Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu thương hiệu Sacombank trong nền kinh tế hội nhập. Thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 72 - 73)

HIỆU MẠN HỞ VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚ

3.2.4.Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính

Nhóm giải pháp này nhằm giúp cho Sacombank nâng cao năng lực tài chính, quản trị tốt rủi ro nhằm điều hành kinh doanh một cách mạnh dạn và đạt hiệu quả cao, cụ thể :

Tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng vốn chủ sở hữu một cách nhanh chóng và an toàn : Vốn chủ sở hữu là yếu tố tài chính quan trọng nhất, nó

là điều kiện cơ bản đảm bảo tiền gởi của khách hàng, một khi gặp rủi ro trong kinh doanh ( như xử lý các khoản nợ khó đòi, tạo khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng). Tuy thời gian qua thị trường chứng khoán ảm đạm, giá cổ phiếu (STB) của Sacombank đang rớt giá nhưng nhìn về tương lai thì cổ phiếu ngành tài chính – ngân hàng vẫn là loại chứng khoán có tiềm năng lớn trong tương lai. Mặc dù vốn điều lệ của Sacombank đã tăng mạnh so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trong thời gian qua tuy nhiên còn nhỏ bé so với các ngân hàng trên thế giới và khu vực. Do đó, Sacombank cũng cần có chiến lược thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài từ bây giờ để chuẩn bị tiền đề cho việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài khi Nhà nước mở hạn mức đầu tư tối đa (room) cho đối tượng này trên mức 30% như hiện nay.

Tăng cường công tác huy động vốn : Tiếp tục mở rộng mạng lưới chi

nhánh và phòng giao dịch toàn quốc, bảo đảm thuận tiện cho huy động vốn; hiện đại hóa công nghệ gắn liền với đổi mới phong cách giao dịch của nhân viên, tạo sự tôn trọng của ngân hàng đối với người gửi tiền.

Quản lý tốt rủi ro : thực hiện quản trị ngân hàng từ chiều rộng sang chiều sâu theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro thông qua việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản trị nội bộ, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và chế độ báo cáo thường xuyên. Quản lý rủi ro tín dụng, giảm dư nợ xấu bằng cách tiếp tục cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng có sự cân đối giữa các kỳ hạn huy động và cho vay; cho vay phân tán vào các ngành lĩnh vực có nhu cầu vốn thực sự, tránh tình trạng tập trung cho vay vào các lĩnh vực đầu cơ như bất động sản và chứng khoán như thời gian qua. Cần đẩy mạnh phát triển bộ phận quản lý rủi ro về tỷ giá, lãi suất.

Phải đảm bảo thanh khoản với mức độ cần thiết trong kết cấu tài sản có

và mức độ sinh lãi có thể chấp nhận được. Tức phải đảm bảo toàn bộ giá trị tài sản có phải lớn hơn các khoản nợ phải thanh toán ở mọi thời điểm. Nếu trong kinh doanh vốn cho vay không có khả năng thu hồi và lỗ trong nghiệp vụ chứng khoán sẽ làm cho giá trị tài sản có xuống thấp hơn tài sản nợ.

Nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc định hướng kinh doanh rõ

ràng, triển khai thực hiện và kiểm tra kiểm soát chỉ tiêu chặt chẽ. Đồng thời, có những chính sách khen thưởng kịp thời, hợp lý cho những chi nhánh, phòng giao dịch thực hiện vượt mức chỉ tiêu được giao, có chế độ lương thưởng hợp lý cho từng chức vụ, vị trí đặc biệt là đối với đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp.

Một phần của tài liệu thương hiệu Sacombank trong nền kinh tế hội nhập. Thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 72 - 73)