Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf (Trang 44)

5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứ u,…)

4.1.1Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cà Mau là một Ngân hàng Thương mại quốc doanh đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cà Mau cùng với bốn Ngân hàng thưong mại quốc doanh khác đó là: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và nhiều Ngân hàng thương mại cổ phần khác. Để tạo được vị thế của mình so với các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cà Mau luôn tìm mọi biện pháp

để tăng trưởng nguồn vốn huy động của mình. Vì nguồn vốn của ngân hàng là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động của ngân hàng. Về cơ cấu vốn của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động và vốn điều chuyển nội bộ.

BNG 2: CƠ CU VN CA BIDV CÀ MAU QUA 3 NĂM 2006 - 2008

ĐVT: Triu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lch 2007/2006 Chênh lch 2008/2007 Ch tiêu S tin % S tin % S tin % S tin % S tin % Vốn huy động 343.178,7 64,5 230.127 53,7 145.559 25,9 -113.051,7 -32,9 -84.568 -36,8 Vốn điều chuyển 188.535,8 35,5 198.446 46,3 416.158 74,1 9.910,2 5,3 217.712 109,7 Tng 531.714,5 100,0 428.573 100,0 561.717 100,0 -103.141,5 19,4 133.144 31,1 Ngun: phòng kế hoch - tng hp

Qua bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn huy động của ngân hàng đều giảm qua các năm cụ thể là vốn huy động năm 2007 là 230.127 triệu đồng giảm đi 113.051,7 triệu đồng tương đương với giảm đi 32,9% so với năm 2006, và vốn huy động năm 2008 là 145.559 triệu đồng giảm đi 84.568 triệu đồng tương

đương với giảm 36,8% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động tại chổ của chi nhánh đã có sự giảm sút nghiêm trọng. Ngoài nguyên nhân chính là do bị ảnh hưởng bởi những biến động không tốt của nền kinh tế thế giới và nội tại như là biến động sự khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến sự sụp đổ hàng loạt ngân hàng trên thế giới đã làm cho hoạt động của ngân hàng Việt Nam gặp nhiều khó khăn làm cho người dân có tâm lý không dám gởi tiền, thêm vào nữa là do cuộc chạy đua lãi suất của ngân hàng đã làm cho một số lượng lớn khách hàng ồ ạt rút tiền từ nơi có lãi suất thấp sang nơi có lãi suất cao. Và một nguyên nhân chủ quan thuộc về ngân hàng đó là do ngân hàng chưa có một chiến lược tốt để

huy động nguồn vốn tốt hơn. Mặt khác ta thấy nguồn vốn điều chuyển liên tục tăng lên. Điều này cũng phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, khi tình hình huy động vốn tại chổ của Chi nhánh không đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng thì ngân hàng cần phải có sự hỗ trợ vốn trong nội bộ. Cụ

thể là nguồn vốn điều chuyển năm 2007 là 198.446 triệu đồng tăng lên 9.910,2 triệu đồng, tương đương với tăng 5,3% so với năm 2006; và nguồn vốn điều chuyển năm 2008 là 416.158 triệu đồng tăng 217.712 triệu đồng, tương đương tăng 109,7% so với năm 2007.

Nhìn chung, năm 2006, 2007 nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng khá cao lần lượt là 64,5% và 53,7% so với tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn dùng cho hoạt

động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn này không ổn

định vì khách hàng có thể rút của họ mà không bị ràng buộc nên dễ dạng bị ảnh hưởng bởi những biến động về lãi suất hoặc tình hình kinh tế, xã hội của địa phương. Cụ thể là năm 2008 nguồn vốn này chỉ chiếm 25,9% trong tổng nguồn vốn. Do đó đòi hỏi Chi nhánh cần có những chính sách phù hợp để có thể huy

động được nguồn vốn này nhiều hơn để có thể chủ động hơn trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn cho bản thân Ngân hàng.

Hình 2: Cơ cu vn ca BIDV Cà Mau qua 3 năm t 2006 – 2008 4.1.2 Đánh giá khái quát tình hình huy động vn ti Ngân hàng

Vốn huy động là nguồn vốn hoạt động và tạo ra lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng vì nó vừa tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư của ngân hàng, vừa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải tạo ra

được nguồn vốn ổn định và phù hợp với nhu cầu về nguồn vốn của mình. Hình thức huy động của Ngân hàng khá đa dạng như nhận tiền gởi, phát hành giấy tờ

có giá, vay vốn ở các ngân hàng và các tổ chức khác...

Qua bảng 3, ta thấy nguồn vốn huy động chủ yếu từ nguồn tiền gởi, chiếm tỷ

trọng cao trong tổng vốn huy động từ các nguồn, cụ thể năm 2006 chiếm tỷ trọng là 97,75%, năm 2007 chiếm 97,83%, năm 2008 tỷ lệ này là 83,39%. Tuy nhiên ta thấy nguồn vốn tiền gởi này giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2006 nguồn vốn tiền gởi là 335.469,1 triệu đồng nhưng năm 2007 nguồn vốn này chỉ còn 225.126 triệu đồng đã giảm đi 110.343,1 triệu đồng tương ứng với việc giảm đi 32,89%,

đến năm 2008 thì vốn tiền gởi chỉ có 121.379 triệu đồng đã bị giảm đi 103.747 triệu đồng tương đương với giảm 46,08%. Mức độ giảm này thật sự quá lớn đối

Cơ cu vn năm 2006 Cơ cu vn năm 2007

Cơ cu vn năm 2008

Vốn huy động Vốn điều chuyển

với chi nhánh. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động mạnh đặc biệt là vào năm 2008, lạm phát không ngừng tăng cao làm cho giá cả

hàng hóa trở nên đắt đỏ làm một lượng tiền được rút ra để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nguời dân, mặt khác do cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng

đã gây ảnh hưởng đến tâm lý của người gởi tiền. Họđã lần lượt rút tiền từ nơi có lãi suất thấp sang nơi có lãi suất cao hơn. Thêm vào nữa là do lãi suất huy động tiền gởi của Chi nhánh chưa thật sự hấp dẫn làm cho không ít khách hàng rút tiền hoặc không gởi tiền vào Ngân hàng. Một nguyên nhân mà cũng được coi là phổ

biến đó là khách hàng không gởi tiền vào Ngân hàng mà đem vốn đàu tư vào một lĩnh vực khác ...

Về phát hành giấy tờ có giá thì cũng có sự thay đổi qua các năm nhưng do số lượng vốn huy động từ việc phát hành này tương đối nhỏ nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến nguồn vốn huy động. Việc phát hành giấy tờ có giá được thể

hiện rõ nhất vào năm 2008 đã tăng từ 19 triệu đồng (năm 2007) lên đến 21.385 triệu đồng (năm 2008) và đã chiếm 14,69% trong tổng vốn huy động của năm này. Sự tăng cao của nguồn này là do Chi nhánh phát hành theo sự chỉ đạo của Trung ương, nhằm ngành bổ sung nhu cầu về vốn cần thiết tạm thời của Ngân hàng. Năm 2008 ngân hàng Trung ương có nhu cầu về vốn lớn nên việc bổ sung nguồn vốn này là cấp thết. Nhưng nhìn chung sự tăng lên của khoản mục này cũng không làm cho tổng vốn huy động của chi nhánh tăng lên, vì vốn này không mang tính chất ổn định và không là nguồn thu chính của Chi nhánh.

Nhìn chung về tổng thể thì nguồn vốn của chi nhánh đang dần dần giảm xuống qua các năm. Điều này phù hợp với thực tế hoạt động của các ngân hàng trong năm 2008, tiền gởi của dân cư không ổn định do lãi suất tăng giảm liên tục, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng khó khăn. Trong quá trình mở rộng hoạt động của ngân hàng, nâng cao chất luợng dịch vụ và đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút luợng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng truởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng. Do đó, Ngân hàng cần phải có những biện pháp thiết thực trong từng thời điểm để có thể thu hút được nguồn vốn này ngày càng nhiều hơn.

Lun văn tt nghip GVHD: TS. Trương Đông Lc

BNG 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VN CA NGÂN HÀNGQUA 3 NĂM 2006 – 2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh l2007/2006 ch Chênh l2008/2007 ch Ch tiêu S tin % S tin % S tin % S tin % S tin % 1. Tiền gởi 335.469,1 97,75 225.126 97,83 121.379 83,39 -110.343,1 -32,89 -103.747 -46,08 2.Vay NHNN và các tổ chức TC 2.459,0 0,72 2.942 1,28 2.684 1,84 483,0 19,64 -258 -8,77 3.Phát hành giấy tờ có giá 3.685,9 1,07 19 0,01 21.385 14,69 -3.666,9 -99,48 21.366 112.452,60 4.Huy động khác 1.564,7 0,46 2.040 0,88 111 0,08 475,3 30,38 -1.929 94,56 Tng 343.178,7 100,00 230.127 100,00 145.559 100,00 -113.051,7 -32,94 -84.568 -36,75 Ngun: Phòng kế hoch - tng hp

Do vốn huy động được của Chi nhánh chủ yếu là từ nguốn tiền gởi mà nguồn tiền gởi này huy động được đa phần là trong ngắn hạn nên để hiểu rõ hơn về vốn huy động thì phải tìm hiểu về công tác huy động nguồn vốn tiền gởi ngắn hạn

4.1.3 Phân tích và đánh giá thc trng công tác huy động vn tin gi ngn hn ti Ngân hàng Đầu Tư và Phát Trin chi nhánh Cà Mau ngn hn ti Ngân hàng Đầu Tư và Phát Trin chi nhánh Cà Mau

Vốn huy động từ tiền gởi của Ngân hàng có nhiều loại khác nhau như từ tiền gởi của khách hàng gồm có kỳ hạn và không có kỳ hạn, tiền gởi của các tổ chức tài chính và tiền gởi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng. Trong đó tiền gởi của khách hàng là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Vì vậy, để gia tăng tiền gởi trong môi trường cạnh tranh và

để có nguồn tiền chủđộng hơn trong hoạt động cho vay thì Ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động như tiền gởi của khách hàng, tiền gởi của tổ chức tín dụng, tiền gởi của tổ chức tín dụng…

Tuy nhiên qua bảng số 4 ta thấy, nguồn vốn huy động ngắn hạn chủ yếu của chi nhánh là từ tiền gởi của khách hàng cụ thể là chiếm 98,46% vào năm 2006, chiếm 97,82% vào năm 2007 và chiếm 99,99% vào năm 2008 trong tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn của Chi nhánh.

Trong đó thì tiền gởi không kỳ hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng tiền gởi của khách hàng cụ thể là năm 2006 chiếm 75,05%, năm 2007 chiếm 84,4% và năm 2008 chiếm 80,97% . Đây là loại tiền gởi mà khách hàng đuợc sử

dụng một cách chủ động và linh hoạt, không bị ràng buộc về mặt thời gian. Nó phục vụ cho nhu cầu giao dịch, thanh toán như trả tiền hàng hoá, dịch vụ, rút tiền mặt…, khách hàng gởi tiền vào ngân hàng không vì ngành huởng lãi, mà vì nhu cầu giao dịch, thanh toán, chính vì vậy mà ngân hàng cần thu hút và cung cấp thêm dịch vụ có nhiều tiện ích, an toàn, nhanh chóng và chính xác. Tiền gởi không kỳ

hạn thường có chi phí sử dụng vốn rất thấp. Vì nguyên nhân này các ngân hàng thường tập trung huy động nguồn vốn này, làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả cao, do nó có tính chất linh hoạt và phù hợp để dùng cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng chính vì nguyên nhân linh hoạt, khách hàng có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào và vì thế mà đã làm cho tình hình huy động vốn không kỳ hạn của Chi nhánh giảm mạnh. Năm 2007 giảm 25,03% tương đương

với số tiền giảm là 62.047,3 triệu đồng so với năm 2006 và năm 2008 giảm 47,12% tương đương với số tiền giảm là 87.570 triệu đồng so với năm 2007.

Về tiền gởi có kỳ hạn của khách hàng là loại tiền nhàn rỗi của dân cư, nguời gởi tiền có thể rút ra khi đáo hạn, tuy nhiên trong truờng hợp bình thuờng thì các ngân hàng vẫn cho khách hàng rút tiền truớc hạn với điều kiện chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Đây là loại tiền có sự ổn định tương đối, có chi phí sử dụng vốn khá cao, nguời gởi tiền với ngành huởng lãi nên thường họ chỉ gởi những nơi có lãi suất cao nên nó giảm mạnh trong cuộc chạy đua lãi suất, trong thời gian có những biến động không tốt dẫn đến lãi họ thu về không cao so với việc gởi ở

những ngân hàng khác hoặc đầu tư vào một hoạt động sinh lãi khác. Cụ thể tiền gởi có kỳ hạn của khách hàng tại Chi nhánh như sau: năm 2006 TG có kỳ hạn của KH là 82.420,8 triệu đồng, năm 2007 là 34.363 triệu đồng giảm về tuyệt đối là 48.057,8 triệu đồng và về tương đối là giảm 58,31%; năm 2008 là 23.096 triệu đồng giảm về tuyệt đối là 11.267 triệu đồng và về tương đối là 32,79%. Điều này chứng tỏ

chi nhánh chưa có lãi suất thích hợp để thu hút tiền gởi của dân cư. Cho nên, đòi hỏi Ngân hàng phải dùng nhiều hình thức huy động với lãi suất hấp dẫn đối với loại tiền gởi này, đó là loại tiền gởi có nhiều kỳ hạn và mức lãi suất khác nhau phù hợp với các khoảng thời gian nhàn rỗi của đồng vốn.

Về mặt tiền gởi của TCTC và tiền gởi không kỳ hạn của TCTD thì cũng có sự giảm mạnh. Về TG của TCTC, năm 2006 huy động được là 5134 triệu đồng, năm 2007 huy động được là 4.892 triệu đồng nhưng đến năm 2008 số tiền huy

động chỉ còn 50 triệu đồng. Nguyên nhân của sự giảm mạnh này là do luật NHNN quy định không cho phép các tổ chức tài chính mở tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau, mỗi TCTC chỉ được mở một tài khoản duy nhất vì hiện nay các ngân hàng đã áp dụng hình thức thanh toán liên ngân hàng, thuận lợi cho việc chuyển khoản thanh toán cho các ngân hàng, vừa kiểm soát được các tài khoản của ngân hàng.

BNG 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VN NGN HN CA BIDV CHI NHÁNH CÀ MAU ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lch 2007/2006 Chênh lch 2008/2007 Ch tiêu S tin % S tin % S tin % Tuyt đối Tương đối Tuyt đối Tương đối -Tiền gởi KH 330.314,1 98,46 220.209 97,82 121.372 99,99 -110.105,1 -33,33 -98.837 -44,88 +Không kỳ hạn 247.893,3 75,05 185.846 84,40 98.276 80,97 -62.047,3 -25,03 -87.570 -47,12 +Có kỳ hạn 82.420,8 24,95 34.363 15,60 23.096 19,03 -48.057,8 -58,31 -11.267 -32,79 -TG của TCTC 5.134,0 1,54 4.892 2,17 5 0,01 -242,0 -4,71 -4.887 -99,90 -TG không kỳ hạn của TCTD 21,0 25 2 4,0 19,05 -23 -92,00 Tng 335.496,1 100,00 225.126 100,00 121.379 100,00 -110.370,1 -32,90 -103.747 -46,08 Ngun: Phòng kế hoch - tng hp

Tóm lại, qua công tác huy động vốn tiền gởi ngắn hạn của Ngân hàng ta thấy nguồn vốn huy động qua 3 năm đã giảm, việc giảm này cũng không đáng kể bởi đây chỉ là sự giảm sút tạm thời, do tình hình khách quan của thị truờng tài chính trong nuớc, không phải là do ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả. Tuy nhiên Chi nhánh đang hoạt động trên địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt của nhiều ngân hàng khác, nhưng để có được kết quả như vậy là do sự nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo Ngân hàng, cùng với tinh thần và thái độ phục vụ ân cần niềm nở

với khách hàng, luôn coi uy tín đối với khách hàng là mục tiêu quan trọng hàng

đầu cùng với chính sách lãi suất huy động thích hợp tại Ngân hàng. Mặt khác, để

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf (Trang 44)