Khái niệm, ý nghĩa phương pháp phân tích kinh doanh

Một phần của tài liệu Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh của công ty Nông sản thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ.pdf (Trang 26)

2.1.5.1. Khái niệm

Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm tàng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hoạt động SXKD ở doanh nghiệp.

2.1.5.2. Ý nghĩa

- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cơ chế cải tiến cơ chế quản lý.

Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp mình, từ đó giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu đúng đắn cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.

- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở để ra quyết định kinh doanh.

- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp.

- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng phòng ngừa rủi ro. Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài để họ có thể có những quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay,… với doanh nghiệp.

2.1.5.3. Phương pháp phân tích kinh doanh

 Phương pháp so sánh: Khi lựa chọn phương pháp này cần nắm vững 3 nguyên tắc sau:

- Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện.

- Điều kiện so sánh được: cần được quan tâm cả về thời gian lẫn không gian Thời gian: là các chỉ tiêu tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán phải thống nhất trên ba mặt: cùng phản ánh nội dung kinh tế, cùng một phương pháp tính toán, cùng một đơn vị đo lường.

Không gian: các chỉ tiêu cần phải được qui đổi về cùng qui mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

- Kỹ thuật so sánh

So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.

So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biều hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất.

So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung: là kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung.

Mức biến động

tương đối = Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc x Hệ số điều chỉnh Quá trình phân tích kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo ba hình thức:

So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các BCTC, nó còn được gọi là phân tích theo chiều dọc.

So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định các tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ trên các BCTC, còn gọi là phân tích theo chiều ngang.

So sánh xác định xu hướng và tính liện hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh uy mô chung và chúng có thể được xem xét nhiều kỳ để ta có thể thấy rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.

 Phương pháp phân tích nhân tố là phân tích các chỉ tiêu tổng hợp và các nhân tố tác động vào các chỉ tiêu ấy.

- Phân tích nhân tố thuận: là phân tích chỉ tiêu tổng hợp sau đó mới phân tích các nhân tố hợp thành nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu phân tích.

Phương pháp tính số chênh lệch: là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, nhằm phân tích nhân tố thuận, ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế.

- Phân tích nhân tố nghịch: là phải phân tích từng nhân tố của chỉ ti êu tổng hợp rồi mới tiến hành phân tích các chỉ tiêu tổng hợp.

2.1.5.4. Phân tích và một số tỷ số đánh giá hiệu quả kinh doanh

Phân tích hiệu quả kinh doanh

Phân tích theo chiều ngang sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian, sẽ làm nổi rõ sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ các khoản mục theo thời gian.

- Lượng thay đổi được tính bằng cách lấy mức độ của kỳ hiện tại trừ đi mức độ của kỳ cơ sở.

- Tỷ lệ phần trăm thay đổi được tính bằng cách chia lượng thay đổi cho mức độ của năm gốc.

- Tỷ lệ phần trăm giữa năm này và năm khác được tính bằng cách lấy mức độ của năm hiện hành so với mức độ của năm cơ sở.

Qua tính toán các chỉ tiêu lượng thay đổi, tỷ lệ thay đổivà tỷ lệ so sánh giữa các năm sẽ thấy được biến động của từng khoản mục trên báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó nhà phân tích sẽ nhận ra những khoản mục nào có biến động lớn cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân.

Lợi nhuận về tiêu thụ hàng hóa = Tổng doanh thu – các khoản giảm trừ doanh thu – Thuế tiêu thụ - Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Sự biến động lợi nhuận là do ảnh hưởng của các nhân tố: - Do tổng doanh thu bán hàng thay đổi

Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi thì tổng doanh thu bán hàng có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận, tức là doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng và

- Do các khoản giảm trừ doanh thu thay đổi

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại; cò mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận tức là các khoản giảm trừ doanh thu càng lớn thì lợi nhuận càng nhỏ và ngược lại.

- Do giá vốn hàng bán thay đổi

Giá vốn hàng bán là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, thì nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thu mua thì sẽ làm tăng lợi nhuận và ngược lại.

- Do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thay đổi

Các khoản chi phí này càng phát sinh thì càng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó cần xem xét mức biến động của chi phí để có thể đánh giá hợp lý các khoản chi.

=> Tổng hợp các nhân tố làm tăng giảm lợi nhuận  Một số tỷ số đánh giá hiệu quả kinh doanh

- Tỷ lệ lãi gộp: thể hiện quan hệ giữa lãi gộp và doanh thu. Công thức tính:

Lãi gộp là chênh lệch giữa giá bán và giá vốn.

Tỷ lệ lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp.

Tỷ lệ lãi gộp cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của chi phí, là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doanh. Nếu giá bán vẫn giữ nguyên nhưng tỷ lệ lãi gộp vẫn giảm thì ta có thể kết luận là chi phí tăng lên. Lúc này vấn đề cần đặt ra là có phải doanh nghiệp đang ở trong tình thế cần phải tăng chi phí để giữ vững thị phần hay không.

Tỷ lệ lãi gộp càng cao chứng tỏ phần giá trị mới sáng tạo của hoạt động sản xuất để bù đắp phí tổn ngoài sản xuất càng lớn, và doanh nghiệp cần được đánh giá cao. Tỷ lệ lãi gộp càng thấp giá trị mới sáng tạo của hoạt động sản xuất càng nhỏ và nguy cơ bị lỗ càng cao.

Lãi gộp

Tỷ lệ lãi gộp = x 100

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu (ROS)

Tỷ lệ này cho biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Hệ số này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành bởi nó phản ánh chiến lược giá của công ty và khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động.

- Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản có (ROA)

Đo lường khả năng sinh lời của một đồng tài sản.

Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và có hiệu quả.

ROA chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng (ROS) và số vòng quay tài sản. Mối liên hệ này là:

- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Cho thấy một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng.

Các nhà đầu tư rất quan tâm đến hệ số này bởi đây là khả năng thu nhập mà họ có thể nhận được nếu họ quyết định đặt vốn vào công ty.

Lãi thuần

ROA = x 100

Tài sản Lãi thuần

ROS = x 100

Doanh thu thuần

ROA = Hệ số lãi ròng ROS x Số vòng quay tài sản

Lãi ròng Doanh thu

= x

Doanh thu Tài sản

Lãi thuần

ROE = x 100

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thu thập được là số liệu thứ cấp lấy từ sổ kế toán, báo cáo t ài chính do phòng kế toán của Công ty Nông sản Thực phẩm xuất khẩu cung cấp.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Đối với mục tiêu xác định kết quả kinh doanh của công ty Nông sản thực phẩm Cần Thơ được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.

Đối với mục tiêu phân tích kết quả kinh doanh về doanh thu, chi phí, lợi nhuận được tiến hành theo phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối và được so sánh theo chiều ngang và chiều dọc. Bên cạnh đó sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá kết quả kinh doanh.

Đối với mục tiêu đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty được thực hiện bằng cách căn cứ vào kết quả phân tích hoạt động công ty qua ba năm liên tục.

CHƯƠNG III

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ CẦN THƠ

3.1.1. Lịch sử hình thành

Công ty NSTPXK Cần Thơ được thành lập vào năm 1980 với tên gọi ban đầu là Công ty Hợp danh chế biến hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu.

Ngày 06/05/1983 căn cứ vào quyết định số 110/QĐUBND tỉnh Hậu Giang (cũ) ban lãnh đạo đã quyết định chuyển công ty hợp danh sang hình thức quốc danh với tên gọi là công ty NSTPXK Hậu Giang.

Trong thời gian đầu công ty hoạt động còn bị nhiều hạn chế do cơ chế tập trung bao cấp, bộ máy quản lý cồng kềnh kém hiệu quả mặc dù công ty đã có nhiều cố gắng, tích cực hoạt động. Đến năm 1986 cơ chế kinh tế được đổi mới chuyển từ cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh tế. Với sự thay đổi đó, Công ty tự thích ứng bằng cách chủ động tiếp cận nền kinh tế thị trường, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới cơ chế quản lý và mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.

Năm 1988 Bộ luật đầu tư được quốc hội thông qua đã tạo tiền đề phát triển cho công ty. Hành lang pháp lý đã được mợ rộng, Công ty có điều kiện tiến hành tìm hiểu, đi sâu đầu tư vào thị trường nước ngoài như góp vốn liên doanh với công ty Việt Sing của Hồng Công với tỷ lệ vốn góp là 45%.

Ngày 28/11/1992 theo quyết định số 1374/QĐ UBTP về việc th ành lập doanh nghiệp nhà nước, ban hành kèm theo quy định số 338/HĐBT ngày 20/11/1991 của Bộ trưởng Bộ thương mại công nhận MEKONIMEXCLNS là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Cần Thơ, tổ chức doanh nghiệp theo hình thức quốc doanh, hạch toán độc lập có con dấu riêng có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp.

Ngày 28/11/1998 Công ty ký kết thành lập liên doanh dầu khí hóa lỏng MEKONG (MEKONG GAS) với hai đối tác là công ty chế biến liên doanh dầu mỏ thuộc Petro VN và STALOIC của Na Uy.

Hiện nay trụ sở chính của công ty NSTPXK Cần Thơ đặt tại số 152- 154 đường Trần Hưng Đạo Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ với tên thương mại MEKONIMEXCLNS, tên giao dịch quốc tế là CANTHO AGRICULTURAL PRODUCT AND FOODTUFFEXPORT COMPANY.

3.1.2. Chức năng nhiệm vụ

Công ty NSTPXK Cần Thơ là một đơn vị kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Bên cạnh đó, công ty còn nhận ủy thác xuất khẩu, liên doanh với nước ngoài, nhập khẩu trực tiếp.

- Xuất khẩu: Trứng vịt muối, nông sản, thực phẩm,…

- Nhập khẩu: Vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ sản xuất công nông nghiệp, phụ tùng, phân bón, hóa chất,…

- Tổ chức thu mua, tiếp nhận và chế biến nguyên liệu nông sản theo đúng quy trình công nghệ chế biến xuất khẩu đảm bảo số lượng, chất lượng và thời hạn,…

- Nhận xuất nhập khẩu, ủy thác, gia công cho các đơn vị trong và ngoài nước. - Tham gia liên doanh liên kết với nước ngoài.

Ngoài ra công ty còn có nhiệm vụ:

- Nghiên cứu thị trường tìm đối tác kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng hóa. - Phấn đấu thu ngoại tệ.

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường và an toàn chính trị.

- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực quả lý của các bộ công nhân viên.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty 3.1.3.1. Bộ máy tổ chức

Hình 11: Sơ đồ tổ chức của công ty

Hiện nay, Công ty gồm có những bộ phận sau:

- Ban Giám đốc: 4 người có nhiệm vụ điều hành các công việc đối nội và đối ngoại trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.

- Phòng kế toán tài vụ: 10 người có nhiệm vụ lưu trữ sổ sách hạch toán kinh doanh nhập khẩu (Thanh toán các hợp đồng mua bán, nợ phải trả,…), quyết toán hàng quý, hạch toán, thống kê, quản lý vốn, theo dõi tỷ giá hối đoái, tham mưu cho lãnh đạo các chính sách tài chính. Ban Giám Đốc P. Kế hoạch P. Kế toán P. Hành chính PX vịt muối PX. Bao bì Chi nhánh TP HCM PX nấm rơm muối Đơn vị liên doanh XN may mặc XN thức ăn gia súc MEKO XN thủ công mỹ nghệ XN dày da Tây Đô XN dầu khí hóa lỏng XN long vũ MEKO XN Petro MEKONG

- Phòng kế hoạch: 10 người có nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp cận thị trường, lập kế

Một phần của tài liệu Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh của công ty Nông sản thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ.pdf (Trang 26)