Bất kể ở chế độ rỗi hay chế độ thoại thì giữa MS và hệ thống cũng luôn có sự trao đổi thông tin hai chiều với nhau. Một phần thông tin đó liên quan đến cường độ tín hiệu, chất lượng tín hiệu và vị trí tương đối của MS so với trạm BTS. Các thông tin này bao gồm cả thông tin về đường xuống lẫn đường lên, nhưng cả thông tin về đường xuống và đường lên đều được MS gửi lên hệ thống giúp hệ thống có cơ sở tính toán và quyết định cách hoạt động của MS đối với các cell. Tuy nhiên không phải lúc nào quá trình liên kết này cũng luôn hoạt động thông suốt
Khi chất lượng đường xuống và đường lên xấu đi đến một mức độ nào đó thì cuộc gọi không thể giữ được như bình thường và khi đó cuộc gọi sẽ bị mất kết nối.
Vấn đề này được gọi là rớt cuộc gọi. Như vậy nếu một trong hai đường lên hay xuống bị ảnh hưởng đề gây ra chất lượng cuộc gọi không tốt. Hiện tượng rớt cuộc gọi luôn luôn tồn tại trong mạng di động..
Khi tốc độ rớt cuộc gọi trên tổng hiệu năng của BSC, ta có thể kiểm tra hiệu năng của kênh TCH để đánh giá rớt cuộc là hiện tượng chung hay là hiện tượng riêng. Sau đó ta có thể đánh giá tốc độ rớt cuộc gọi trong một vài cells và trạm BTS. Nếu rớt cuộc gọi là một hiện tượng chung ta nên thực hiện việc kiểm tra cục bộ, ta hướng tới việc quy hoạch vùng phủ, quy hoạch các tham số của cell và quy hoạch tần số để phân tích các khối liên kết theo yêu cầu. Thêm vào đó ta có thể kiểm tra vấn đề truyền dẫn, các vấn đề về phần cứng thông qua việc xem xét các thông tin báo hiệu.
Hình 3.4 Quá trình phân tích rớt cuộc gọi
Hình3.4 là lộ trình phân tích được hãng Huawei đưa ra và áp dụng xuyên suốt quá trình tối ưu cho mạng di động GSM
Kiểm tra nếu tốc độ nghẽn kênh TCH được gây ra bởi sự chiếm đoạt TCH trong tất cả lúc bận qua việc phân tích phép đo hiệu năng kênh TCH của cell. Nếu nghẽn được gây ra bởi lưu lượng quá lớn, ta nên dự đoán lưu lượng thực của một cell và kiểm tra nếu các cell khác có thể chia sẻ lưu lượng. Nếu hiệu năng mạng sau khi tối ưu mà việc các cells chia sẻ lưu lượng vẫn nghẽn thì ta phải xem xét việc mở rộng thêm hiệu năng của mạng. Trong nhiều trường hợp, ta có thể cân bằng lưu lượng qua
việc điều chỉnh phạm vi vùng phủ, điều chỉnh giới hạn truy nhập, điều chỉnh CRO, ngưỡng chuyển giao, hoặc cho phép chuyển giao tải lưu lượng
Kiểm tra nếu các TRX của cell bị nghẽn làm việc bình thường. Việc thiệt hại và suy giảm hiệu suất của các kênh đường lên (uplink) có thể gây cản trở MS truy nhập vào các tế bào khác. Trong trường hợp này, nhiều cell sẽ xảy ra hiện tượng nghẽn. Việc đo hiệu suất chuyển giao bên trong cell sẽ suất hiện báo hiệu chuyển giao lỗi trong cell này. Trong trường hợp này ta nên truy xét các phần của TRX bên trong mỗi cell thông qua việc hiệu suất đo chất lượng thu Rxqual. Ngoài ra, ta cũng nên xem xét, tìm kiếm bên ngoài TRX có liên quan thông qua việc đo kiểm các TRX có báo hiệu bất thường.
Kiểm tra nếu tốc độ nghẽn liên quan đến nhiễu. Nếu nhiễu cũng xảy ra cùng trên cell này thì tốc độ rớt cuộc gọi của cell này cũng sẽ lên cao và nghẽn kênh SDCCH cũng sẽ tăng theo. Hơn thế nữa, RACH bên trong việc đo hiệu suất truy nhập ngẫu nhiên cũng bị nghẽn, và tỷ lệ thành công cũng giảm.
Bên dưới các điều kiện, nghẽn của một vài cell là kết quả của vùng phủ lớn vượt sang vùng phủ của cell khác cùng tần số. Trong trường hợp này, ta nên phân tích giá trị TA( time advance) và Rxlev thông qua kiểm soát mức độ công suất trung bình, mức độ trung bình của rớt cuộc gọi, và TA. Trong trường hợp này, ta cũng nên sử dụng driving test để xác định vùng phủ của từng miền của cell. Truy vấn theo sự hoạt động TCH của các cell liền kề ta có thể xác định được nghẽn xảy ra nếu các cell liền kề lỗi. Ta có thể xác định lý do bị lỗi là do công suất đường xuống lớn hơn công suất công suất đường lên.
Việc chuyển giao cũng có thể thường xuyên xảy ra nghẽn trên TCH. Thông qua tỉ lệ chuyển giao cuộc gọi thành công. Ta có thể kiểm tra nếu tỉ lệ đó là hợp lý hay chưa hợp lý .