Trong các năm gần đây thì nhu cầu về thực phẩm được chế biến từ thủy sản có sự gia tăng rất nhanh chóng. Do đó cùng với sự gia tăng của doanh thu xuất khẩu thì số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty cũng tăng lên rất nhiều. Dưới đây là bảng số liệu về số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty trong ba năm từ năm 2006 đến năm 2008.
BẢNG 4: SỐ LƯỢNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG TRONG BA NĂM 2006-2008
Đơn vị tính: kg
Năm 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng % Số lượng % Tổng 4.562.400 5.570.140 8.318.300 1.007.740 22 2.748.160 49
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH thủy sản Phương Đông trong ba năm 2006 đến năm 2008)
Qua số liệu bảng 4 ta thấy số lượng thủy sản xuất khẩu thủy sản của công ty Phương Đông đều tăng trong ba năm. Trong năm 2006 công ty đã xuất khẩu được 4.562.400 kg, sang năm 2007 là 5.570.140 kg con số này cho biết trong năm 2007 số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty trong năm 2007 tăng 1.007.740 kg so với năm 2006. Năm 2008 không những doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty tăng cao mà số lượng thủy sản xuất khẩu cũng tăng cao so với các năm trước đạt được 8.318.300 kg tăng 2.748.160kg so với năm 2007. Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả nên số lượng thủy sản được xuất bán ngày càng tăng, đặc biệt số tăng của năm 2008 so với năm 2007 là cao hơn gấp đôi so với số lượng tăng của năm 2007 so với năm 2006. Để thấy rõ sự chênh lệch về số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty trong ba năm ta quan sát hình dưới đây.
4,562,400 5,570,140 8,318,300 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 Kg 2006 2007 2008 Năm
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty Phương Đông)
Hình 7: Số lượng thủy sản xuất khẩu qua ba năm của công ty Phương Đông
Qua hình 7 ta thấy số lượng thủy sản xuất khẩu thủy sản của công ty tăng không đều qua ba năm, tuy nhiên độ chênh lệch giữa các cột số lượng không nhiều như của các cột doanh thu. Cột thấp nhất là cột số lượng của năm 2006 và cao dần đến năm cột năm 2008. Cột số lượng thủy sản xuất khẩu năm 2007 cao hơn 1/4 so với cột số lượng thủy sản xuất khẩu của năm 2006. Đây là dấu hiệu rất tốt để công ty tiếp tục hoạt động để đạt được số lượng xuất khẩu cao hơn trong năm 2009.
Để thấy rõ hơn nhu cầu tiêu dùng của từng loại sản phẩm cũng như về số lượng xuất khẩu của từng mặt hàng của công ty, ta sẽ đến với bảng cơ cấu về số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Phương Đông trong ba năm 2006-2008.
Sản phẩm
BẢNG 5: CƠ CẤU SỐ LƯỢNG XUẤT KHẨU THEO MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG TRONG BA NĂM 2006-2008
Đơn vị tính: kg
Năm
2006 2007 2008
chỉ tiêu số lượng % số lượng % số lượng %
Cá tra 2.113.900 46 2.718.240 49 6.271.300 75
Chả cá 2.448.500 54 2.851.900 51 2.047.000 25
Tổng 4.562.400 100 5.570.140 100 8.318.300 100
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng kim ngạch xuất nhập khẩu thủy sản của công ty Phương Đông trong ba năm 2006-2008)
Qua bảng 5 ta thấy số lượng xuất khẩu hai mặt hàng cá tra đông và chả cá đông tăng giảm không đều, có năm số lượng xuất khẩu còn giảm sút. Đối với mặt hàng cá tra đông lạnh thì số lượng xuất khẩu đều tăng trong ba năm. Số lượng xuất khẩu trong năm 2006 của mặt hàng này là 2.113.900 kg chiếm tỷ trọng là 46%. Đến năm 2007 thì tỷ trọng về số lượng xuất khẩu của mặt hàng này trong tổng số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty l à 49% với giá trị 2.718.240 kg, tức là tăng 604.340kg với số tương đối là 28% so với số lượng xuất khẩu của năm 2006. Số lượng xuất khẩu của năm 2008 là 6.271.300kg chiếm tỷ trọng là 75% trong tổng số lượng xuất khẩu của công ty. So với năm 2007 thì năm 2008 tăng 131 % với số tuyệt đối là 3.553.060 kg. Mặt hàng chả cá đông lạnh chiếm tỷ trọng không ổn định trong tổng số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty. Trong năm 2006 thì số lượng xuất khẩu của mặt hàng chả cá chiếm 54% trong tổng sản lượng xuất khẩu với giá trị là 2.448.500 kg. Đến năm 2007 thì tỷ trọng này giảm xuống còn 51% với giá trị là 2.851.900 kg. Nếu so với năm 2006 thì số lượng này tăng 403.400kg tức là tăng 16,5%. Năm 2008 số lượng xuất khẩu của mặt hàng này lại tiếp tục giảm chỉ còn 2.047.000kg chiếm 25% trong tổng số lượng xuất khẩu của công ty. So với năm 2007 thì sản lượng xuất khẩu của công ty trong năm 2008 giảm 804.900kg với số tương đối là 28%.
Về cơ cấu số lượng và doanh thu của sản phẩm xuất khẩu thay đổi có sự đối nghịch nhau. Do đó để có cái nhìn tổng thể về sự thay đổi giữa doanh thu và số lượng xuất khẩu của từng mặt hàng ta có hình sau:
0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 14000000 16000000 số lượng Doanh thu số lượng doanh thu số lượng doanh thu
Hình : Số lượng và doanh thu theo sản phẩm xuất khẩu
Cá tra Chả Cá
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty Phương Đông)
Qua hình 8 ta thấy trong hai năm 2006 và 2007 tuy số lượng xuất khẩu của mặt hàng cá tra thấp hơn chả cá đông lạnh nhưng tổng doanh thu của mặt hàng cá tra lại cao hơn chả cá. Sang năm 2008 cột số lượng chả cá xuất khẩu giảm đáng kể nhưng cột doanh thu của mặt hàng này vẫn tăng. Và cột doanh thu của mặt hàng này trong năm 2008 là cao nhất trong các cột doanh thu của mặt hàng chả cá trong ba năm. Số lượng và doanh thu của mặt hàng cá tra đông lạnh thì tăng giảm rất đều. Nguyên nhân sự tăng doanh thu nhưng giảm số lượng của mặt hàng chả cá là do công ty tăng cường xuất khẩu các mặt hàng chế biến và giảm xuất khẩu các sản phẩm thô. Giá của các mặt hàng chế biến cao hơn so với
2006 2007 2008
Hình 8: Số lượng và doanh thu xuất khẩu theo sản phẩm của công ty Phương Đông trong ba năm
các sản phẩm thô vì thế doanh thu của công ty vẫn tăng nhưng số lượng xuất
khẩu lại giảm. Tóm lại doanh thu và số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty không
ngừng tăng trong ba năm 2006-2008. Đây là sự tăng trưởng xuất khẩu nhờ hiệu quả của việc Việt Nam gia nhập WTO, rào cảng xuất khẩu ở nhiều nước được nới lỏng cho nên không chỉ công ty Phương Đông mà nhiều công ty khác cũng đạt được sự tăng trưởng tương tự. Năm 2008 là một năm khó khăn cho nền kinh tế thế giới, tuy nhiên qua những kết quả đạt được về doanh thu và số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty trong năm 2008 thì cho thấy công ty không bị ảnh hưởng nhiều do được sự lãnh đạo khéo léo của Ban Giám Đốc giàu kinh nghiệm. Để thấy rõ hơn về những biến động bất thường của số lượng thủy sản xuất khẩu và doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty, chúng ta hãy đến với chương 4:phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty.
Thị trường
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG
TRONG BA NĂM 2006 – 2008
4.1 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG
4.1.1. Về doanh thu xuất khẩu
Trong chương 3 ta thấy doanh thu xuất khẩu của công ty đều tăng từ năm 2006 đến năm 2008. Tuy nhiên nếu xét về từng thị trường thì tình hình tăng giảm doanh thu trên các thị trường đó ra sau trong từng năm. Để biết được doanh thu trên từng thị trường ta hãy đến với bảng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Phương Đông trong ba năm 2006 – 2008.
BẢNG 6: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG TRONG BA NĂM 2006 - 2008
Đơn vị tính: USD
Năm 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Tiền Tiền Tiền Tiền % Tiền %
Châu Âu 3.573.556 3.669.807 7.110.435 96.251 3 3.440.628 94 Châu Á 4.086.487 5.161.341 8.450.732 1.074.854 26 3.289.391 64 Thị trường khác 415.320 2.146.897 5.692.343 1.731.577 417 3.545.446 165
Tổng 8.075.363 10.978.045 21.253.510 2.902.682 36 2.748.160 25
(Nguồn: Bảng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công Phương Đông)
Qua bảng 6 ta thấy doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty trên ba thị trường liên tục tăng trong ba năm gần đây. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của các thị trường là không đều nhau. Nhìn chung thị trường Châu Á là thị trường có doanh thu cao nhất liên tục trong ba năm, đóng góp một giá trị rất lớn cho công ty.
Để thấy rõ hơn tốc về tốc độ tăng doanh thu của các thị trường ta quan sát hình sau:
0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 2006 2007 2008 năm U S D Châu Âu Châu Á Thị trường khác
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Phương Đông)
Hình 9: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường của công ty Phương Đông trong ba năm 2006 – 2008
Qua hình 9 ta thấy các cột doanh thu của thị trường Châu Á và nhóm thị trường khác tăng đều hơn so với các cột của thị trường Châu Âu. Thị trường Châu Âu vào năm 2007 thì tốc độ tăng doanh thu bị giảm xuống.Tuy doanh thu trên các thị trường là tăng tuy nhiên để biết rõ hơn về các yếu tố làm cho doanh thu của công ty tăng trên các thị trường thì chúng ta sẽ đi sâu thêm vào phân tích từng thị trường, phân tích doanh thu theo từng mặt hàng thủy sản, và phân tích doanh thu của từng quốc gia thuộc thị trường đó. Trước tiên ta phân tích ở thị trường Châu Âu.
4.1.1.1 Thị trường Châu Âu
Châu Âu là một thị trường rộng lớn với 710 triệu người tiêu dùng . Châu Âu gồm 48 thị trường quốc gia, mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng. Do đó ta thấy Châu Âu là một thị trường có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa. Người Châu Âu có mức thu nhập bình quân và mức sống rất cao do đó đối với họ chất lượng và độ an toàn vệ sinh thực phẩm của hàng hóa là hàng đầu, giá cả sẽ không đáng kể. Nền kinh tế lớn nhất Châu Âu là Đức với GDP danh nghĩa cao thứ ba trên thế giới. Châu Âu được xem là một thị trường tốt đối với hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Dưới đây là bảng tổng hợp doanh thu xuất khẩu của công ty Ph ương Đông sang thị trường Châu Âu trong ba năm 2006-2008
BẢNG 7 :KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG TRONG BA NĂM 2006-2008
Đơn vị tính: USD
Năm
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Tiền Tiền Tiền Tiền % Tiền
Châu Âu 3.648.764 3.669.807 7.110.435 96.251 3 3.440.628 94 Tổng 8.150.571 10.978.045 21.253.510 2.902.682 36 10.275.465 94
(%) 44 33 33 4 33
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH thủy sản Phương Đông trong ba năm 2006 đến năm 2008)
Qua bảng 7 ta thấy doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty trên thị trường Châu Âu tăng liên tục trong ba năm 2006-2008. Doanh thu cao nhất là trong năm 2008 với giá trị là 7.110.435 USD và thấp nhất là trong năm 2006 với giá trị là 3.648.764USD doanh thu của công ty trên thị trường EU trong năm 2007 thì chênh lệch không nhiều so với năm 2006. Trong năm 2006 giá trị xuất khẩu sang thị trường Châu Âu chiếm 44% trên tổng doanh thu xuất khẩu thủy sản của cả công ty. Sang năm 2007 tỷ trọng n ày giảm còn 33% nhưng doanh thu thực tế trên thị trường này vẫn tăng so với năm 2006 với giá trị là 96.251 USD tương đương với 3%và giá trị này cũng chiếm 4% trên tổng doanh thu tăng thêm của năm 2007 so với năm 2006. Năm 2008 thì tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sang thị trường Châu Âu vẫn giữ nguyên ở mức 33% với giá trị là 7.110.435USD. So với năm 2007 thì doanh thu trên thị trường này tăng 3.440.628USD tương đương 94%.
Sự gia tăng của doanh thu xuất khẩu cũng đi kèm với sự tăng lên của các thị trường thuộc Châu Âu. Như giới thiệu ở trên liên minh EU gồm có 48 quốc gia, do đó nếu có sự tăng thêm một thị trường thì doanh thu của công ty cũng sẽ tăng đáng kể. Dưới đây là bảng doanh thu của từng quốc gia ở thị trường Châu Âu của công ty Phương Đông trong ba năm 2006 – 2008.
Thị trường
BẢNG 8: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG SANG CÁC QUỐC GIA CHÂU ÂU TRONG 2006-2008
Đơn vị tính:USD
Năm
2006 2007 2008
Tiền (%) Tiền (%) Tiền (%)
Ba Lan 1.396.745 38 232.566 6 - - Bỉ 46.620 1 455.168 12 342.755 5 Bungary - - 43.700 1 254.380 4 Đảo Síp - - - - 105.183 1 Đức 374.680 10 1.898.765 52 4.391.079 62 Ý - - - - 130.288 2 Hy Lạp - - - - 187.040 3 malta - - 37.675 1 234.500 3 Hà Lan 220.575 6 126.885 3 210.960 3 Phần Lan - - - - 302.400 4 Tây Ban Nha 495.000 14 104.682 3 210.630 3 Thổ Nhĩ Kì - - - - 106.314 1 Thụy Điển 128.576 4 302.840 8 243.800 3 Thụy Sĩ - - 332.475 9 182.600 3 Lithuania 93.296 3 - - 208.506 3 Nga 214.200 6 - - - - Pháp 679.072 19 135.051 4 - - Tổng 3.648.764 100 3.669.807 100 7.110.435 100
(Nguồn:Bảng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các quốc gia Châu Âu của công ty Phương Đông)
Qua bảng 8 ta thấy nguyên nhân làm cho doanh thu của công ty tăng trong ba năm gần đây cũng là do bộ phận bán hàng hoạt động có hiệu quả nên số thị trường của công ty đã tăng lên. Cụ thể là qua bảng trên ta thấy trong năm 2006 công ty đã xuất khẩu sang 9 nước Châu Âu, năm 2007 tổng số nước ở thị trường Châu Âu là 10 nước, tuy giảm đi một nước là Pháp nhưng lại tăng thêm 2 nước là Bungary và Malta. Sang năm 2008 là 14 nước Châu Âu, tuy giảm đi một thị trường là Ba Lan nhưng lại tăng thêm 4 nước khác là Đảo Síp, Ý, Hy Lạp và
Phần Lan. Trong các nước thuộc Châu Âu thì Đức là một thị trường lớn của công ty với tỷ trọng về doanh thu tăng liên tục trong ba năm và số lượng nhập khẩu của thị trường này cũng tăng lên với số lượng rất lớn 1.150.440 kg trong năm 2008. Trong năm 2006 thì thị trường BaLan chiếm tỷ trọng cao nhất trong các thị trường với giá trị là 1.396.745USD kế đến là thị trường Pháp với tỷ trọng 19% sau đó là Tây Ban Nha và Đức. Sang năm 2007 thì doanh thu trên các thị trường có sự thay đổi lớn, trong khi các thị trường lớn trong năm 2006 bị giảm doanh thu thì lại có một số thị trường tăng lên tiêu biểu là thị trường Đức từ 10% năm 2006 tăng lên 52% trong năm 2007. Xuất hiện thêm một thị trường mới là Thụy Sĩ, tuy mới xuất khẩu sang thị trường này những doanh thu của công ty trên thị trường này cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao là 9% với giá trị là 332.475USD. Trong năm này thì doanh thu của thị trường Nga bị giảm. Đây cũng là tình hình chung của toàn ngành xuất khẩu thủy sản bởi vì vào cuối năm 2006 một số doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang thị trường và sản phẩm được kiểm tra phát hiện vẫn còn tồn dư hoá chất. Vì vậy nước Nga đòi phải kiểm càng khắt khe hơn nữa tất cả các sản phẩm thuỷ sản được nhập từ phía Việt Nam và bắt đầu thực hiện từ 1/1/2007. Tuy không vi phạm nhưng công ty cũng bị ảnh hưởng bởi vì thủ tục kiểm tra càng khắt khe thì các khách hàng Nga càng hạn chế mua hàng của doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra do ảnh hưởng của thị trường Nga mà một số thị