Những biện pháp hỗ trợ của Nhà Nước

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ.pdf (Trang 87)

5.2.2.1. Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến

Hiện nay, ở Vĩnh Long sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch được nông dân bán ngay hoặc chỉ qua sơ chế thủ công rồi bán nên chất lượng và giá bán sản phẩm không cao do đó thu nhập thấp. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ bằng cách thành lập các xí nghiệp xay xát, chế biến nông sản nhằm làm tăng giá trị sử dụng cũng như chất lượng của nông sản và hạn chế tình trạng ứ đọng nông sản trong mùa thu hoạch.

5.2.2.2. Chính sách giá cả

Khi đến mùa thu hoạch do sản phẩm nhiều nên ảnh hưởng đến thị trường, giá cả nông sản giảm, do đó dù trúng mùa nhưng vì giá rẻ thì nông dân vẫn không có lời. Khi vào vụ mới thì nhu cầu phân bón, thuốc trừ sâu là rất lớn làm giá cả tăng vọt nên chí phí đầu tư cao làm giảm thu nhập của bà con. Thế nên, Nhà nước cần hỗ trợ cho nông dân bằng cách lập một số n ơi tập trung thu mua và dự trữ nông phẩm trong mùa thu hoạch, dự trữ và cung ứng kịp thời phân bón,

thức ăn gia súc,… tránh trường hợp giá cả biến động. Làm được điều này sẽ giúp nông dân yên tâm sản xuất tạo ra nhiều nông sản phục vụ nhu cầu của địa phương và những vùng khác.

5.2.2.3. Làm tốt công tác thủy lợi, đê bao ngăn lũ

Thủy lợi có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc phát triển nông nghiệp nước ta. Từ xưa, cha ông ta có câu “nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống” do đó công tác thủy lợi cần được chính quyền địa phương quan tâm. Chủ động được nước bảo đảm cho việc phát triển nhanh, vững chắc của nông nghiệp. Vì vậy, để việc sản xuất của người nông dân có hiệu quả thì cần làm tốt công tác thủy lợi có nước tưới tiêu cho vườn rau, luống khoai,…cũng như việc đắp đê ngăn nước lũ tràn về tàn phá cây trồng.

5.2.2.4. Những biện pháp khác

Không thể phát triển nông thôn mà không cần đội ngũ trí thức. Vì thế, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, đào tạo đội ngũ kỹ sư nông nghiệp giỏi, có tinh thần trách nhiệm hướng dẫn bà con tận tình. Khi người nông dân được nâng cao trình độ họ sẽ hiểu được tầm quan trọng của đồng vốn vay và tìm cách nhân rộng đồng vốn đó. Họ sẽ dễ dàng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và vận dụng vào sản xuất tạo ra sản phẩm có năng suất và chất lượng cao tăng thu nhập cho gia đình. Một điều hết sức quan trọng là cần phải cấp giấy sử dụng cho tất cả các loại đất (sổ bìa đỏ) để khách hàng có thể thế chấp vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho bản thân, cho xã hội.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận

Trong những năm qua, chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đạt được những thành tựu to lớn, biến nước ta từ nước nông nghiệp lạc hậu, thiếu lương thực trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Điều này khẳng định hướng đi hoàn toàn đúng đắn trong việc chọn nông nghiệp là mặt trận hàng đầu để công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Cùng với việc thực hiện tốt chủ trương, chính sách đó người dân Vĩnh Long đã vượt qua những khó khăn, thử thách giành được nhiều thắng lợi về mọi mặt. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đã có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, số hộ đói không còn, số hộ nghèo ngày càng giảm, hộ làm ăn khá giả ngày một tăng trong đó có sự đóng góp tích cực, hiệu quả của chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò cùa ngân hàng Nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Là một đơn vị kinh doanh tiền tệ nhưng chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ luôn xác định đúng đối tượng để phục vụ, hướng về nông nghiệp và nông thôn rộng lớn mà khách hàng đông đảo là các hộ nông dân. Ngân hàng không ngừng hỗ trợ vốn để đáp ứng thiếu hụt về vốn trong sản xuất – kinh doanh mà còn đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, ngân hàng còn đầu tư cho vay với dự án phát triển sản xuất sau thu hoạch, cho nông dân vay để xây mới và sửa chữa nhà, nước sạch sinh hoạt,…nhằm nâng cao điều kiện sống. Nhờ vào vốn của ngân hàng, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất: nhiều giống cây trồng mới, các tiến bộ công nghệ trồng trọt, chăn nuôi được sử dụng để đưa sản lượng hàng hóa ngày càng tăng góp phần nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi cũng như gia tăng thu nhập cho người nông dân.

Chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ là chỗ dựa, là người bạn thân thiết của hộ nông dân trong khu vực, bởi nó hợp lòng dân, hơn nữa góp phần không

nhỏ vào việc chống tình trạng cho vay nặng lãi, giúp nông dân yên tâm phát triển sản xuất và sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả.

Trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Long Hồ đang đi theo chiều hướng tốt. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn có lãi. Nguồn thu nhập chính của ngân hàng vẫn từ hoạt động tín dụng, trong đó tín dụng hộ sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất. Với ưu điểm là thời gian thu hồi vốn nhanh, phân tán rủi ro và nhu cầu xã hội tăng cao nên tín dụng hộ sản xuất sẽ được mở rộng trong thời gian tới. Đây là loại hình tín dụng đặc trưng ở ngân hàng, đang được triển khai khá hiệu quả và được sự đồng tình ủng hộ của khách hàng, mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng.

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn như hiện nay, NHNo & PTNT Huyện Long Hồ cần phải có chiến lược kinh doanh thích hợp trong từng giai đoạn nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế thấp nhất rủi ro.

6.2. Kiến nghị

Trong thực tế vấn đề không đơn giản chút nào, nếu chỉ đầu tư vốn không thôi thì chưa đủ điều kiện quyết định sự thành công của hộ sản xuất nông nghiệp vì trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có nhiều đặc điểm khác với các lĩnh vực khác, sản xuất tiêu thụ không ổn định, hơn nữa trong sản xuất thường xuyên gặp nhiều rủi ro khách quan khó có thể dự đoán chính xác và lường trước hết hậu quả. Chính vì vậy, ngoài sự góp vốn từ phía Ngân hàng cần có sự hỗ trợ tích cực, đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của các cấp chính quyền địa phương, Ngân hàng cấp trên, để góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất của hộ sản xuất nông nghiệp cũng như hoạt động tín dụng của Ngân hàng thuận lợi và ngày càng hiệu quả hơn, sau đây là một số kiến nghị:

6.2.1 Đối với NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long

Hiện nay, khu vực Long Hồ rất sôi động cạnh tranh quyết liệt v à ngày càng gay gắt, các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh từ lâu đã hướng mạnh về thị trường Long Hồ. Cho nên sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh là rất cần thiết:

 Quan tâm và tạo điều kiện trong việc đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên cấp dưới để hoạt động của các NH cấp dưới ngày càng hiệu quả hơn.

 Lựa chọn và vận dụng công nghệ thông tin ngân hàng hiện đại, đủ sức tiếp cận với thực tế và trong tương lai phát triển của khoa học, công nghệ mới, trang bị bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ cho NHNo & PTNT huyện Long Hồ, bảo đảm đầy đủ điều kiện để các giao dịch thuận lợi, chính xác.

 Duy trì phát động phong trào thi đua hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, kịp thời khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích tốt điển hình. 6.2.2 Đối với NHNo & PTNT huyện Long Hồ

Qua thời gian thực tập và tiếp xúc thực tế tại chi nhánh NHNo&PTNT Long Hồ, em nhận thấy hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng hộ nông dân của ngân hàng nói riêng thật sự có hiệu quả. Tuy nhiên, để hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng nâng cao và có hiệu quả hơn, em xin đề xuất một số ý kiến sau:

- Ngân hàng kết hợp với công ty bảo hiểm: Ngân hàng cho vay vốn kết hợp với hình thức bảo hiểm cây trồng, vật nuôi cho khách hàng, giới thiệu cho mọi người biết để mua bảo hiểm. Điều này giúp cho người dân đỡ bị thiệt hại, đồng thời giúp Ngân hàng thu được nợ đúng hạn.

- Kết hợp với các Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Trạm bảo vệ thực vật đưa ra những giải pháp phòng ngừa sâu bệnh, hướng dẫn nông dân những phương án sản xuất, canh tác mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Củng cố và tăng cường mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Cần tranh thủ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, hội nông dân, các tổ chức, ban ngành đoàn thể huyện, xã trong khâu chọn lọc khách hàng, xét duyệt và thu hồi nợ để hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả hơn. Thực hiện đầu tư gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ.

6.2.3. Đối với địa phương

- Đối với Chính phủ và các Bộ: cần sớm ban hành các văn bản pháp luật cho phép tổ chức tín dụng được toàn quyền xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn

và có những biện pháp hỗ trợ công tác này được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng đảm bảo nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng.

- Một trong những nhân tố quan trọng giúp cho hoạt động tín dụng có hiệu quả đó là việc hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương. Vì vậy, chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, xem xét và quản lý chặt chẽ hơn khi xác nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để khách hàng thế chấp xin vay vốn của Ngân hàng người dân có điều kiện tiếp cận đồng vốn vay ngân hàng, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, cũng như giúp đỡ ngân hàng trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ và phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi các khoản nợ quá hạn.

- Thực hiện chính sách ưu đãi trong phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

- Quan tâm, đầu tư ngân sách cho việc xây dựng hệ thống thủy lợi, đê bao ngăn lũ bảo vệ mùa thu hoạch cho hộ nông dân.

- Cần có quy hoạch tổng thể trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vật nuôi, cây trồng hợp lý, phù hợp với thực tế của địa phương và nhu cầu của xã hội. Tăng cường công tác thông tin thị trường, đồng thời cần có chương trình khuyến nông hỗ trợ các biện pháp cải tạo giống, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua phòng nông nghiệp.

- Cần khuyến khích bà con nông dân mua bảo hiểm cây lúa, vườn cây ăn quả nhằm phục vụ tình trạng thiệt hại mất mùa hàng loạt khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra và cũng cần kết hợp với ngân hàng trong việc lựa chọn những biện pháp khắc phục những thiệt hại trên. Đồng thời có những kiến nghị với cấp trên cần có những chính sách khắc phục hậu quả giúp bà con bị thiệt hại ổn định sản xuất.

- Nâng cao trình độ dân trí, xóa mù chữ ở nông thôn, tuyên truyền tập huấn nhằm tạo cho nhân dân có ý thức vay và sẳn sàng trả nợ vay khi đến hạn.

- Hiện tại, đối với những món vay có thế chấp, khách hàng phải làm hồ sơ với thời gian đăng ký giao dịch dài và tập trung tại phòng tài nguyên môi trường làm phát sinh nhiều khoản chi phí, mất thời gian của khách hàng. Vì vậy, xin kiến nghị với chính quyền các cấp nếu có thể giảm thủ tục rờm rà để giảm được chi phí cho khách hàng và thuận tiện hơn cho Ngân hàng khi tiến hành giải ngân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS Thái Văn Đại, ThS Bùi Văn Trịnh (2005). Bài Giảng “Tiền Tệ Ngân Hàng”, Trường Đại Học Cần Thơ.

2. ThS Thái Văn Đại, (2007). Bài Giảng “Nghiệp Vụ Kinh Doanh Ngân Hàng Thương Mại”,Trường Đại Học Cần Thơ.

3. Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt, Th.S Thái Văn Đại (2006). Giáo trình

“Quản trị ngân hàng thương mại”.

4. Bảng báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Long Hồ qua 3 năm 2006- 2008

5. Bảng cân đối tài khoản của NHNo & PTNT Huyện Long Hồ qua 3 năm 2006- 2008

6.. Sổ tay tín dụng sử dụng cho toàn hệ thống Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.

7. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009 của NHNo & PTNT huyện Long Hồ.

8. Báo cáo Kinh tế- xã hội, An ninh- Quốc phòng năm 2008, Phương hướng kế hoạch năm 2009 Huyện Long Hồ.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ.pdf (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)