I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI N CA CÔNG TY Ổ
3.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước
3.2.1.Kiến nghị về pháp luật đấu thầu.
Kiến nghị thứ nhất về nguồn lực điều chỉnh: Nhà nước cần quy định rõ phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật: Bộ luật Thương mại và Nghị định 43/CP, Nghị định 93/CP. Khi xác định được nguồn lực điều chỉnh đối với hoạt động đấu thầu thì cơ sở pháp lý để áp dụng trong đấu thầu sẽ rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động đấu thầu có một khuôn khổ pháp luật để thực hiện theo.
Phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật đấu thầu có sự trùng nhau. Điều này được thể hiện thông qua phạm vi điều chỉnh trùng nhau của Bộ luật Thương Mại và Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996 về Quy chế đấu thầu và Nghị định 93/CP sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 43/CP. Để khắc phục hạn chế này Nhà nước cần quy định rõ ràng phạm vi điều chỉnh của từng nguồn luật thông qua hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết Bộ luật Thương Mại. Không những thế Bộ Luật thương mại có hiệu lực từ ngày 1/1/11998 nhưng cho tới nay vẫn chưa đi sâu vào các hạot động thương mại. Với yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay là ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện áp dụng luật Thương Mại. Có như vậy mới cụ thể hóa được phạm vi điều chỉnh của pháp luật đấu thầu, giải quyết được sự trùng lặp với các Nghị định 43/CP và Nghị định 93/CP, đồng thời đưa Bộ luật thương mại trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để áp dụng và điều chỉnh rộng rãi các hoạt động Thương Mại.
Thứ hai là việc khắc phục khó khăn do những gói thầu tổng hợp nhiều công việc gây ra. Hiện nay, Chúng ta chưa có quy định pháp lý về quy trình đấu thầu tổng hợp. Vậy Nhà nước cần yêu cầu các cơ quan chuyên ngành nghiên cứu soạn thảo quy trình đấu thầu tổng hợp, đồng thời đưa ra các mẫu thầu cụ thể, chi tiết để cho các nhà đầu tư có thể tiến hành đấu thầu một cách nhanh chóng và dễ dàng. Các mẫu này dựa trên các mẫu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước lập ra đầy đủ các khoản mục và khi tiến hành các hành vi hoạt động đấu thầu, các chủ thể chỉ cần điền vào các mẫu đó.
Các cơ quan chức năng cần tiến hành nghiên cứu thực tiễn kết hợp với các cán bộ thực hiện trực tiếp hoạt động đấu thầu ở các doanh nghiệp để có thể tạo ra hệ thống các tài liệu mẫu đầy đủ, chính xác và chi tiết. Nếu có được tài liệu hệ thống này, bên mời thầu sẽ rút ngắn được thời gin chuẩn bị hồ sơ, thời gian xét thầu, các công đoạn khác, tiết kiệm được sức lực, chi phí để nghiên cứu soạn thảo hồ sơ mời thầu. Bên dự thầu cũng sẽ tiết kiệm được thời gian chi phí công sức trong việc lập hồ sơ dự thầu, làm các thủ tục tham gia đấu thầu. Về phía Nhà nước thì các cơ quan chức năng sẽ dễ dàng quản
lý kiểm tra, giám sát những hành vi trong hoạt động đấu thầu, hoạt động quản lý Nhà nước về đấu thầu sẽ đạt hiệu quả cao.
Thứ ba là khắc phục hiện tượng trốn tránh trách nhiệm và trách nhiệm bị phân tán. Sau khi Hội đồng xét thầu xong thì thường giải tán và do đó khó quy kết trách nhiệm cho các thành viên của Hội đồng đấu thầu. Nhà nước cần ban hành văn bản quy định cụ thể trách nhiệm pháp lý của các thành viên trong hoạt động xét thầu, quy định cụ thể các hành vi vi phạm chế độ đấu thầu và trách nhiệm pháp lý sẽ phải gánh chịu. Đối với bên tổ chức đấu thầu khi có lỗi làm thiệt hại đến các khỏan chi phí của các nhà thầu, pháp luật cần quy định rõ trách nhiệm vật chất đối với bên mời thầu, trách nhiệm hành chính và nghiêm trọng thì phải áp dụng trách nhiệm hình sự. Cần quản lý chặt chẽ các thủ tục xét thầu để tránh tình trạng thông đồng móc ngoặc, tiết lộ thông tin. Cần đưa ra quy định nếu một chủ thể nào vi phạm nghiêm trọng luật đấu thầu do lỗi cố ý thì sẽ bị cấm vĩnh viễn không được tham gia vào lĩnh vực đấu thầu.
Thứ tư cần khắc phục tồn tại về thời hạn của các bước trong hoạt động đấu thầu. Nhà nước cần quy định rõ ràng, cụ thể về thời hạn trong các giai đoạn của quá trình đấu thầu. Để tránh tình trạng kéo dài các khâu của quá trình đấu thầu nên quy định các mốc thời hạn cụ thể trong từng khâu, từng giai đoạn, tránh sự trì trệ tốn nhiều thời gian công sức và có thể đánh mất cơ hội của dự án đầu tư. Cần quy định trách nhiệm của các bên gây ra sự trì trệ trong việc thực hiện các bước của hoạt động đấu thầu và quy định trách nhiệm pháp lý mà bên gây ra trì trệ gánh chịu.
Khi quy định các mốc giới hạn cho từng khâu của quá trình đấu thầu, nên bên nào gây ra sự vi phạm làm chậm thời hạn đấu thầu thì có thể dễ dàng nhận thấy vi phạm thuộc về ai. Và khi đó sẽ có các hình thức trách nhiệm vật chất, hành chính và nếu cần có thể áp dụng cả trách nhiệm hình sự.
Việc nghiên cứu xem xét quy định mốc thời gian trong các gai đoạn đấu thầu phải đảm bảo được hiệu quả kinh tế và phải đamr bảo được yêu cầu
kỹ thuật. Mốc thời gian cần phải không quá ngắn, không quá dài mà phải phù hợp để các bên có đủ thời gian thực hiện được các công việc trong giai đoạn đấu thầu đó và và đạt được yêu cầu mong muốn.
3.2.2.Nhà nước cần có chế độ thanh quyết toán công trình nhanh chóng giúp doanh nghiệp thu hồi vốn sớm đảm bảo công bằng trong sản xuất kinh doanh.
Qua quá trình làm việc thực tập tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh và công tác đấu thầu ở Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 - Hà Nội trong thời gian qua em thấy: Tình trạng nợ nần vòng vèo trong ngành xây dựng cơ bản ở nước ta hiện nay rất phức tạp. Chủ đầu tư nợ tiền nhà thầu, nhà thầu nợ người cung cấp vật tư thiết bị, nhà cung cấp nợ các đơn vị sản xuất khác.
Từ thực tế đó đề nghị Nhà nước cần ban hành các chính sách tài chính hợp lý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả góp phần thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước được tốt hơn.
KẾT LUẬN
Đấu thầu trong xây dựng cơ bản là một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp xây dựng. Ở nước ta hiện nay hoạt động đấu thầu đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đấu thầu trong xây dựng cơ bản luôn được quan tâm, cải tiến để từng bước được hoàn thiện.
Hoạt động đấu thầu xây lắp có đặc thù của nó là tính cạnh tranh giữa các nhà thầu rất cao. Thực tế cho thấy để đứng vững và chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này, Công ty đã phải vận dụng hết tất cả các khả năng mình có, luôn nắm bắt những cơ hội của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian tới vấn đề nâng can khả năng cạnh tranh của Công ty trong tham gia đấu thầu xây lắp vẫn được lãnh đạo Công ty quan tâm thực hiện.
Trong khóa luận này đã thực hiện việc nghiên cứu tình hình hoạt động đấu thầu xây lắp của Công ty trong khoảng thời gian 3 năm gần đây, từ công tác chuẩn bị hồ sơ đấu thầu với các nội dung cụ thể của hồ sơ đến việc ký hợp đồng, thi công công trình, bàn giao... Từ thực tế hoạt động của Công ty, em đã phân tích khả năng cạnh tranh cuả Công ty trong đấu thầu với sự cạnh tranh của các nhân tố chủ yếu và phân tích để tìm ra hướng đi trong thời gian tới cho Công ty Trên cơ sở đó một số giải pháp và kiến nghị được đưa ra ở chương III với hy vọng sẽ giúp được Công ty nâng cao khả năng cạnh tranh của mình khi tham gia vào hoạt động đấu thầu.
Do chưa có điều kiện để đi sâu hơn nữa vào thực tế họat động của Công ty, thời gian nghiên cứu có hạn, số liệu thu thập được chưa đầy đủ như ý muốn cộng với sự hạn chế về khả năng và trình độ của bản thân nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Một số giải pháp đưa ra chưa thể phân tích, mới chỉ dừng lại ở tầm đưa ra chiến lược chứ không cụ thể được vì thiếu dữ liệu cần thiết. Vì vậy chuyên đề vẫn còn nhiều bỏ ngỏ như các chiến lược Marketing của Công ty, chiến lược liên minh,...
Nói tóm lại, qua quá trình thực tập ở Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 , em đã tìm hiểu thực trạng công tác đấu thầu xây dựng của Công ty. Với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả thắng thầu của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN ”, em đã trình bày phân tích và đánh giá những vấn đề chung về đấu thầu xây dựng, thực trạng của công tác đấu thầu, các thành tựu cũng như hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó ở Công ty. Từ việc phân tích này, qua thời gian học tập ở trường và tìm hiểu thực tế em cũng xin đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu ở Công ty. Các giải pháp này mặc dù có thể có nhiều thiếu sót nhưng hy vọng cũng đã đáp ứng được phần nào vấn đề nêu ra và mang tính thiết thực đối với tình hình hoạt động của Công ty hiện nay. Trong khi nghiên cứu và nêu vấn đề, do khuôn khổ của chuyên đề nên em chỉ viết được hết sức tóm tắt và còn nhiều vấn đề chưa được đề cập hết. Để hoàn thiện còn có nhiều điều cần chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy, các cô, các bác, các cô chú đang công tác và làm việc tại Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 và những người quan tâm đến hoạt động đấu thầu xây lắp.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, quá trình sửa, duyệt đề cương, hướng dẫn viết, sửa nội dung của cô giáo: T.S. Ngô Kim Thanh.và Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3.
Đã giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp đại học này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ qúy báu đó.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ NƠI SINH VIÊN THỰC TẬP: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Môc lôc
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG I...3
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI N C A CÔNG TY C Ể Ủ Ổ PH N XÂY D NG VÀ L P MÁY I N NẦ Ự Ắ Đ Ệ ƯỚC S 3.Ố ...3
1.Quá trình hình thành và phát triển...3
2.Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác đấu thầu của Công ty...3
2.1.Đặc điểm sản phẩm và thị trường của Công ty...3
2.2.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty.. .4
2.3.Đặc điểm về công nghệ thiết bị của Công ty. (Xem bảng 1)...6
2.4..Đặc điểm về lao động...7
2.5.Đặc điểm về nguyên vật liệu...10
2.6.Đặc điểm về tài chính. (xem bảng 4)...10
TÌNH HÌNH THAM GIA CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC SỐ 3 THỜI GIAN TỪ NĂM 2002 – 2005...14
2.2.Phân tích tình hình thực hiện công tác đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3...14
2.2.1.Thực trạng hoạt động đấu thầu xây dựng ở nước ta hiện nay...14
2.2.2.Các giai đoạn của một quá trình tham gia đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3...16
2.2.2.1.Theo nghị định số 88/1999/ NĐ_CP. Nội dung chuẩn bị hồ sơ dự thầu xây lắp gồm:...16
2.2.2.2.Lập phương án thi công cho gói thầu...17
2.2.2.3.Công tác xác định gía bỏ thầu...17
2.2.2.4.Hiệu chỉnh hồ sơ...24
2.2.2.5.Tham gia mở thầu...24
2.2.2.6.Ký và thực hiện hợp đồng sau khi có thông báo trúng thầu...25
2.2.3.Tình hình và kết quả đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 . ...25
2.3. Đánh giá công tác đấu thầu của Công ty...28
2.3.1. Thành tựu đạt được...28
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân thua thầu của Công ty...30
2.3.2.2. Nguyên nhân thua thầu của Công ty...31
2.2.4. Hồ sơ kinh nghiệm của Công ty ...36
2.2.5. Đánh giá về quá trình hoạt động đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3...36
2.2.5.1. Những thành tích Công ty đã đạt được chung cho cả nước...36
2.2.5.2.Những hạn chế trong công tác đấu thầu...37
2.2.5.3.Tính phù hợp, khả thi của phương án so với các nhà thầu khác...38
2.2.5.4. Các loại chi phí cho một gói thầu...38
2.3.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 ...39
2.3.1.Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng...39
2.3.2.Các nhà cung cấp đầu vào...40
2.3.3. Khách hàng...43
2.3.4.Sự cạnh tranh của các nhà thầu hiện tại...45
2.3.5.Năng lực bản thân của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3. ...47
2.4.1.Phân tích mặt mạnh, mặt yếu...48
2.4.1.1.Về thi công xây lắp...48
2.4.1.2.Về nhân sự...50
2.4.1.3.Về tài chính và kế toán...50
2.4.1.4.Về Marketing...51
2.4.1.5.Về tổ chức quản lý chung...52
2.4.2.Phân tích cơ hội, nguy cơ của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3. ...52
2.4.3.Những hạn chế về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 ...54
CHƯƠNG II...57
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG HIỆU QUẢTHẮNG THẦU CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ LMĐN SỐ 3 ...57
3.1.Các giải pháp từ phía Công ty...57
3.1.1. Hoàn thiện phương pháp lập giá dự toán thầu, xây dựng chính sách đặt giá cạnh tranh linh hoạt...57
3.1.2. Đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn và các kiến thức về đấu thầu, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ để nâng cao chất lượngcủa công tác
lập hồ sơ dự thầu, thực hiện kế hoạch hóa nguồn nhân lực...59
3.1.3.Nâng cao năng lực tài chính...59
3.1.4.Tăng cường công tác Marketing, sử dụng các chính sách Marketing để nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu...62
3.1.5.Nâng cao uy tín của Công ty đối với các chủ đầu tư , tạo mối quan hệ tốt với các chủ đầu tư, các ngân hàng, các nhà cung cấp, các cơ quan chính quyềnNhà nước, các địa phương...64
3.1.5.Tăng cường công tác quản lý chất lượng trong thi công công trình và nâng cao công tác quản lý...65
3.1.6.Tăng cường công tác thu thập thông tin về các gói thầu...66
3.1.7. Tăng cường liên danh trong đấu thầu...67
3.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước...68
3.2.1.Kiến nghị về pháp luật đấu thầu...68
3.2.2.Nhà nước cần có chế độ thanh quyết toán công trình nhanh chóng giúp doanh nghiệp thu hồi vốn sớm đảm bảo công bằng trong sản xuất kinh doanh...71