Các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang.pdf (Trang 26 - 28)

Là những khoản tiền mà công ty bị khách hàng chiếm dụng, tùy vào tình hình cụ thể và chiến lược kinh doanh mà công ty có chính sách thu tiền hợp lý ở mổi giai đoạn khác nhau.

Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng tài sản, đồng thời sự biến động của chúng qua từng năm cũng theo chiều hướng tăng giảm khác nhau, cụ thể:

Năm 2006 khoản phải thu là 78.679 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 63% trên tổng tài sản.

Năm 2007 khoản phải thu đã giảm xuống chỉ còn 73.464 triệu đồng, giảm 5.215 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 7% so với năm 2006. Bên cạnh đó tỷ trọng trong năm cũng giảm xuống chỉ còn chiếm 54% trên tổng tài sản.

Năm 2008 khoản phải thu đã tăng lên về mặt giá trị đạt 104.555 triệu đồng, tăng 31.091 triệu đồng tương ứng 42% so với năm 2007. Khi đó tỷ trọng thì giảm rất đáng kể chỉ còn chiếm 49% trên tổng tài sản.

Để hiểu rõ hơn nguyên nhân làm cho khoản phải thu biến động như vậy ta tiến hành đi sâu phân tích các khoản mục cấu thành nên khoản phải thu như sau:

Bảng 4: CƠ CẤU CÁC KHOẢN PHẢI THU QUA 3 NĂM 2006 - 2008

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Phải thu khách hàng 77.647 98,70 78.592 106,98 105.673 101,07 2. Trả trước cho người bán 145 0,18 91 0,12 1.554 1,49 3. Các khoản phải thu khác 6.187 7,86 1.281 1,74 3.742 3,58 4. Dự phòng phải thu khó đòi -5.300 -6,74 -6.500 -8,84 -6.414 -6,14

Tổng cộng 78.679 100 73.464 100 104.555 100

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán )

hàng đạt 77.647 triệu đồng chiếm 98,70% trong tổng khoản phải thu. Năm 2007 là 78.592 triệu đồng tăng 945 triệu đồng tương ứng 1% so với năm 2006 và chiếm 106,98%. Nhưng đến năm 2008 con số này đã tăng lên đáng kể là 105.673 triệu đồng tăng 27.081 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 34% so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu làm cho khoản phải thu khách hàng tăng nhanh trong năm 2008 là do công ty đã tập trung bán sĩ cho các cửa hàng và những công trình với số lượng lớn.

+ Khoản trả trước cho người bán: Qua 3 năm có sự tăng giảm về mặt giá trị. Khoản mục này chủ yếu là các khoản ứng trước tiền để mua trang thiết bị cho các chi nhánh và kho hàng của công ty. Nhìn chung thì chúng chiếm tỷ lệ rất thấp và có ảnh hưởng không đáng kể đến tổng khoản phải thu.

+ Các khoản phải thu khác: Đây là khoản mục mang tính chất bất thường chủ yếu là các khoản tạm ứng, tiền ký quỹ mua hàng và các khoản thu hộ. Qua bảng trên ta thấy khoản trả trước cho người bán có sự tăng giảm trong 3 năm, cao nhất là năm 2006 đạt 6.187 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,86% so với tổng khoản phải thu, năm 2007 khoản mục này giảm xuống còn 1.281 triệu đồng và chỉ chiếm 1,74% so với tổng khoản phải thu. Nhưng đến năm 2008 khoản mục này tăng trở lại đạt 3.742 triệu đồng tăng 2.461 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 192% so với năm 2007 và chiếm 3,58% so với tổng khoản phải thu.

+ Dự phòng phải thu khó đòi: Đây là khoản mục mang số âm và làm giảm khoản phải thu, khoản mục này cũng có sự tăng giảm qua 3 năm và đạt cao nhất là năm 2007 với số tiền là 6.500 triệu đồng, đến năm 2008 thì giảm xuống chỉ còn 6.414 triệu đồng. Nguyên nhân là cho dự phòng phải thu kho đòi tăng nhanh trong năm 2007 là do sự biến động của nền kinh tế rất lớn làm cho một số khách hàng mất khả năng thanh toán với công ty.

Tóm lại: Khoản phải thu giảm trong năm 2007 là do khoản mục dự phòng phải thu khó đòi tăng và với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ tăng của khoản mục phải thu khách hàng. Nhưng đến năm 2008 thì khoản phải thu lại tăng lên do công ty đã tăng nhanh khoản phải thu khách hàng. Như vậy, với tình hình khoản phải thu có xu hướng tăng, điều này cho thấy công ty cần phải có những chính sách hợp lý trong việc thu hồi những khoản vốn bị chiếm dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang.pdf (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)