TRÌNH HÀNG KHÔNG ACC
2.1 Giới thiệu chung về công ty ACC
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty ACC là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập – thuộc loại hình doanh nghiệp kinh tế quốc phòng. Công ty được thành lập ngày 06/11/1990 theo quyết định số 296/QĐ-QP của thượng tướng Đào Đình Luyện, thứ trưởng bộ quốc phòng. Địa chỉ hiện nay của công ty là : 178 Trường Chinh, quận Đống Đa – Hà Nội.
Tháng 10/1992, xí nghiệp khảo sát thiết kế và xây dựng công trình hàng không được tách thành hai đơn vị là công ty xây dựng công trình hàng không - ACC và công ty thiết kế tư vấn xây dựng công trình hàng không – ADCC nhằm thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành. Do đó, ngày 27/07/1993, Bộ Quốc Phòng ra quyết định số 359/QĐ-QP thành lập lại công ty xây dựng công trình hàng không.
Tháng 5/1996, công ty xây dựng công trình hàng không-ACC sát nhập vào tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam và trở thành doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty.
Ngày 09/09/2003 Bộ trưởng Bộ Quôc phòng ra quyết định số 116/2003/QĐ-BQP tách công ty ACC khỏi tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam và sát nhập công ty 244 và công ty xi măng phòng không vào công ty ACC.
Hiện nay công ty có 3 chi nhánh ở Tp Hồ Chí Minh, Tp Đà Nẵng và Tp Nha Trang cùng với các đơn vị trực thuộc là:
- Xí nghiệp xây dựng 244 - Xí nghiệp xây dựng 245 - Xí nghiệp công trình 23 - Xí nghiệp công trình 24 - Xí nghiệp công trình 25 - Xí nghiệp thi công cơ giới
- Xí nghiệp đầu tư và phát triển nhà - Trung tâm kiểm định chất lượng - Trung tâm tư vấn, khảo sát, thiết kế và kiến trúc – thành phố Hà Nội.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Công ty ACC được xây dựng theo mô hình trực tuyến – chức năng. Theo mô hình này, giám đốc công ty được 5 phó giám đốc tham mưu về chức năng trước khi ra quyết định. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi mặt và toàn quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến nội bộ công ty. Các phó giám đốc có trách nhiệm trước giám đốc về các công việc mà giám đốc giao và ủy quyền. dưới phó giám đốc có các phòng, ban với những chức năng và nhiệm vụ cụ thể cùng giúp các phó giám đốc nắm bắt được thông tin trong khu vực mình phụ trách một cách nhanh gọn, kịp thời và chính xác. Đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ, những người này chịu trách nhiệm mọi mặt về hoạt động, công tác của đơn vị mình.
Tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng giúp chia sẻ, gánh vác với giám đốc, phát huy năng lực của các bộ phận, công việc phân chia rõ ràng. Tuy nhiên, cũng do mô hình quản lý này nên thông tin phải qua nhiều cấp, dẫn tới sự sai sót, chậm chạp.