong header của gói tin OSPFv3, các trƣờng chứng thực đã bị loại bỏ. Thay vào đó OSPFv3 sử dụng ngay các trƣờng chứng thực và bảo mật trong gói tin IPv6 nhƣ Authentication Header (AH) và Encapsulating Security Payload (ESP) để đảm bảo tính toàn vẹn và bí mật của việc trao đổi các thông tin định tuyến.
Hình 2.13 OSPFv3 LSA header và OSPFv2 LSA header.
Thay đổi rõ nhất là trƣờng “Options” đã bị loại bỏ trong header của gói LSA OSPFv3. Thêm vào đó, trƣờng “Link State ID” trong OSPFv3 LSA header có giá trị ngẫu nhiên và xác định cùng với LSA của các trƣờng Advertising Router và LS Sequence Number.