Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất CĂQ của huyện

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.pdf (Trang 105 - 112)

III. Thu nhập/ngƣời/tháng(1.000đ)

3.2.4. Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất CĂQ của huyện

Cây ăn quả, đặc biệt là cây bƣởi hiện nay chƣa đƣợc đầu tƣ thoả đáng, từ chọn giống, quy trình trồng, chăm sóc chƣa đƣợc hƣớng dẫn tới nông dân. Cây ăn quả phát triển nhờ tự nhiên, tác động của con ngƣời chủ yếu là lao động, xới cỏ, bắt sâu,… hầu hết các vƣờn cây chƣa đƣợc đầu tƣ phân bón đúng mức, thiếu các nguyên tố vi lƣợng nên quả có hiện tƣợng nhỏ đi, dị hình mẫu mã không đẹp mà chất lƣợng không còn giữ đƣợc nguyên bản, diện tích không đƣợc mở rộng

- Chọn giống: Sử dụng các loại giống tốt, với bƣởi là hai giống (bƣởi Sửu và bƣởi Khả Lĩnh), phát triển tốt ở các vùng đất bãi phù sa ven sông.

Phƣơng pháp nhân giống đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp ghép mắt những cây bố mẹ đã đƣợc bình tuyển sang cây giống ƣơm trong túi bầu, ghép trong nhà lƣới cách ly để tạo cây giống khoẻ mạnh, sạch sâu bệnh (lai ghép theo quy trình kỹ thuật của Viện rau quả TW).

Xây dựng vƣờn ƣơm giống tại xã Ngọc Quan, Hùng Long, huyện thành lập tổ chuyên sản xuất giống có trách nhiệm trồng các cá thể bố mẹ tốt để cung cấp mắt ghép, sản xuất cây giống cung cấp cho các xã trong vùng theo kế hoạch từng năm.

- Quản lý giống: Cây giống đƣợc quản lý nghiêm ngặt các cây giống gốc phải có hồ sơ lý lịch theo dõi cụ thể. Toàn bộ diện tích trồng mới phải đƣợc trồng bằng nguồn giống tại vƣờn ƣơm qua việc ký hợp đồng mua giống cụ thể của các xã phù hợp với diện tích đƣợc mở rộng hàng năm.

- Chăm sóc: Phải đầu tƣ đủ 15 tấn phân hữu cơ cho 1 ha cây trồng, thực hiện thâm canh ngay từ ban đầu với bƣởi mật độ là 300 cây/1ha, cây vải là 200 cây/ha. Năm 1, năm 2 có thể trồng xen một số cây họ đậu vừa thu thêm sản phẩm phụ trên diện tích đất canh tác và có tác dụng giữ ẩm, cải tạo đất, tăng độ xốp, thoáng thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng.

Tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho hộ nông dân tham gia trồng mới, để mỗi hộ nắm bắt đƣợc kiến thức cơ bản áp dụng vào sản xuất từ khâu quy hoạch vƣờn, chọn đất, chọn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản sản phẩm.

- Phòng chống sâu bệnh: Các bệnh mà cây ăn quả thƣờng mắc đó là sâu vẽ bùa hại bƣởi ở mức trung bình, chƣa phổ biến, nhện đỏ ở mức cao hơn, ruồi vàng bị bệnh ở mức trung bình làm giảm màu sắc quả. Sâu đục thân cành, bệnh loét thân, cành ở mức trung bình, bệnh vàng lá ở mức cao. Vì vậy, đòi hỏi ngƣời làm vƣờn phải tuân thủ quy trình phun thuốc định kỳ 1 tháng 1 lần cho vƣờn cây ăn quả.

Tiếp tục tăng cƣờng công tác chăm sóc diện tích cây ăn quả đã trồng. Đặc biệt chú trọng diện tích bƣởi trồng từ vụ thu 2006 đến năm 2007. Vận động hộ nông dân đầu tƣ thêm phân hữu cơ, kết hợp với các biện pháp giữ ẩm, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú trọng biện pháp đốn tỉa cành, xử lí mầm dại, tạo điều kiện cho bƣởi phát triển cân đối, sử dụng các chế phẩm bón qua lá để tăng cƣờng dinh dƣỡng cho bƣởi.

- Chỉ đạo trồng dặm, trồng bổ sung diện tích bƣởi sinh trƣởng quá kém có khả năng không cho sản phẩm. Chuẩn bị các điều kiện kĩ thuật cho trồng dặm, trồng bổ sung để diện tích này phát triển bình thƣờng không bị cạnh tranh về dinh dƣỡng.

Dự kiến suất đầu tƣ trồng mới và chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây bƣởi là 43.423 triệu đồng/ha, trong đó chi phí về phân hữu cơ đã tăng lên đáng kể tới 9 triệu đồng/ ha, chi phí lao động cả lao động thƣờng và lao động kỹ thuật là 21,6 triệu đồng/ha (bảng 3.7).

Dự kiến suất đầu tƣ trồng mới và chăm sóc kiến thiết cơ bản cho 1 ha cây vải là 33,781 triệu đồng, trong đó chi phí giống, vật tƣ là 17,881 triệu đồng, chi phí lao động là 15,9 triệu đồng/ha, công lao động thƣờng là 13,4 triệu đồng, công lao động kỹ thuật 1,5 triệu đồng(bảng 3.8).

- Tiếp tục công tác tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật đến hộ nông dân.Tập trung vào các biện pháp kỹ thuật chăm sóc phòng trừ sâu bệnh có liên quan đến chất lƣợng cây bƣởi. Phối hợp đài truyền thanh truyền hình huyện đƣa thông tin các lớp tập huấn trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, kết hợp 2 phƣơng pháp giữa lý thuyết-thực hành để nông dân dễ tiếp thu. Chú trọng các mô hình xây dựng thời kì đầu dự án, tác động các biện pháp kỹ thuật để diện tích này nhanh chóng cho sản phẩm và ổn định chất lƣợng làm cơ sở thực tiễn thuyết phục động viên nhân dân chăm sóc cây ăn quả.

Các giống cây ăn quả đặc sản (cây bƣởi, cây vải) phát triển tại huyện Đoan Hùng là cây lâu năm có chu kì sinh vật và kinh tế dài, vì vậy phƣơng pháp tính toán là tính chung cho cả giai đoạn (gồm có trồng mới và chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản).

Bảng 3.7. Dự kiến suất đầu tƣ 1ha bƣởi trồng mới và thời kỳ kiến thiết cơ bản của huyện

Hạng mục ĐVT Đơn giá

(1000đ)

Năm trồng mới Chăm sóc thời kỳ KTCB Trồng mới và chăm sóc

Khối lƣợng Thành tiền (1000đ) Khối lƣợng Thành tiền (1000đ) Khối lƣợng Thành tiền (1000đ) Tổng 23.808 19.624 43.432 I. Giống, vật tƣ

1. Cây giống Cây 10 300 3.000 300 3.000

2. Phân hữu cơ tấn 300 20 6.000 10 3.000 30 9.000

3. Đạm urê Kg 7 200 1.400 100 700 300 2.100 4. Lân Supe Kg 3,44 300 1.032 150 516 450 1.548 5. Kali sunphat Kg 3,44 400 1.376 200 688 600 2.064 6. Vôi bột Kg 0,22 500 110 1000 220 1500 330 7. Thuốc BVTV Kg 120 7 840 10 1.200 17 2.040 8. Công cụ rẻ tiền 1000đ 150 200 350

II. Công lao động

1. Công lao động công 30 290 8.700 380 11.400 670 20.100

2. Công kỹ thuật công 50 10 500 20 1.000 30 1.500

III. Chi khác 1000đ 700 700 1.400

Nguồn: Phương án tác giả xây dựng.

Bảng 3.8. Dự kiến suất đầu tƣ 1ha vải trồng mới và chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản của huyện

Hạng mục

ĐVT Đơn giá (1000đ)

Năm trồng mới Chăm sóc thời kỳ KTCB Trồng mới và chăm sóc Khối lƣợng Thành tiền (1000đ) Khối lƣợng Thành tiền (1000đ) Khối lƣợng Thành tiền (1000đ) Tổng 18.391 15.390 33.781 I. Giống, vật tƣ

1. Cây giống cây 7 200 1.400 200 1.400

2. Phân hữu cơ Tấn 300 15 4.500 7 2.100 22 6.600

3. Đạm urê kg 7 150 1.050 80 560 230 1.610 4. Lân Supe kg 3,44 200 688 100 344 300 1.032 5. Kali sunphat kg 3,44 350 1.204 200 688 550 1.892 6. Vôi bột kg 0,22 450 99 900 198 1350 297 7. Thuốc BVTV kg 120 5 600 10 1.200 15 1.800 8. Công cụ rẻ tiền 1000đ 150 200 350

II. Công lao động

1. Công lao động công 30 250 7.500 280 8.400 530 15.900

2. Công kỹ thuật công 50 500 20 1.000 30 1.500

III. Chi khác 1000đ 700 700 1.400

Nguồn: Phương án tác giả xây dựng

Bên cạnh những cây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ cây bƣởi vải, vùng còn sản xuất một số loại quả khác nhƣ chuối, dứa, na,… nhƣng điều kiện vận chuyển quả tƣơi lại rất cồng kềnh khó bảo quản khó khăn về chế biến. Vì vậy các sản phẩm quả nhƣ chuối chủ yếu phục vụ thị trƣờng tại chỗ và vùng lân cận. Huyện Đoan Hùng cần đặc biệt chú ý đến nhóm cây ăn quả chính (bƣởi đặc sản, vải). Trong đó cây bƣởi thu đƣợc lãi thuần trong dự kiến là 61,05triệu đồng/ ha, cây vải 41,2triệu đồng/ha, một số cây ăn quả khác bƣớc đầu cũng cho kết quả tốt.

Cây bƣởi đặc sản (cây trên 15 năm tuổi) cho sản phẩm quả dễ tiêu thụ bảo quản và chế biến hơn cây vải mà giá bán quả lại cao hơn, tuy nhiên hiện tại hiệu quả kinh tế của quả vải cao hơn quả bƣởi lãi thuần/1 công lao động của bƣởi là 169,6 nghìn đồng, của vải là 170,5 nghìn đồng), về lâu dài cây bƣởi tạo đƣợc thƣơng hiệu là sản phẩm đặc trƣng của vùng nên có nhiều dự án hỗ trợ cho các hộ nông dân trồng cây vải.

Các cây có hiệu quả kinh tế trung bình là chuối, dứa, cây ăn quả có hiệu quả thấp là cây xoài, giai đoạn 2015 sẽ không gia tăng diện tích thậm chí chặt bỏ một số lƣợng lớn cây xoài để trồng bƣởi.

- Hiệu quả về xã hội và môi trƣờng đến năm 2015 diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt 6.050ha. Vì vậy một số lƣợng lớn lao động đƣợc sử dụng vào sản xuất cây ăn quả, phục vụ cụm chế biến (nhà máy và lò sấy), dịch vụ khu du lịch sinh thái vƣờn cây ăn quả. Giải quyết việc làm cho khoảng trên 4 nghìn lao động chính tại địa phƣơng (tƣơng đƣơng hơn 100 vạn ngày công).

Phát triển cây ăn quả có bộ tán lớp góp phần hạn chế xói mòn, rửa trôi mất chất dinh dƣỡng của đất vùng đồi núi, nâng cao cải thiện môi trƣờng sinh thái trong lành, tạo cảnh quan du lịch sinh thái. Vì vậy phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung là một tất yếu khách quan.

Bảng 3.9. Dự kiến kết quả kinh tế thu đƣợc trên 1 ha cây ăn quả đến 2015

(Đơn vị tính: triệu đồng)

TT Chủng loại cây

Chu kỳ

kinh tế Chi Thu

Năm Tổng số A IC LĐ LĐ gia đình NSBQ tấn sp Giá bán (Tr.đồng/ tấn) GO VA MI Pr 1 Bƣởi các loại 30 26,000 1,5 13,7 10,8 4,50 8,5 9,5 80,750 67,050 65,55 61,05 2 Vải 20 17,250 1,5 8,500 7,25 4,00 9,2 6,0 55,200 46,700 45,200 41,200 3 Xoài 30 19,760 1,2 10,760 7,8 2,55 8,5 2,5 21,250 10,490 9,290 6,740 4 Nhãn 20 17,100 1,5 8,3 7,3 4,00 7,5 5,5 41,250 32,950 31,450 27,450 5 Chuối 30 12,530 0,9 6,250 5,38 2,60 10,0 4,0 40,000 33,750 32,850 30,250 6 CAQ khác 15 12,820 0,8 5,670 6,35 3,30 8,5 4,5 38,250 32,580 31,780 28,480

Nguồn: Phương án tác giả xây dựng

Bảng 3.10. Dự kiến hiệu quả kinh tế trên 1 ha cây ăn quả đến 2015

TT loại cây Chủng GO/IC VA/IC MI/IC Pr/IC GO/TC VA/TC lần lần lần lần lần lần MI/TC lần Pr/TC lần GO/1LĐ VA/1LĐ MI/1LĐ 1000đ 1000đ 1000đ Pr/1LĐ 1000đ 1 Bƣởi các loại 5,894 4,894 4,785 4,456 3,106 2,579 2,521 2,348 224,3 186,3 182,1 169,6 2 Vải 6,494 5,494 5,318 4,847 3,200 2,707 2,620 2,388 228,4 193,2 187,0 170,5 3 Xoài 1,975 0,975 0,863 0,626 1,075 0,531 0,470 0,341 81,7 40,3 35,7 25,9 4 Nhãn 4,970 3,970 3,789 3,307 2,412 1,927 1,839 1,605 169,5 135,4 129,2 112,8 5 Chuối 6,400 5,400 5,256 4,840 3,192 2,694 2,622 2,414 223,0 188,2 183,2 168,7 6 CAQ khác 6,746 5,746 5,605 5,023 2,984 2,541 2,479 2,222 180,7 153,9 150,1 134,6

Nguồn: Phương án tác giả xây dựng.

3.2.5. Các giải pháp về khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả của huyện

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.pdf (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)