PHÂN VÙNG TRIỂN VỌNG 1 Cơ sở phân vùng triển vọng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn Quảng Nam (Trang 31 - 34)

1.3.1. Cơ sở phân vùng triển vọng

Để định hướng cho công tác thăm dò, đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc. Trên cơ sở các tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm đã xác lập, NCS đã chồng xếp các lớp thông tin trong GIS để phân vùng triển vọng.

1.3.1.1. Tiền đề

- Thạch địa tầng thuận lợi là trầm tích biến chất hệ tầng Núi Vú, phân

hệ tầng trên cụ thể là tập đá phiến thạch anh - biotit, phiến sét vôi bị bong lớp, dập vỡ, độ nứt nẻ lớn như là tầng chứa. Tập đá vôi, đá vôi bị hoa hoá có độ lỗ hổng nhỏ, độ nứt nẻ thấp không thuận lợi cho dung dịch tạo quặng di chuyển vào thường phân bố ở vách thân quặng, như là màn chắn.

- Magma phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn, đặc biệt là pha 2 có chứa các

nguyên tố vi lượng V, Ti, Co, Ni, Cu, Ag, Pb xuyên cắt đá biến chất hệ tầng Núi Vú, phân hệ tầng trên gây biến chất tiếp xúc, dung dịch nhiệt dịch chứa vàng từ khối xâm nhập đi vào và tích tụ lại trong các mặt tách lớp của tập đá phiến thạch anh - biotit, phiến sét vôi.

- Cấu trúc là các đới dăm kết trong các khe nứt mở liên quan đến đứt

gãy K7 phương đông bắc - tây nam, á kinh tuyến; ít hơn là phương tây bắc - đông nam. Các đứt gãy đóng vai trò là các kênh dẫn dung dịch quặng đi vào trong các mặt tách lớp (đóng vai trò chứa) phát triển trong các tập đá phiến thạch anh - biotit, đá phiến sét vôi. Trên cánh thoải của nếp lồi Sông Giang, nơi các tập đá bị uốn tạo ra các khe nứt tách dạng bong lớp, đây là điều kiện thuận lợi để dung dịch tạo quặng đi vào và trú ngụ lại.

1.3.1.2. Dấu hiệu tìm kiếm

- Các vết lộ quặng, các công trình khai thác thủ công, các đới biến đổi thạch anh hoá, dolomit hoá và calcit hoá (ít hơn là sericit, chlorit hoá) cũng có thể có chứa vàng.

- Vành phân tán địa hoá nguyên sinh của các nguyên tố đi cùng với Au (Cu, Pb, Zn và Ag), các đới tảng lăn có chứa khoáng vật sulfua.

- Dị thường từ, xạ, điện trường thiên nhiên có thể do các thân quặng thạch anh - sulfua - vàng gây ra.

- Dấu hiệu vành phân tán trọng sa của khoáng vật vàng tự sinh.

1.3.1.3. Nguyên tắc phân vùng triển vọng

Để phân vùng triển vọng, ngoài các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm trực tiếp nêu trên. NCS còn chú trọng đến tài liệu phân tích ảnh viễn thám. Với sự trợ giúp của hệ thông tin địa lý (GIS), cho phép khoanh định các khu có mức độ triển vọng vàng gốc khác nhau. Mỗi khu có các đặc điểm riêng và được tóm lược như sau:

- Khu rất triển vọng (A): có tiền đề địa chất thuận lợi, dấu hiệu trực tiếp là các vết lộ quặng, công trình khai thác thủ công, đã có công trình hào và khoan khống chế các thân quặng, đới quặng, lấy mẫu phân tích. Kết quả đã khoanh định được một số thân quặng có giá trị công nghiệp hoặc sơ bộ đã khoanh định được vị trí thân quặng.

- Khu triển vọng (B): là phần diện tích nằm kề cận diện tích (A), hoặc là phần diện tích có tiền đề địa chất thuận lợi, các vết lộ quặng, công trình khai thác thủ công, đã kiểm tra hào trên mặt, khoan một vài lỗ khoan, lấy mẫu phân tích kiểm tra. Kết quả đã khoanh định được các đới quặng có chứa vàng gốc.

- Khu vực chưa rõ triển vọng (C): có tiền đề địa chất tương đối thuận lợi, kết quả đo địa vật lý cho thấy dị thường từ, xạ, điện liên quan đến khoáng hoá sulfua có thể chứa quặng vàng gốc; các vành phân tán địa hoá vàng và các nguyên tố đi kèm, các đới biến đổi có biểu hiện vàng gốc.

1.3.2. Kết quả phân vùng triển vọng

Kết quả phân vùng triển vọng đã chia ra 4 khu rất có triển vọng, cấp (A); 3 khu có triển vọng, cấp (B) và 01 khu chưa rõ triển vọng, cấp (C) (hình 1.6). Cụ thể như sau:

- Diện tích rất triển vọng (A) bao gồm: khu Đăk Sa, với diện tích

khoảng 0,5km2; Bãi Chuối là 0,112km2; Trà Long - Suối Cây là 0,59km2; Bãi Gió là 0,13km2.

- Diện tích triển vọng (B) bao gồm: khu K7, diện tích 0,173km2; Bãi Bướm 0,28km2; Vàng Nhẹ 0,185km2.

- Diện tích chưa rõ triển vọng (C): khu Núi Vàng, diện tích 0,16km2.

Hình 1.6. Sơ đồ phân vùng triển vọng quặng vàng gốc vùng Phước Sơn,

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN, TRỮ LƯỢNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn Quảng Nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)