Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới:

Một phần của tài liệu Marketing trong doanh nghiệp xây dựng.pdf (Trang 63 - 65)

I. Chính sách sản phẩm:

4. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới:

Mỗi sản phẩm hầu như đều có 1 chu kỳ sống, đôi khi do những nguyên nhân khách quan mà sản phẩm đó không được thị trường chấp nhận (như yếu tố khoa học, công nghệ, tâm lý...). Do đó bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải tìm kiếm sản phẩm mới. Một sản phẩm mới được xem xét ở 3 chỉ tiêu:

- Sản phẩm mới về nguyên tắc: sản phẩm được sản xuất đầu tiên ở doanh nghiệp và so với những sản phẩm đã được sản xuất thì cho đến lúc xâm nhập thị trường chưa có sản phẩm tương tự như nó.

- Sản phẩm mới về nguyên mẫu: sản phẩm mới được dập theo mẫu thiết kế của những hãng nước ngoài hay của doanh nghiệp bạn.

- Sản phẩm cải tiến là những sản phẩm được phát triển trên cơ sở những sản phẩm trước đây, những tham số của chúng được cải tiến hay nâng cao.

Nhưng khái niệm sản phẩm mới chỉ có tính tương đối. Một sản phẩm được gọi là mới nếu so với những sản phẩm được sản xuất trong nước hay cho sản phẩm trên thế giới hay trên 1 thị trường khác.

Sản phẩm mới không thể giới hạn trong việc thoả mãn nhu cầu hiện tại mà cần thiết phải hướng tới những nhu cầu tương lai bằng cách hoàn thành trước thời hạn việc chế tạo sản phẩm mới để hướng dẫn cơ cấu sản phẩm, đồng thời để khám phá tìm kiếm những nhu cầu mới.

Quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới gồm 5 giai đoạn được biểu diễn theo sơđồ sau.

Nghiên cứu ý đồ phát triển sản phẩm mới

Nguồn thông tin bên trong

Nguồn thông tin bên ngoài

Chọn lọc các ý đồ Phát triển sản phẩm mới

Lựa chọn nhãn hiệu bao gói...

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu ý đồ phát triển sản phẩm mới. Đây là giai đoạn hình thành ý định sản phẩm xuất phát từ những nguồn thông tin bên tròn và nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Nguồn thông tin bên ngoài là những mong muốn của người tiêu dùng về sản phẩm mới chất lượng cao hơn, sử dụng thuận tiện hơn, đẹp hơn, sự cạnh tranh trên thị trường, thông tin báo chí... Nguồn thông tin bên trong doanh nghiệp là những thông tin từ bôh phận Marketing của doanh nghiệp, những thông tin về năng lực của doanh nghiệp về kỹ thuật, tài chính, con người...

- Giai đoạn 2: Chọn lọc ý đồ. Sau khi hình thành ý định sản phẩm mới thì chọn lọc ý đồ đểđánh giá tinh thần của ý đồ sản phẩm mới, so sánh các ý đồ với nhau để tìm ra ý đồ có lợi nhất đối với doanh nghiệp.

- Giai đoạn 3: Phát triển sản phẩm mới, thiết kế và chế thử sản phẩm. Ở giai đoạn này cần chú ý: sản phẩm không những phải đảm bảo đặc trưng kỹ thuật như hình dáng, độ bền, kích thước,... mà còn phải đảm bảo các đặc trưng kinh tế như chi phí sản xuất, thời gian thiết kế và chế thử sản phẩm.

- Giai đoạn 4: Lựa chọn nhãn hiệu, bao bì, xác định giá bán, thử nghiệm trên thị trường. Việc lựa chọn nhãn hiệu, bao bì, xác định giá bán cũng ảnh hưởng đến quyết định sự thành công của sản phẩm nên phải phù hợp để đảm bảo việc tung sản phẩm mới ra thị trường có hiệu quả.

- Giai đoạn 5: Đưa sản phẩm mới ra thị trường. Khi đưa sản phẩm mới ra thị trường thì cần xác địnhthời điểm, phương pháp, kênh phân phối, đoạn thị trường nào để sản phẩm mới đó được thị trường chấp nhận để tiến hành sản xuất tiếp. Nếu không thì việc đưa sản phẩm mới ra thị trường sẽ gặp thất bại.

Khi tiến hành nghiên cứu phát triển sản phẩm mới thì cũng cần chú ý đến chi phí phát triển sản phẩm mới. Do sản phẩm mới tung ra thị trường chưa chắc đã thuận lợi, có thể mang tính mạo hiểm rất cao nên cần lập ra 1 ngân sách phát triển sản phẩm mới. Việc lập ra 1 ngân sách này sẽ là một nhân tố giúp cho việc thực hiện kế hoạch phát triển sản phẩm mới thành công. Ngân sách phát triển sản phẩm mới sẽ được huy động từ quỹ đầu tư và phát triển, trích từ nguồn lợi nhuận sau thuế, nguồn liên doanh liên kết. Song cũng cần chú ý rằng việc phát triển mới không được lấn át quá các hoạt động bình thường của doanh nghiệp để tránh tình trạng doanh nghiệp lâm vào khủng hoảng.

Trong xây dựng, chính sách sản phẩm đóng vai trò chủ yếu vì tầm quan trọng của các đặc tính kỹ thuật và hiệu năng của sản phẩm xây dựng đối với người mua, sự thay đổi hình dáng kiến trúc, yêu cầu sử dụng của công trình là do bên A kí kết hợp đồng với bên thiết kế. Vấn đề quan trọng là kỹ thuật, công nghệ xây dựng để đảm bảo chất lượng công trình theo như thiết kế. Các doanh nghiệp xây dựng luôn cần quan tâm tới sự phát triển của khoa học công nghệ, vận dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất để có thểđạt được nhu cầu của chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu Marketing trong doanh nghiệp xây dựng.pdf (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)