Phân tích các tham số KPI

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa mạng truy nhập vô tuyến WCDMA dựa trên điều khiển công suất (Trang 39 - 47)

2.4.1 Phân tích tỉ lệ rớt cuộc gọi

Rớt cuộc gọi là trường hợp cuộc gọi bị ngắt khi chất lượng của đường lên hoặc đường xuống giảm sút nghiêm trọng và không thể duy trì cuộc gọi. Đối với mạng di động, do điều kiện môi trường vô tuyến không đảm bảo và đặc tính di động của UE, nên khả năng rớt cuộc gọi rất cao. Tuy nhiên, các biện pháp tối ưu có thể được thực hiện để khắc phục tình trạng trên

Hình 2.2 Phép phân tích tỉ lệ rớt cuộc gọi cao

Khi tỉ lệ rớt cuộc gọi tăng đột ngột trong mạng của RNC, cần kiểm tra hoạt động của các kênh DCH và xác định phạm vi xảy ra trong một ô hay một vài ô. Nếu tỉ lệ rớt cuộc gọi tăng trong giới hạn cho phép, nên kiểm tra toàn diện quy hoạch bao phủ, quy hoạch tần số và tham số ô để phân tích khả năng đáp ứng của quỹ đường truyền. Cũng nên xem xét phần cứng của RNC cũng như khả năng xâm nhập của nhiễu, sau đó thực hiện DT để kiểm tra độ bao phủ của mạng.

Nếu tỉ lệ rớt cuộc gọi vượt quá giới hạn cho phép và xảy ra trong phạm vi một vài ô thì có thể do hỏng các thiết bị phần cứng. Thông thường khi các phần cứng bị hỏng sẽ có một bản tin cảnh báo đi cùng. Sau khi loại bỏ nguyên nhân do phần cứng, tiếp tục phân tích tỉ lệ rớt cuộc gọi theo hướng phát hiện nhiễu, độ bao phủ, và chuyển giao.

Nhiễu

UE thu các tín hiệu nhiễu mạnh cùng tần số hoặc tín hiệu nhiễu mạnh của các ô lân cận trong ô phục vụ làm cho tỉ lệ BER sẽ tăng và UE không thể giải điều chế chính

xác mã xác định nút B của của ô lân cận hoặc không thể thu báo báo đo kiểm của UE một cách chính xác. Do đó, cuộc đàm thoại sẽ bị tác động, chất lượng cuộc gọi giảm và tỉ lệ rớt cuộc gọi sẽ tăng. Dựa vào các bảng thống kê lưu lượng, thực hiện phân tích các tham số về băng tần nhiễu, đo kiểm chất lượng Rxlev và Rxqual, tỉ lệ chuyển giao thành công thấp, số lần chuyển giao và tái thiết lập chuyển giao thất bại, để xác định cụ thể nguyên nhân gây nhiễu.

Để giải quyết vấn đề, cần điều chỉnh công suất phát của RNC và góc ngẩng của anten ở những tế bào có liên quan hoặc điều chỉnh quy hoạch kênh truyền để tránh nhiễu. Bên cạnh đó, sử dụng kĩ thuật DTX, kĩ thuật nhảy tần, điều khiển công suất và kĩ thuật phân tập. Những kĩ thuật này có thể sử dụng để giảm nhiễu hệ thống và tăng khả năng chống nhiễu của hệ thống.

Vùng bao phủ (kiểm tra quá trình điều khiển công suất)

Nếu độ bao phủ không đủ hoặc không cân bằng ở đường lên và đường xuống thì sẽ bị rớt cuộc gọi. Cần kiểm tra Rxlev bằng cách đo mức công suất và giá trị Rxlev trung bình của phép đo kiểm điều khiển công suất. Nếu Rxlev vẫn thấp trong khi công suất phát đã đạt giá trị cao nhất, chứng tỏ khu vực đó có độ bao phủ thấp. Việc phân bố các giá trị TA (timing advance) có thể giúp đánh giá được bán kính phân bố của các thuê bao. Cũng có thể phân tích độ bao phủ ô bằng cách kiểm tra đặc điểm tín hiệu trên kênh thu ở các ô lân cận. Nên sử dụng DT để phân tích chi tiết và cụ thể hơn.

Độ bao phủ không cân bằng ở đường lên và đường xuống có thể do những tổn thất RF hoặc do hỏng các kết nối. Công tác đo kiểm kiểm cân bằng đường truyền, đo kiểm công suất, và đo kiểm rớt cuộc gọi giúp phát hiện sự mất cân bằng vùng phủ của mạng. Bên cạnh đó cũng nên chú ý đến những thông tin cảnh báo của hệ thống và sự phản hồi của người sử dụng.

Chuyển giao

Khi UE chuyển giao thất bại, nó sẽ không thể chuyển sang ô phục vụ tốt nhất, và điều đó có thể gây ra tình trạng rớt cuộc gọi. Ngoài ra, chuyển giao chéo nhau giữa các ô và tình trạng tắc nghẽn ô đích cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Để giải quyết vấn đề, cần xem xét thêm về các ô lân cận và cân bằng lưu lượng giữa các ô.

Phép phân tích tỉ lệ rớt cuộc gọi DCCH tương tự như phép phân tích tỉ lệ rớt cuộc gọi DCH cao. Đối với các hoạt động như kênh truyền điển tới điểm, DCCH nhậy với nhiễu hơn DCH. Trong trường hợp đó, phương pháp chung để giảm tỉ lệ rớt cuộc gọi là điều chỉnh ngưỡng truy nhập và giảm nhiễu.

2.4.2 Phân tích tỉ lệ nghẽn DCH cao

Tắc nghẽn kênh lưu lượng DCH, có thể có hai lý do xảy ra:

+ Tắc nghẽn do chiếm dụng DCH không thành công.

Hình 2.3 Phân tích tỉ lệ tắc nghẽn DCH cao

Khi tỉ lệ tắc nghẽn của toàn bộ hệ thống nút B có sự thay đổi, cần kiểm tra và phân tích kĩ các số liệu thống kê hoạt động của DCH để xác định những ô có độ tắc nghẽn cao và xác định nguyên nhân gây tắc nghẽn. Đồng thời, theo dõi các bản tin cảnh báo để phát hiện các vấn đề truyền dẫn, đồng hồ, hoặc phần cứng. Quan trọng là phải kiểm tra các số liệu phân tích tải có phù hợp với mật độ lưu lượng DCH và khả năng của DCH đã được cấu hình.

Thực hiện phân tích đo kiểm hoạt động DCH để xác định nguyên nhân xảy ra tắc nghẽn DCH. Nếu tắc nghẽn là do lưu lượng quá lớn, cần đo kiểm lưu lượng thực tế của ô và xem xét khả năng chia sẻ lưu lượng của những ô lân cận. Nếu lưu lượng thấp so với ngưỡng đặt ra để yêu cầu ô khác chia sẻ lưu lượng, cần xem xét mở rộng dung lượng của mạng. Trong phần lớn các trường hợp, có thể cân bằng lưu lượng nhờ điều chỉnh vùng phủ, ngưỡng truy cập, điều chỉnh CRO và ngưỡng chuyển giao, hoặc khả năng chuyển giao tải. Nếu tắc nghẽn không phải do việc chiếm dụng DCH khi tất cả các kênh DCH đều bận, tiếp tục kiểm tra trường hợp thứ hai.

Nếu TRXs của các ô bị tắc nghẽn vẫn làm việc bình thường nhưng sự suy giảm chất lượng của các kênh truyền đường lên đã ngăn cản UE truy cập vào các ô khác, làm cho nhiều ô bị chiếm dụng, và gây ra tắc nghẽn. Phương pháp đo hiệu năng chuyển giao đến sẽ chỉ ra rằng nhiều lần chuyển giao tới ô đó bị thất bại. Lúc này, cần kiểm tra trạng thái hoạt động của từng TRX ở mỗi ô bằng cách đo Rxlev và Rxqual. Thêm vào đó, nên lọc những TRX liên quan nhờ truy vấn những báo cáo đo kiểm đường lên và đường xuống của cùng TRX.

Nhiễu cũng có thể tác động đến tỉ lệ tắc nghẽn. Nếu nhiễu xuất hiện trong một ô, tỉ lệ rớt cuộc gọi của ô sẽ rất cao, và tỉ lệ tắc nghẽn DCCH sẽ tăng theo. Hơn nữa, trong phép đo kiểm hoạt động truy cập ngẫu nhiên, RACH có thể bị nghẽn và tỉ lệ gán thành công ngay sẽ giảm.

Trong trường hợp tắc nghẽn xảy ra ở một vài ô, cần phân tích mối quan hệ giữa giá trị TA và Rxlev bằng cách truy vấn mức trung bình điều khiển công suất, mức trung bình trong suốt thời gian cuộc gọi bị rớt, và TA. Thêm vào đó, cũng cần sử dụng DT để xác định vùng phủ của ô. Kiểm tra các ô lân cận bằng cách xác định tính khả dụng của kênh DCH ở ô đó, nếu ô lân cận trục trặc thì sẽ gây ra tắc nghẽn. Kiểm tra phép đo cân bằng tuyến, có thể đưa ra lý do cho những thất bại chiếm dụng DCH là do công suất đường xuống lớn hơn công suất đường lên.

Chuyển giao thường xuyên có thể cũng là nguyên nhân gây ra tắc nghẽn kênh DCH. Kiểm tra tỉ lệ chuyển giao thành công, tỉ số chuyển giao đi và đến để xác định cấu hình chuyển giao hợp lý.

2.4.3 Phân tích tỉ lệ tắc nghẽn DCCH cao

Lưu lượng lớn là nguyên nhân chính làm cho tỉ số tắc nghẽn DCCH tăng cao. Nếu sự gia tăng này nằm trong giới hạn cho phép, cần phân tích thời gian nâng cấp nội hạt và tính toán khả năng của DCCH để biết được yêu cầu của hệ thống. Nếu sự gia tăng này đột ngột bất thường, cần phân tích nó trên phương diện thiết bị, khu vực nội hạt, và nhiễu.

Trên phương diện thiết bị, đầu tiên cần kiểm tra tỉ số nguồn TRX bằng cách đo kiểm hoạt động của toàn bộ RNC, đo kiểm hoạt động của DCCH và sau đó kiểm tra xem đã kích hoạt DCH NACK/TIMEOUT trong phép đo kiểm hoạt động DCH. Tiếp đó, có thể xác định tắc nghẽn do các vấn đề bên ngoài gây ra.

Kiểm tra các bản tin nâng cấp khu vực mạng DCCH. Quy hoạch khu vực nội hạt không phù hợp sẽ làm cho mạng nhận được các bản tin nâng cấp nội hạt liên tục, và đó là nguyên nhân gây tắc nghẽn DCCH. Có thể yêu cầu để phân tích khu vực biên và thiết lập tại những khu vực đó một số lượng lớn thuê bao bằng cách kiểm tra quy hoạch khu vực nội hạt và drive test cụ thể. Thêm vào đó, cũng cần phải kiểm tra nếu

số lượng các bản tin nâng cấp khu vực chiếm phần trăm quá lớn trong số những yêu cầu chiếm dụng DCCH tại biên. Phương pháp để truy vấn tỉ số chiếm dụng DCCH thành công (nâng cấp nội hạt) so với tổng số lần thành công khi chiếm dụng DCCH trong phương pháp đo kiểm hoạt động của DCCH.

Hình 2.4 Phân tích tỉ lệ tắc nghẽn DCCH cao

Nhiễu cũng có thể là nguyên nhân gây ra tắc nghẽn DCCH. Đặc biệt đối với những mạng có khoảng cách giữa các nút B nhỏ và tần số BCCH là triệt để, hệ thống sẽ phải chịu nhiều nhiễu tín hiệu truy cập ngẫu nhiên hơn. Mạng sẽ cấp phát một DCCH cho mỗi truy cập ngẫu nhiên, và đó là nguyên nhân gây ra tắc nghẽn. Trong trường hợp này, tỉ lệ gán thành công ngay lập tức sẽ giảm đi, tỉ lệ tìm gọi thành công cũng giảm, và RACH trong đo kiểm hoạt động truy cập ngẫu nhiên sẽ bị quá tải.

2.4.4 Phân tích tỉ lệ chuyển giao thành công thấp

Phép phân tích tỉ lệ thành công khi chuyển giao khá phức tạp bởi vì nó còn bao gồm: dung lượng, độ bao phủ, đồng hồ, báo hiệu, thiết bị và ngay cả UE.

Hình 2.5 Phân tích tỉ lệ chuyển giao thành công thấp

Loại những ô có khả năng chuyển giao kém. Nếu một mạng sử dụng các thiết bị của các nhà cung cấp khác nhau, cần kiểm tra các vấn đề về sự tương thích bằng cách so sánh tỉ lệ thành công chuyển giao giữa các RNC với tỉ lệ chuyển giao thành công trong cùng RNC nhờ phép đo kiểm tỉ lệ chuyển giao. Thông thường, tỉ lệ chuyển giao thành công giữa các RNC cao hơn một chút so với tỉ lệ chuyển giao thành công trong cùng RNC. Thêm vào đó, cần điều kiển các bản tin báo hiệu và cấu hình dữ liệu giữa các RNC và phân tích quỹ đường truyền vô tuyến và đồng hồ của mỗi nhà cung cấp.

Kiểm tra bất kì vấn đề nào xuất hiện tại giao diện Iu bằng cách so sánh tỉ lệ thành công chuyển giao với tỉ lệ thành công chuyển giao vô tuyến. Tỉ lệ thành công chuyển giao vô tuyến xấp xỉ hoặc lớn hơn tỉ lệ thành công chuyển giao. Nếu tỉ lệ thành

công chuyển giao nhỏ hơn rất nhiều so với tỉ lệ thành công chuyển giao vô tuyến, cần phân tích dung lượng và đường mặt đất. Sự chênh lệch đó có thể do nhiễu gây ra.

Phân tích xem đó là thất bại chuyển giao đến hay thất bại chuyển giao đi nhờ truy vấn tỉ lệ chuyển giao thành công đến và tỉ lệ chuyển giao thành công đi trong phép đo kiểm hiệu năng chuyển giao. Sau đó, phân tích phép đo kiểm hiệu năng chuyển giao đi và phép đo kiểm hiệu năng chuyển giao đến của các ô gặp sự cố. Xác định xem chuyển giao kém là do tắc nghẽn ô đích bằng cách phân tích thất bại chuyển giao đến, mật độ lưu lượng DCH, và tắc nghẽn DCH (khi tất cả các kênh DCH đều bận).

Kiểm tra sự cố thiết bị nhờ truy vấn tỉ số phát TRX, tính khả dụng của DCH, và NACK/TIMEOUT kích hoạt của ô đích. Phân tích cụ thể nếu hiệu năng TRX giảm thông qua việc truy vấn đo kiểm hiệu năng Rxlev của ô đích.

Kiểm tra nếu có bất kì sự cố thiết bị đường mặt đất nhờ truy vấn những sự cố trên giao diện và đường mặt đất trong suốt quá trình chiếm dụng DCH. Khi sóng vi ba được sử dụng cho việc truyền dẫn trong suốt quá trình chuyển giữa các RNC, sự sai lệch xung đồng hồ là một nguyên nhân khác gây chuyên giao kém. Và điều này có thể được chứng minh bằng những thất bại khi chuyển giao trong cùng RNC. Đối với những ô không đồng bộ xung đồng hồ, mã nhận dạng nút B không thể được giải mã, vì thế chuyển giao không bao giờ được thực hiện. Trong trường hợp đó, cần kiểm tra nếu xung đồng hồ bình thường và phân tích tỉ lệ rớt cuộc gọi.

Nếu hai nguyên nhân trên được loại bỏ, cần xem xét sự việc theo hướng độ bao phủ và nhiễu.

Để giảm tỉ lệ rớt cuộc gọi và tăng cường tỉ lệ chuyển giao thành công, có thể loại bỏ phần dự trữ cho Rxlev và Rxqual trong suốt quá trình chuyển giao. Nếu Rxlev của một ô thấp hơn -90dBm trong suốt quá trình chuyển giao, nên kiểm tra lại Rxlev trung bình và giá trị TA khi rớt cuộc gọi DCH theo phép đo kiểm hiệu năng rớt cuộc gọi và phân tích DT để thấy được khoảng cách bao phủ của ô là quá lớn nếu tín hiệu không đủ mạnh.

Đối với những mạng có các thuật toán tế tốt hơn, nên kiểm tra sự chuyển giao không thành công. Tốt nhất là phần trăm của nó khoảng 60% của trường hợp chuyển giao.

Nhiễu cũng có thể tác động đến tỉ lệ chuyển giao thành công. Khi nhiễu xuất hiện, chất lượng thoại sẽ giảm và tỉ lệ rớt cuộc gọi sẽ tăng.

Các vấn đề về chuyển giao khá là phức tạp. Để giải quyết vấn đề chuyển giao xảy ra trong thực tế, nên tích hợp các phương pháp được giới thiệu ở trên, phân tích báo hiệu, điều kiện của các thiết bị, và lưu tâm đến DT.

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa mạng truy nhập vô tuyến WCDMA dựa trên điều khiển công suất (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w