4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
4.2.1. Doanh số cho vay
Bảng 10: Doanh số cho vay theo thời hạn
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh số cho vay 589.454 100 736.392 100 821.352 100 146.938 24,93 84.960 11,54 Ngắn hạn 352.729 59,84 480.829 65,30 553.210 67,35 128.100 36,32 72.381 15,05 Trung và dài hạn 236.725 40,16 255.563 34,70 268.142 32,65 18.838 7,96 12.579 4,92 ( Nguồn: Phòng Hành Chánh )
Năm 2006, doanh số cho vay là 589.454 triệu đồng, tăng 24,93% vào năm 2007 là 736.392 triệu đồng, sau đó lại tăng 11,54 % vào năm 2008 là 821.352 triệu đồng. Nhìn chung, doanh số cho vay tại chi nhánh tăng qua ba năm. Năm 2007 nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng mười năm qua nên nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp và cá nhân là rất lớn. Bên cạnh đó đối với mảng cho vay liên kết, hiện nay Sacombank đã tiến hành liên kết với nhều đơn vị kinh doanh bất động sản cũng như các doanh nghiệp bán xe, đây là một lợi thế khi giới thiệu sản phẩm đến cho khách hàng. Hơn nữa trong năm 2007, cán bộ tín dụng đã ký kết hợp đồng cho vay với rất nhiều trường học, các sở ban ngành trong địa bàn thành phố để khuyến khích cán bộ công nhân viên vay vốn cũng góp phần ổn định doanh số cho vay. Năm 2008 tốc độ tăng của doanh số cho vay chỉ đạt 11,54% giảm 13,39% so với 2007 vì trong năm 2008 hoạt động kinh tế của thành phố Cần Thơ gặp không ít khó khăn do biến động về giá cả thị trường nông sản, nguyên nhiên vật liệu, bất động sản bị đóng băng,… đã tác động đến công tác cho vay của ngân hàng.
Trong hoạt động của tín dụng Sacombank Cần Thơ, doanh số cho vay được tạo thành từ hai khoản mục: tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung và dài hạn. Trong đó tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm (năm 2006 là 59,84%, năm 2007 chiếm 65,3% và năm 2008 chiếm 67,35% trong doanh số cho vay) còn tín dụng trung và dài hạn thì có phần thu hẹp lại (năm 2006 là 40,16%, năm 2007 là 34,7%, đến năm 2008 chỉ còn 32,65%). Sự biến động của tỷ trọng tín dụng ngắn hạn và trung, dài hạn trong doanh số cho vay nguyên nhân là do cho vay ngắn hạn có thủ tục đơn giản, tính thanh khoản cao, lại ít rủi ro hơn so với trung và dài hạn. Hơn nữa vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn nên đầu tư vốn tín dụng ngắn hạn nhiều thì vòng quay
tín dụng sẽ nhanh hơn, khả năng xoay vòng vốn cao và rất an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn là 352.729 triệu đồng, năm 2007 là 480.829 triệu đồng tăng hơn so với 2006 là 128.100 triệu đồng tức là 36,32%, qua năm 2008 là 553.210 triệu đồng tăng trưởng 15,05% so với 2007. Trong năm đầu gia nhập WTO hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi, hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế của địa bàn thành phố Cần Thơ và khách hàng mục tiêu của ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần vốn để sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, hoặc phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, luân chuyển hàng hóa thích hợp cho vay ngắn hạn. Ngân hàng còn phát triển hình thức tín dụng góp chợ đặc trưng phù hợp với điều kiện kinh tế Cần Thơ góp phần làm tăng trưởng tín dụng ngắn hạn nói riêng và doanh số cho vay nói chung. Qua năm 2008 tăng trưởng kinh tế phát triển chậm lại do tác động suy thoái của nền kinh tế thế giới làm giảm khả năng vay vốn của các doanh nghiệp, hoạt động xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn, điều đó giải thích tại sao tăng trưởng tín dụng ngắn hạn năm 2008 chỉ đạt 15,05% giảm 21,27% so với 2007.
Còn doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2006 là 236.725 triệu đồng, năm 2007 là 255.563 triệu đồng tăng 18.838 triệu đồng tức là tăng 7,96% so với 2006, 2008 là 268.142 triệu đồng tăng 12.579 triệu đồng hay 4,92% so với 2007. Để hạn chế lạm phát và tăng giá, NHNN Việt Nam đã nâng mức dự trữ bắt buộc và thắt chặt cho vay chứng khoán và bất động sản nên tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng năm 2007 giảm 3,04% so với 2007. Thêm vào đó là sự xuất hiện của nhiều TCTD khác trên địa bàn TPCT, thị phần trên địa bàn thành phố cũng như khách hàng vay vốn cũng sẽ bị chia nhỏ ra bởi các TCTD này. Doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi nhân tố này nên tăng trưởng chậm là điều dễ hiểu. Trong năm 2008 tuy tình hình kinh tế khó khăn nhưng với những nổ lực của các cán bộ tín dụng và toàn thể ban lãnh đạo của Sacombank Cần Thơ thì ngân hàng vẫn giữ được mức tăng trưởng tín dụng ổn định đảm bảo mục tiêu an toàn – hiệu quả đã đề ra.
* Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn:
Bảng 11: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh số cho vay 589.454 100 736.392 100 821.352 100 146.938 24,93 84.960 11,54 SXKD 309.269 52,47 391.927 53,22 461.320 56,17 82.658 26,73 69.393 17,71 Tiêu dùng 219.047 37,16 248.952 33,81 260.971 31,17 29.905 13,65 12.019 4,83 Nông nghiệp 61.138 10,37 95.513 12,97 99.061 12,06 34.375 56,23 3.548 3,71 ( Nguồn: Phòng Hành Chánh )
+ Doanh số cho vay sản xuất kinh doanh:
Xét về mặt cơ cấu, ta thấy tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn và tăng dần qua các năm, cụ thể là năm 2006 cho vay sản xuất kinh doanh chiếm 52,47%, năm 2007 là 53,22%, năm 2008 tiếp tục tăng lên 56,17%, nguyên nhân là vì đây là lĩnh vực mà chi nhánh tập trung phát triển, khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất là rất lớn.
Doanh số cho vay sản xuất kinh doanh năm 2006 l à 309.269 triệu đồng, năm 2007 là 391.927 triệu đồng tăng 82.658 triệu đồng, về số tương đối là tăng 26,73% so với năm 2006; năm 2008 là 461.320 triệu đồng tăng 69.393 triệu đồng, về số tương đối là tăng 17,71% so với năm 2007. Thành phố Cần Thơ là một trong những trung tâm thương mại lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long do đó nhu cầu cho vay để bổ sung vốn, mở rộng qui mô ở các doanh nghiệp là cần thiết.
Hình 5: Doanh số cho vay theo thời hạn
- 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2006 2007 2008 Năm Tri ệ u đồng Ngắn hạn Trung hạn và dài hạn
Đặc biệt là tại chi nhánh có loại hình cho vay góp chợ - loại hình tín dụng đăc trưng của Sacombank đang được triển khai khá hiệu quả với lợi ích thời gian thu hồi vốn nhanh và phân tán rủi ro, vì vậy doanh số cho vay sản xuất kinh doanh luôn tăng trong ba năm qua. Về tỷ lệ tăng trưởng thì năm 2008 chỉ tăng 17,71% thấp hơn năm 2007 là 26,73%, do trong năm 2008 sản xuất kinh doanh chật vật bởi lãi suất cao, chi phí nguyên vật liệu cũng tăng vọt, khó khăn về đầu ra – sức cầu giảm góp phần làm suy yếu sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp dẫn đến việc tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng cũng không phải dễ dàng.
+ Doanh số cho vay tiêu dùng:
Trong khi đó vay tiêu dùng cũng biến động cụ thể là: năm 2006 vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng 37,16%, năm 2007 là 33,8% và 2008 giảm còn 31,77% trong tổng doanh số cho vay. Cho vay tiêu dùng chủ yếu là cho vay cán bộ nhân viên tại các cơ sở y tế, trường học… và các khoản cho vay để xây dựng, sửa chữa, mua sắm bất động sản, mua xe ô tô, mua sắm thiết bị phục vụ ngành nghề cá nhân, cho vay học tập, du học. Doanh số cho vay tiêu dùng tăng là do xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng lên. Năm 2006 cho vay tiêu dùng là 219.047 triệu đồng, năm 2007 là 248.952 tăng 29.905 triệu đồng tức là 13,65% so với 2006, năm 2008 là 260.971 triệu đồng tăng 12.019 triệu đồng hay 4,83% so với 2007. Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ - đa năng trên địa bàn, chi nhánh đang mở rộng loại hình cho vay này nhưng không phải là lĩnh vực mục tiêu nên doanh số chỉ tăng nhẹ. Năm 2008 nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế giảm dần, lạm phát cao ở đầu năm làm cho lãi suất thay đổi theo chiều hướng tăng dần, thị trường bất động sản trong tình trạng ngủ đồng kéo theo lượng vay tiêu dùng giảm dần nên tỷ lệ tăng của cho vay tiêu dùng chỉ đạt 4,83% giảm so với năm 2007 là 13,65%
+ Doanh số cho vay nông nghiệp:
Năm 2006 vay nông nghiệp chỉ chiếm 10,37% trong toàn doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn, đạt 61.138 triệu đồng. Mặc dù vậy, đến năm 2007 là 95.513 triệu đồng, chiếm 12,97%. Năm 2008 là 99.061 triệu đồng, chiếm 12,06%. Trong các mục đích vay vốn thì cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Ngân hàng chỉ cho vay trong việc trồng trọt, chăn nuôi, nông lâm, thủy sản và các dịch vụ phục vụ cho hoạt động nông nghiệp. Nhìn chung, xu hướng
tín dụng của chi nhánh giảm bớt hoạt động cho vay nông nghiệp vì nó chứa nhiều rủi ro như phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, giá cả thị trường và đối thủ cạnh tranh rất lớn trong lĩnh vực này là ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cũng ảnh hưởng đến công tác cho vay trong lĩnh vực này