Nhóm chỉ tiêu thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre.pdf (Trang 56 - 60)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.4.1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty luôn tồn tại những khoản phải thu, phải trả, tình hình thanh toán các khoản này phụ thuộc vào phương thức áp dụng, sự thỏa thuận giữa các đơn vị kinh tế… tình hình thanh toán ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng là thể hiện trình độ nghệ thuật kinh doanh của đơn vị và tính chấp hành kỷ luật tài chính, tín dụng của nhà nước. Vì vậy, cần phải phân tích tình hình thanh toán để thấy rõ hơn về hoạt động của đơn vị. Đặc biệt cần chú ý xem xét mối quan hệ giữa các khoản phải thu và khoản phải trả, nếu phải thu lớn hơn phải trả thì đơn vị đang bị chiếm dụng vốn bởi các đối tượng khác và ngược lại. Bên cạnh đó cũng tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán nhằm giúp công ty chủ động về vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi.

Bảng 10: CÁC CHỈ TIÊU CHI PHÍ

ĐVT: 1000 đồng

CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch 2007 so 2006 2008 so 2007 Số tiền tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Giá vốn hàng bán 222.003.330 243.335.996 260.399.562 21.332.666 9,61 17.063.566 7,01 2. Chi phí tài chính 7.038.772 9.021.456 21.889.609 1.982.684 28,17 12.868.153 142,64 Trong đó chi phí lãi vay 6.125.340 8.869.575 12.155.203 2.744.235 44,80 3.285.628 37,04 3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 19.535.356 8.553.186 8.164.371 -10.982.170 -56,22 -388.815 -4,55 4. Doanh thu thuần 254.739.949 295.776.534 329.113.707 41.036.585 16,11 33.337.173 11,27

Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu (%) 87,15 82,27 79,12 - -4,88 - -3,15

Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu (%) 2,76 3,05 6,65 - 0,29 - 3,60

Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu (%) 7,67 2,89 2,48 - -4,78 - -0,41

4.4.1.1 Hệ số khái quát

Để có thể hiểu rõ hơn tình hình thanh toán, cần phải so sánh giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả biến động qua các năm như thế nào thông qua hệ số khái quát, từ đó đưa ra những nhận xét chính xác hơn về tình hình con nợ phải thu, phải trả của công ty.

Bảng 11: HỆ SỐ KHÁI QUÁT QUA 3 NĂM

ĐVT: 1000 đồng

(Nguồn: phòng kế toán)

Giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả của công ty luôn có sự chênh lệch rất lớn. Hệ số khái quát ở mức tương đối tốt cho thấy công ty không bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn và ngược lại công ty cũng không chiếm dụng vốn của khách hàng. Năm 2007 là năm kinh doanh có hiệu quả nhất của công ty nên phần nợ phải trả của công ty giảm, đồng thời khoản phải thu cũng tăng do khoản trả trước người bán tăng cao, do đó hệ số khát quát năm 2007 là cao nhất trong 3 năm. Hệ số khái quát năm 2006 là 45,8%, năm 2007 là 61,6% tăng 15,8% so với năm 2006. Đến năm 2008 hệ số khái quát của công ty là nhỏ nhất trong 3 năm do khoản phải trả tăng trong khi khoản phải thu thì lại giảm cho thấy công ty đang chiếm dụng vốn của khách hàng và các đối tượng khác là rất cao.

4.4.1.2. Vốn luân chuyển

Vốn luân chuyển là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn so với nợ phải trả. Vốn luân chuyển càng lớn thể hiện khả năng chi trả của công ty càng cao đối với nợ ngắn hạn chưa đến hạn trả.

Thông qua phân tích số liệu bảng 12 ta thấy vốn luân chuyển của công ty qua 3 năm có sự tăng giảm không ổn định cho thấy khả năng chi trả của công ty cũng biến động qua các năm. Năm 2007 vốn luân chuyển tăng 34.020.237 ngàn Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch 2007 so 2006 2008 so 2007 Tổng nợ phải thu 53.553.304 62.315.360 46.281.166 8.762.056 -16.034.194 Tổng nợ phải trả 116.978.629 101.232.798 137.329.293 -15.745.831 36.096.495 Hệ số khái quát (%) 45,8 61,6 33,7 15,8 -27,9

đồng do tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng cao hơn nợ phải trả cho thấy khả năng chi trả của công ty trong năm này rất cao. Đến năm 2008 vốn luân chuyển giảm 10.995.129 ngàn đồng so với năm 2007 vì trong năm 2008 khoản phải trả người bán của công ty tăng lên quá cao nên kéo theo nợ phải trả của công ty cũng tăng cao, chứng tỏ trong năm 2008 khả năng chi trả của công ty là chưa tốt.

4.4.1.3. Khả năng thanh toán vốn lưu động

Qua bảng 11 ta thấy khả năng thanh toán vốn lưu động của công ty là rất thấp. Kinh nghiệm thực tế đã chứng minh nếu khả năng thanh toán của vốn lưu động <0,1 khi đó doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn. Với tình hình thanh toán như trên đòi hỏi công ty phải thực sự sáng suốt và bản lĩnh trong khâu xử lý nợ khi đến hạn thanh toán bởi vì hầu hết tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đều tồn tại dưới hàng hóa và các khoản phải thu nên khi khách hàng đặc biệt là những khách hàng có công nợ lớn không kịp thời chi trả các khoản nợ thì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ vỡ nợ.

Tuy nhiên, nhìn lại bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán của công ty đang có xu hướng tăng lên trong năm 2008. Năm 2006, 2007 khả năng thanh toán vốn lưu động của công ty chỉ có 0,02 lần, nhưng đến năm 2008 khả năng thanh toán vốn lưu động của công ty tăng lên 0,05 lần, tuy mức tăng này không đáng kể nhưng đã cho thấy công ty đã quan tâm đến khả năng thanh toán của mình và khả năng bị vỡ nợ của công ty đã bị đẩy lùi.

4.4.1.4. Khả năng thanh toán hiện hành

Nếu như hệ số thanh toán vốn lưu động cho chúng ta thấy được khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh hay chậm của tài sản lưu động thì hệ số thanh toán hiện hành (hệ số thanh toán nợ ngắn hạn) cho biết mức đáp ứng nhu cầu chi trả các khoản nợ ngắn hạn của tài sản lưu động. Thông qua bảng 11 ta thấy hệ số thanh toán hiện hành của công ty qua 3 năm đều lớn hớn 1, chứng tỏ công ty hoàn toàn đáp ứng tốt việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2006 hệ số hiện hành là 1,10 lần, năm 2007 là 1,48 lần tăng 0,37 lần so với năm 2006, là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty tăng lên 25.808.474 ngàn đồng và nợ ngắn hạn giảm 8.211.763 ngàn đồng . Nhưng đến năm 2008 hệ số này chỉ còn 1,25 lần giảm 0,23 lần so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008

tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty 29.161.197 ngàn đồng so với năm 2007, trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng một lượng lớn hơn 40.156.326 ngàn đồng nên làm cho hệ số thanh toán hệ hành giảm. Mặc dù có sự tăng giảm không ổn định nhưng nhìn chung hệ số thanh toán hiện hành của công ty vẫn ở mức lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

4.4.1.5. Khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một chỉ tiêu đo lường khả năng chi trả nhanh các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động. Tình hình thanh toán nhanh của công ty có nhiều biến động cụ thể. Năm 2006 hệ số thanh toán nhanh là 0,58 lần, năm 2007 là 0,73 lần tăng 0,15 lần so với năm 2006 là do tiền & ĐTCKNH tăng trong khi đó nợ phải trả lại giảm. Đến năm 2008 hệ số thanh toán nhanh là 0,47 lần giảm 0,29 lần so với năm 2007 là so nợ ngắn hạn tăng cao. Hệ số thanh toán nhanh của công ty vẫn còn rất thấp do lượng hàng tồn kho quá lớn, do đó công ty xem xét chính sách tồn kho của công ty để tránh trình trạng khó khăn về tài chính.

4.4.1.6. Khả năng thanh toán vốn bằng tiền

Khả năng thanh toán vốn bằng tiền là chỉ tiêu cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu chi trả bằng tiền đối với các món nợ ngắn hạn của công ty. Hệ số thanh toán vốn bằng tiền của công ty vẫn còn ở mức thấp nhưng có sự gia tăng qua các năm. Năm 2006 hệ số thanh toán vốn bằng tiền là 0,02 lần, năm 2007 là 0,03 lần tăng 0,01 lần so với năm 2006, năm 2008 là 0,06 lần tăng 0,03 lần so với 2007. Mặc dù có sự cải thiệt nhưng hệ số thanh toán vốn bằng tiền của công ty vẫn còn thấp cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán vốn bằng tiền. Nhưng có lẽ đây là một chiến lược trong vấn đề tài chính của công ty, cho thấy công ty biết điều chỉnh sao cho hợp lý để đưa những đồng tiền mặt đi vào hoạt động nhằm tăng vòng quay của vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre.pdf (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)