Thực tiễn áp dụng UCP600 và ISBP681 trong việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ

Một phần của tài liệu phát huy tối đa nguồn lực con người tại ngân hàng Công Thương.DOC (Trang 31)

bộ chứng từ thanh toán tại một số ngân hàng thương mại

1. Khi ngân hàng thương mại là ngân hàng phát hành L/C:

Hiện nay thương mại quốc tế mở rộng theo cấp số nhân đã đòi hỏi sự tham gia của các ngân hàng vào thương mại quốc tế ngày càng nhiều hơn. Các ngân hàng đã đảm nhiệm một khâu vô cùng quan trọng trong việc xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đó là thanh toán quốc tế. Thực tế cho thấy kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân thanh toán quốc tế và khi thực hiên giao dịch với các đối tác nước ngoài thì có đến 70% các giao dịch được thực hiện qua phương thức tín dụng chứng từ. Vậy trong quy trình thanh toán bộ chứng từ hàng nhập (ngân hàng thương mại là ngân hàng phát hành) thì quy trình tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ đó được thực hiện như thế nào?

Quy trình thực hiện khi là ngân hàng phát hành L/C của mỗi ngân hàng thương mại khác nhau là khác nhau. Tuy nhiên quy trình ấy có một điểm chung là đều tuân thủ UCP 600 và ISBP 681.

Ta có thể tóm tắt bằng sơ đồ quy trình đó như sau:

Trách Nhiệm Tiến Trình Thực Hiện Thanh Toán Viên Thanh Toán Viên Kiểm Soát Viên Thanh Toán Viên Thanh Toán Viên Thanh Toán Viên Kiểm Soát Viên

Nguồn: Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam BIDV

Kiểm tra Thông báo bộ chứng từ về Từ chối bộ chứng từ kiểm tra Hoàn tất giao dịch Theo dõi, nhắc nhở TT khi KH không có tiền KH từ chối bộ chứng từ có bất đồng TT khi khách hàng có tiền Kiểm Tra N N Y

Bước 1: Kiểm Tra: Hầu hết các ngân hàng thương mại đều tiến hành kiểm tra chứng từ tuân thủ UCP 600 và ISBP 681.

♣ Về thời gian kiểm tra chứng từ:

Đối với các ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước:

Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV), Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (NHNo&PTNT) quy định thời gian kiểm tra chứng từ tuân thủ theo quy định của UCP600, đó là 5 ngày làm việc ngân hàng.

Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) chưa áp dụng bản tập quán mới nên vẫn quy định thời gian kiểm tra chứng từ là 7 ngày làm việc như quy định của UCP500.

- Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP):

Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank): thời gian kiểm tra BCT là 5 ngày làm việc ngân hàng.

Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank): 5 ngày làm việc ngân hàng.

Ngân Hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) quy định như sau: Habubank chịu trách nhiệm thanh toán đúng, đủ và kịp thời theo L/C đã mở khi các bên liên quan thực hiện đúng các quy định của L/C trong vòng 5 ngày làm việc sau khi nhận được BCT từ ngân hàng nước ngoài.

Ngân Hàng Dầu Khí Toàn Cầu (GPbank): 5 ngày làm việc ngân hàng.

♣ Về việc phân bố thời gian kiểm tra chứng từ:

Hầu hết các ngân hàng đều quy định thời gian kiểm tra BCT tuân thủ đúng Đ14 UCP600, đó là 5 ngày làm việc ngân hàng. Tuy nhiên khi áp dụng

cụ thể vào quy trình của mình thì ngân hàng đã phân bổ thời gian 5 ngày đó theo những cách thức khác nhau.

- Đối với các ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước:

Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV): Thanh toán viên (TTV) có tối đa là 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận để kiểm tra tính phù hợp của BCT theo L/C, phù hợp với các quy tắc thanh toán quy định trong UCP600 và ISBP681. Thời gian còn lại trình cấp thẩm quyền (kiểm soát viên) để tiến hành kiểm tra lại kết quả kiểm tra của TTV và quyết định tính phù hợp hoặc không phù hợp của bộ chứng từ (BCT).

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (NHNo & PTNT): 3 ngày làm việc.

Đối với các ngân hàng TMCP:

Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank: Thanh toán viên có tối đa 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận để kiểm tra tính phù hợp của BCT theo L/C, phù hợp với các quy tắc thanh toán quy định trong UCP600 và ISBP681.

Ngân Hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank): Quy định ngay sau khi nhận được BCT từ ngân hàng nước ngoài, Habubank sẽ tiến hành kiểm tra bộ chứng từ và thông báo tình trạng BCT cho khách hàng trong vòng 2 ngày làm việc và có thể trả BCT nhanh theo yêu cầu của khách hàng khi ngân hàng nhận được BCT từ ngân hàng nước ngoài.

Như vậy rõ ràng là với thời gian 5 ngày làm việc để kiểm tra chứng từ theo UCP600, các ngân hàng đã phân bố khoảng thời gian ấy tương đối hợp lý (thời gian 5 ngày ấy bằng thời gian dành cho thanh toán viên kiểm tra cộng với thời gian để kiểm soát viên, cấp có thẩm quyền kiểm tra lại). Nhờ quy

định một cách chặt chẽ, thời gian phân bổ hợp lý nên đã giúp cho các ngân hàng tránh được những sai sót từ việc kiểm tra BCT thanh toán.

♣ Quy định ngày nhận chứng từ:

Ta có thể thấy rằng một hạn chế của UCP600 đó là mặc dù UCP600 đã quy định thời gian kiểm tra chứng từ là 5 ngày làm việc ngân hàng, tuy nhiên lại không quy định rõ ràng về ngày nhận chứng từ. Thời hạn tối đa dành cho mỗi ngân hàng tiến hành kiểm tra BCT là 5 ngày làm việc ngân hàng, nhưng thời điểm bắt đầu tính từ khi nào? Để tránh trường hợp có sự hiểu lầm và tránh tranh chấp xảy ra liên quan đến thời gian kiểm tra bộ chứng từ, một số ngân hàng cũng đã có những quy định cụ thể về vấn đề này.

- Đối với ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước:

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã quy định: Ngày tiếp nhận chứng từ do cơ quan chuyển phát chứng từ gửi đến chi nhánh được coi là ngày nhận chứng từ.

- Đối với ngân hàng TMCP:

NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank quy định: Ngày tiếp nhận chứng từ do cơ quan chuyển phát chứng từ gửi đến chi nhánh được coi là ngày nhận chứng từ, trong trường hợp chứng từ được nhận từ hãng chuyển phát sau 14h30 hoặc vào ngày thứ 7 thì ngày nhận chứng từ được tính là ngày làm việc tiếp theo.

Bước 2: TTV kiểm tra bộ chứng từ so với L/C đã phát hành để xác định tình trạng bộ chứng từ. Việc kiểm tra chứng từ tuân thủ Đ16 UCP600. Thực tế sẽ xảy ra hai trường hợp đó là BCT hợp lệ và BCT không hợp lệ.

♣ Bộ chứng từ phù hợp:

Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV): Nếu BCT hợp lệ thì lập thông báo BCT về gửi khách hàng.

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (NHNo & PTNT): Trong trường hợp BCT phù hợp, lập thông báo BCT về theo mẫu của NHNo&PTNT gửi khách hàng.

Đối với ngân hàng TMCP: Cũng giống như các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, trong trường hợp BCT là phù hợp, ngân hàng sẽ lập thông báo BCT về gửi khách hàng.

Bộ chứng từ không phù hợp:

- Đối với ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước:

Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV): Nếu BCT có sai biệt thì lập điện từ chối BCT gửi ngân hàng đã gửi chứng từ và lập thông báo BCT có bất đồng gửi khách hàng.

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quy định như sau: khi BCT có sai sót, NHNo&PTNT gửi thông báo về BCT có sai sót đến khách hàng, nếu trong vòng 3 ngày làm việc mà khách hàng chưa chấp nhận sai sót thì NHNo&PTNT điện từ chối chứng từ.

- Đối với ngân hàng TMCP:

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Techcombank

quy định như sau: Đối với bộ chứng từ có sai biệt, điện thông báo về sự sai biệt phải được gửi tới ngân hàng đòi tiền/ ngân hàng đại lý của ngân hàng hưởng trong vòng 5 ngày làm việc kể từ sau ngày Techcombank nhận được BCT. Mọi thông báo gửi sau ngày này đều khiến cho Techcombank mất quyền từ chối bộ chứng từ có sai biệt (tuân thủ theo Đ16 UCP 600). Đồng thời Techcombank cũng gửi thông báo đến khách hàng về việc BCT có sai sót và xin chỉ dẫn của khách hàng.

Ngân Hàng TMCP Nhà Hà Nội Habubank: Trong trường hợp BCT có bất đồng trong vòng 2 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Habubank, khách hàng phải có chỉ thị về việc chấp nhận hay không chấp nhận bất đồng của BCT.

Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội (vcbhanoi): Nếu BCT có sai sót, ngân hàng sẽ thông báo sai sót bằng văn bản. Quý khách hàng phải xem xét sai sót đó và trả lời ngân hàng bằng văn bản trong vòng 2 ngày làm việc để ngân hàng có cơ sở trả lời ngân hàng nước ngoài

Ngân Hàng Phương Đông (OCB): Đối với BCT có sai sót, trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của OCB, khách hàng phải trả lời OCB bằng văn bản. OCB sẽ căn cứ vào công văn chấp nhận hay từ chối BCT của khách hàng để tiến hành thanh toán (đối với L/C trả ngay), cam kết thanh toán vào ngày đáo hạn (Đối với L/C trả chậm), hoặc gởi điện từ chối thanh toán đối với phía nước ngoài.

Ngân Hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GPbank): Khi BCT có sai biệt, GPbank sẽ giao chứng từ cho khách hàng khi khách hàng ký chấp nhận đồng ý bất hợp lệ.

Ta có thể thấy rằng theo quy định trong Điều 16b UCP600: khi một ngân hàng phát hành quyết định việc xuất trình là không phù hợp, thì nó có thể theo cách thức của riêng mình tiếp xúc với người yêu cầu xin bỏ qua sai biệt. UCP chỉ quy định điều đó không thể kéo dài quá thời hạn 5 ngày. Tuy nhiên, các ngân hàng khi ứng dụng UCP đã sửa đổi sao cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngân hàng mình: Techcombank 5 ngày, NHNo&PTNT 3 ngày, Habubank 2 ngày…

Hết thời hạn nêu trên, nếu nhận được thông báo chấp nhận bỏ qua sai biệt của khách hàng thì ngân hàng tiến hành thanh toán bình thường như trong

trường hợp chứng từ không có sai biệt và thu phí lỗi chứng từ theo quy định. Nếu không nhận được sự phản hồi từ phía khách hàng hoặc khách hàng từ chối thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần thì ngân hàng phải điện từ chối thanh toán và ghi rõ là chờ sự định đoạt của ngân hàng gửi chứng từ. Nếu trong thời gian chờ sự định đoạt của ngân hàng gửi chứng từ mà nhận được chỉ thị bỏ qua sai biệt của khách hàng thì ngân hàng phát hành tiến hành thanh toán bộ chứng từ.

Thực tế là các ngân hàng nước ngoài trước khi gửi BCT đòi tiền ngân hàng phát hành đã tiến hành kiểm tra BCT và khi phát hiện có sai sót trong BCT cũng đã phải điện thông báo cho NHPH và xin bỏ qua sai biệt. Vậy nếu BCT sau khi được chuyển đến cho NHPH mà phát hiện thêm những sai biệt mà ngân hàng đòi tiền chưa đề cập đến trong điện xin bỏ qua sai biệt thì NHPH có thanh toán BCT không? Về vấn đề này, UCP thực sự vẫn chưa giải quyết đươc. Tuy nhiên, một số ngân hàng thương mại cũng đã có những quy định cụ thể về vấn đề này.

Theo quy định của Techcombank: “Trường hợp Techcombank đã gửi điện chấp nhận sai sót được thông báo trước đó nhưng khi nhận được BCT và kiểm tra phát hiện thêm các lỗi sai sót khác ngoài các lỗi mà NH nước ngoài đề cập trong điện thì Techcombank vẫn có quyền từ chối thanh toán BCT khi khách hàng không chấp nhận thêm các lỗi sai sót mà Techcombank thông báo thêm sau này”.

NHNo&PTNT quy định như sau: khi nhận chứng từ kiểm tra nếu phát hiện thêm sai sót, TTV phải báo cáo phụ trách phòng và lãnh đạo chi nhánh để từ chối thanh toán và ghi rõ là chờ sự định đoạt của ngân hàng đòi tiền đồng thời thông báo để khách hàng cho ý kiến.

Vậy rõ ràng là khi áp dụng UCP 600 một số ngân hàng đã biết triển khai những quy định trên thành những quy tắc và cẩm nang riêng cho doanh nghiệp mình. Từ đó đã nâng cao được sức cạnh tranh và tránh được những tranh chấp liên quan đến việc kiểm tra BCT thanh toán.

Bước 3: KSV kiểm tra lại kết quả kiểm tra chứng từ của TTV đồng thời kiểm tra hồ sơ và dữ liệu mà TTV đã nhập.

KSV phê duyệt giao dịch nếu chấp nhận kết quả kiểm tra chứng từ và dữ liệu mà TTV đã nhập.

KSV từ chối giao dịch nếu không chấp nhận kết quả kiểm tra chứng từ và/ hoặc dữ liệu mà TTV đã nhập. KSV cần ghi lý do từ chối, gạch chéo và huỷ bản nháp mà TTV đã in (nếu có) và chuyển hồ sơ lại cho TTV để bổ sung, chỉnh sửa.

Bước 4: TTV fax thông báo BCT về tới khách hàng.

Bước 5: TTV nhắc nhở khách hàng chuẩn bị tiền để thanh toán BCT phù hợp

Trong thực tế thường xảy ra 2 tình huống: đó là khách hàng có đủ tiền thanh toán và khách hàng không có đủ tiền thanh toán. Trong trường hợp khách hàng không có đủ tiền thanh toán thì ngân hàng sẽ thực hiện việc cho vay, ghi nợ tài khoản của khách hàng. Việc này hầu hết chỉ xảy ra đối với những khách hàng quen thuộc của ngân hàng. Vì trong trường hợp nếu khách hàng không phải là bạn hàng quen thuộc thì đại đa số các ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng ký quỹ 100% và như vậy sẽ hiếm khi xảy ra trường hợp khách hàng không đủ tiền thanh toán BCT.

2. Khi ngân hàng thương mại là ngân hàng thông báo

Như đã đề cập ở trên, trong quy trình thanh toán quốc tế thường có sự tham gia của ít nhất một ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng thông báo thư tín dụng (hay nói cách khác đó là ngân hàng của người hưởng lợi, ngân hàng tại nước người xuất khẩu). Vậy khi đóng vai trò là ngân hàng thông báo L/C, một số ngân hàng tuân thủ UCP 600 và ISBP 681 như thế nào trong quy trình nghiệp vụ của mình?

Quy trình thông báo thư tín dụng hàng xuất được thể hiện như sau:

(1 ) Kiểm tra và thông báo L/C: Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều quy định rằng việc kiểm tra và thông báo L/C phải tuân thủ UCP 600 và ISBP 681. Tuy nhiên chỉ có một số ngân hàng đã nêu và quy định rõ việc kiểm tra như thế nào trong quy trình nghiệp vụ của mình.

♣ Đối với các ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước

Theo quy định của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Việt Nam (NHNo&PTNT), Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV)

thì khi nhận được L/C và thông báo L/C (tu chỉnh L/C), thanh toán viên có trách nhiệm như sau:

- Kiểm tra L/C phải đúng mẫu Swift (nếu gửi bằng Swift), có xác nhận mã khoá đúng (nếu mở bằng Telex).

- L/C phải có dẫn chiếu UCP 600

- Kiểm tra tên, địa chỉ người hưởng lợi, các chỉ dẫn của ngân hàng phát hành về việc thông báo L/C (thông báo trực tiếp hay qua ngân hàng thứ hai...), loại L/C để lựa chọn hình thức thông báo cho phù hợp.

♣ Đối với các ngân hàng TMCP:

Ngân Hàng Đông Nam Á (Seabank): Khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C từ phía NHPH, Seabank sẽ gửi thông báo theo mẫu của Seabank trong vòng 1 ngày. Khách hàng sẽ được Seabank lưu ý về những điểm quan trọng hoặc những điểm có thể xảy ra sai sót khi lập bộ chứng từ xuất trình trên thông báo của Seabank. Seabank sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng khi lập BCT.

Ngân Hàng TMCP Hàng Hải (Maritime bank): Ngân Hàng Hàng Hải tiếp nhận và thông báo nguyên bản L/C do ngân hàng nước ngoài phát hành cho khách hàng bằng văn bản sau khi kiểm tra tính chân thực của L/C.

Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank): Nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C từ phía ngân hàng nước ngoài, Vietcombank kiểm tra tính

Một phần của tài liệu phát huy tối đa nguồn lực con người tại ngân hàng Công Thương.DOC (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w