Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của các nhân tố tính cách thương hiệu đến lòng trung thành của khách hàng nghiên cứu trường hợp thị trường điện thoại di động Việt Nam.pdf (Trang 29 - 31)

- Đối tượng khảo sát là khách hàng đang sử dụng điện thoại di động tại Việt Nam.

Theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát.

Bên cạnh đó, để tiến hàng phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (1996) cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức:

n > = 8m + 50 Trong đó:

- n: cỡ mẫu

- m: số biến độc lập của mô hình

Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 250. - Chọn mẫu bằng phương pháp thuận tiện và đảm bảo tương đối việc xuất hiện các thương hiệu điện thoại di động đang chiếm thị phần lớn của thị trường Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bản câu hỏi. Tổ điều tra đến các tỉnh Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh, phát bản câu hỏi để khách hàng điền vào phiếu, sau 30 phút sẽ thu lại.

Cơ sở lý thuyết

(Thang đo tính cách thương hiệu, lòng trung thành, kết quả nghiên cứu của Kim & ctg (2001), …)

Bản phỏng vấn sơ bộ 1 Nghiên cứu định tính (Phỏng vấn sâu, n=20) Khảo sát thử (Để hiệu chỉnh bản phỏng vấn sơ bộ, n=140) Bản phỏng vấn sơ bộ 2 Bản phỏng vấn chính thức

Nghiên cứu định lượng (n=250): - Khảo sát 250 khách hàng - Mã hóa, nhập liệu

- Làm sạch dữ liệu - Thống kê mô tả - Cronbach’s Alpha

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) - Phân tích hồi quy

- Các phân tích khác

Viết báo cáo Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của các nhân tố tính cách thương hiệu đến lòng trung thành của khách hàng nghiên cứu trường hợp thị trường điện thoại di động Việt Nam.pdf (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)