Doanh số cho vay.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Chi nhánh Cần Thơ.DOC (Trang 51 - 55)

II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN, GIAI ĐOẠN 2003-2005

2. Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn.

2.1. Doanh số cho vay.

Hoạt động tín dụng là hình thức đầu tư chủ yếu của EIB Cần Thơ. Nĩ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng cung cấp tín dụng dung để bù đắp vốn tạm thời thiếu hụt của các hộ sản xuất kinh doanh, đáp ứng vốn cho việc thành lập doanh nghiệp mới, mở rộng qui mơ sản xuất … đồng thời đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân trên địa bàn. Cùng với sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây của thành phố, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cũng được nâng cao lên.

Bảng 17: Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn, giai đoạn 2003-2005.

ĐVT: Triệu đồng.

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 849.837 94,73 896.523 97,7 1.092.690 95,2 46.686 5,5 196.167 21,89 Trung hạn 47.288 5,27 51.630 2,3 54.648 4,8 4.342 9,1 3.018 5,85 Tổng cộng 897.125 100 948.153 100 1.147.338 100 24.028 2,68 226.185 24,55

(Nguồn: Phịng Kế tốn EIB Cần Thơ.)

Qua bảng ta thấy nhu cầu cho vay vốn của Ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn (chiếm trên 94%). Điều này cũng dễ hiểu vì Ngân hàng và khách hàng luơn cẩn trọng trước những biến động khá phức tạp của thị trường, nhưng chiến lược lâu dài thì Ngân hàng cần tăng vốn cho vay dài hạn.

+ Cho vay ngắn hạn: Qua các năm, doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên. Năm 2003 là 849.837 triệu đồng, năm 2004 là 896.523 triệu đồng, tăng 46.686 triệu, tương đương 5,5%, sang năm 2005 là 1.092.690 triệu đồng, tăng 21,89% với số tiền tăng là 196.167 triệu đồng. Nguyên nhân là do lãi suất ngắn hạn của Ngân hàng khá hấp dẫn, đồng thời Ngân hàng cho vay ngắn hạn để quay đồng vốn nhanh hơn. Trong những năm gần đây, tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp ở Cần Thơ cũng cĩ những chuyển biến khởi sắc mới, đặc biệt là lĩnh vực chế biến thuỷ hải sản và các mặt hàng nơng sản, nên việc tài trợ việc xuất nhập khẩu của Ngân hàng cho các doanh nghiệp cũng tăng lên.

+ Cho vay trung dài hạn: Đối với cho vay trung hạn thì cĩ xu hướng giảm dần. Năm 2003, Ngân hàng cho vay 47.288 triệu đồng tương đương chiếm 5,27% tổng doanh số cho vay cả năm, sang năm 2004 thì đạt được 51.630 triệu đồng, tỷ trọng cũng giảm dần, chiếm 2,3% so với năm 2003. Đến năm 2005 đạt 54.648 triệu tăng so với 2004 là 3.018 triệu đồng, tức là 5,85% với tỷ trọng là 4,8% trên

tổng vốn cho vay. Ta thấy Ngân hàng chưa thật quan tâm đến cho vay trung hạn mặc dù trên lý thuyết nĩ đem lại lợi nhuận cao hơn cho vay ngắn hạn.

Tĩm lại, doanh số cho vay phản ánh số lượng và qui mơ hoạt động tín dụng của Ngân hàng, doanh số cho vay càng lớn thì họat động dụng càng lớn. Trong các năm qua, cơng tác tín dụng của Ngân hàng khá tốt, tăng đều qua các năm, trong đĩ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, cịn vay trung và dài hạn thì chiếm tỷ lệ thấp. Vì thế, Ngân hàng cần đầu tư mở rộng việc cho vay trung và dài hạn, tuy cĩ rủi ro lớn nhưng đem lại lợi nhuận cao. Đối tượng cần hướng tới là các khách hàng làm ăn cĩ hiệu quả, cĩ uy tín, cĩ vịng quay vốn nhanh nhằm đưa Ngân hàng ngày càng phát triển.

2.2. Doanh số thu nợ. .

Cơng tác thu nợ đĩng vai trị quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng, nĩ phản ánh chất lượng tín dụng hay khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, và nĩ cũng phụ thuộc vào khả năng, sự “mong muốn” trả nợ của khách hàng.

EIB Cần Thơ rất chú trọng vào cơng tác thu nợ. Trước khi chính thức quyết định cho vay vốn, Ngân hàng thường tiến hành quá trình thẩm định chặt chẽ nhu cầu và mục đích sử dụng vốn cũng như tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn hợp lý nhất. Khi đã cho vay, Ngân hàng thường xuyên theo dõi tình hình dụng vốn của khách hàng để kịp thời xử lý những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích hay tình hình doanh nghiệp vay vốn gặp khĩ khăn cĩ thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh tốn nợ vay. Đối với nợ đến hạn và nợ quá hạn, cán bộ sẽ gửi giấy thơng báo đến khách hàng để đơn đốc trả nợ, cĩ như vậy mới đảm bảo thu nợ đủ và đúng hợp đồng tín dụng đem lại hiệu quả tín dụng cao cho Chi nhánh.

Bảng 18: Tình hình doanh số thu nợ phân theo thời hạn giai đoạn 2003-2005.

ĐVT: Triệu đồng.

Chỉ tiêu

2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số

tiền % Số tiền %

Ngắn

hạn 791.942 95,43 831.885 95,18 1.015.694 95,9 39.934 5,04 183.809 22,1 Trung

Tổng

cộng 829.825 100 874.050 100 1.058.817 100 44.198 5,33 184.767 21,1

(Nguồn: Phịng Kế tốn EIB Cần Thơ.)

Do hạn chế việc cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước và đa dạng hĩa hình thức tín dụng, chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc thu nợ của Ngân hàng tăng lên, đặc biệt là vốn cho vay ngắn hạn. Năm 2003 thu được 829.825 triệu đồng, sang năm 2004 đạt 874.050 triệu đồng so với năm 2003, tăng 44.198 triệu đồng, tỷ trọng 5,33. Đến năm 2005 tăng 184.767 triệu đồng, tương đương tăng 21,1% so với năm 2004, tức thu được 1.058.817 triệu đồng, trong đĩ:

+ Cho vay ngắn hạn: Năm 2003, Ngân hàng thu nợ 791.942 triệu đồng, chiếm 95,43% trong tổng doanh số thu nợ của năm. Đến năm 2004 thu được 831.885 triệu đồng, chiếm 95,18% so với năm 2003, tăng 39.883 triệu đồng. Sang năm 2005 đạt 1.015.694 triệu đồng, tỷ trọng 95,9%, tăng 183.809 triệu đồng, tương đương tăng 22,1 % so với năm 2004. Ta thấy tình hình thu nợ ngắn hạn cĩ doanh số thu nợ ngày càng cao và tỷ trọng chiếm càng lớn, đĩ là do Ngân hàng cho vay ngắn hạn là chủ yếu để quay đồng vốn nhanh và giảm rủi ro, thứ hai nữa là do những chính sách thơng thống, đãi ngộ của Chính quyền thành phố đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm cho tình hình kinh tế trong những năm gần đây tăng trưởng mạnh mẽ, hoạt động sản xuất kinh ngày càng hiệu quả nên việc tạo ra lợi nhuận dễ dàng hơn và việc trả nợ được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Đây là những chuyển biến tích cực mà Chi nhánh đã thực hiện được. Trong những năm tới, Chi nhánh cần khai thác sâu hơn đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ vì họ thường vay số vốn ít nên việc trả nợ cũng dễ dàng hơn.

+ Cho vay trung dài hạn: Năm 2003, Ngân hàng thu nợ được 37.833 triệu đồng, chiếm 4,57%. Năm 2004, tăng được 42.165 triệu đồng, tỷ trọng 8,42%, so với 2003 thì tăng 4.282 triệu, tức tăng 11,3%. Đến năm 2005 tiếp tục tăng lên 958 triệu đồng tương đương tăng 2,27% so năm 2004, tức đạt được 43.123 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 4,07% trong tổng doanh số thu nợ trung hạn trong năm. Ta thấy tình hình thu nợ trung hạn khơng biến động nhiều do Ngân hàng giảm dần lượng tiền cho vay ở hình thức này vì khơng mấy hiệu quả. Mặt khác, về mặt lý thuyết thì doanh số thu nợ sẽ tăng giảm cùng với doanh số cho vay hay nĩi cách khác, doanh số thu nợ tỷ lệ thuận với doanh số cho vay. Thực tế những năm qua, doanh

số cho vay và doanh số thu nợ tăng, nhưng riêng phần cho vay trung hạn thì doanh số thu nợ giảm do nợ quá hạn của năm trước vẫn chưa thu hồi được. Song phải nhìn nhận một điều rằng, ta dùng chỉ tiêu so sánh giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ chỉ cĩ thể đánh giá một cách tương đối về tính hiệu quả của cơng tác thu nợ, bởi vì doanh số thu nợ mỗi năm phụ thuộc rất nhiều vào kỳ hạn trả nợ theo hợp đồng của khách hàng. Vì đây là loại tiền đưa lại lợi nhuận cao nếu khách hàng trả nợ đúng hạn, nên Ngân Hàng cần chú trọng hơn hình thức này, tăng cường cho vay kết hợp với thẩm định, kiểm tra cũng như phân tích tình hình hiệ tại, những chiều hướng tương lai của các khách hàng vay để bảo đảm việc thu nợ đúng kỳ hạn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Chi nhánh Cần Thơ.DOC (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w