Nhiệt độ bể

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn - P5 (Trang 46 - 47)

3 Các cơ hội SXSH trong hoàn tất sản phẩm kim loại

3.3.2 Nhiệt độ bể

Nhiệt độ của một bể có thể tác động đến hiệu quả của quá trình mạ, và lượng dung dịch dính theo vật mạ. Ở nhiệt độ cao hơn, độ sệt (nhớt) của bể thấp hơn, và vì thế dung dịch dính theo vật mạ giảm đi. Mặt khác, nếu nhiệt độ vận hành cao hơn cũng có nghĩa là chi phí năng lượng cao hơn, và có thể làm hỏng các chất làm sáng. Doanh nghiệp cần phải cân nhắc về vấn đề này để xem nếu thay đổi nhiệt độ bể, hoặc lên hoặc xuống có thể thực sự giúp giảm chi phí hay không.

3.3.3 Ngăn thất thoát nhiệt và bay hơi

Các cách giảm thất thoát nhiệt và bay hơi từ các bể chứa:

• Cần cách nhiệt cho các bể được nung nóng để giảm thiểu thất thoát nhiệt. Dùng nắp đậy trong khi các bể không hoạt động.

• Thông thường, bóng và cặp nổi được sử dụng để giảm thiểu thất thoát nhiệt và hơi nước, và có thể chỉ cần vài tháng là hoàn vốn.

• Chất ngăn hơi hoá chất cũng có thểđược dùng trong một sốứng dụng để ngăn ngừa thất thoát do bay hơi.

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Viện Công nghệ công nghệp (1997), Australia, chỉ ra rằng: Bằng cách sử dụng chất chống bay hơi, nồng độ crôm trong lớp không khí phía trên bể mạ có thể giảm xuống chỉ còn 0,9% so với khi không sử dụng. Tương tự

cũng chỉ ra rằng việc áp dụng đồng thời cả chất ngăn bay hơi và bóng không mang lại lợi ích hơn nhiều so với việc áp dụng một phương pháp đơn lẻ.

3.3.4 Chống nhiễm bẩn dung dịch mạ

Sự tích tụ các chất nhiễm bẩn dần dần làm giảm hiệu quả của các dung dịch mạ, và dẫn tới việc phải thải loại các dung dịch này. Sự tích tụ các chất nhiễm bẩn, như bể xyanua bị nhiễm cacbonat, cũng làm tăng 50% lượng dung dịch dính theo vật mạ vì nó làm tăng độ sánh của dung dịch. Hiện có một số công nghệ hiệu chỉnh đơn giản có thể kéo dài tuổi thọ của dung dịch ở các bể bằng cách loại bỏ các chất nhiễm bẩn.

Lc: Hiện có các hệ thống lọc gắn trong hoặc ngoài các thùng chứa, và các thiết bị nhỏ hơn thích hợp với các doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Chiết xut kim loi t dung dch bng quy trình đin hoá: Việc chiết xuất kim

loại từ các dung dịch bằng các quy trình điện hoá cho phép loại bỏ các chất bẩn kim loại không mong muốn và chỉ còn lại các kim loại mong muốn trong dung dịch mạ, có thể thấy rõ nhất ứng dụng của phương pháp này trong việc loại bỏ đồng khỏi các bể mạ kẽm và nickel. Khi hàm lượng đồng quá cao, một thanh kim loại được đặt trong bể và cho một “dòng điện nhỏ” chạy qua. Ởđiện áp thấp, đồng sẽ bám vào bề mặt kim loại, còn phần lớn các chất phụ gia trong bể không ảnh hưởng. Mặc dù một số kim loại mạ (kẽm, nickel…) bị loại bỏ, nhưng khoản tiết kiệm từ việc kéo dài tuổi thọ của bể sẽ bù đắp lại những hao hụt này.

S dng nước chưng ct hoc nước kh ion hoá: Việc sử dụng nước chưng

cất hoặc nước khử ion hoá thay vì nước máy để bù cho lượng mất đi của các bể mạ kim loại sẽ làm giảm sự tích tụ các chất gây nhiễm bẩn các dung dịch, giảm lượng bùn cặn và giảm lượng dung dịch dính theo vật mạ ra ngoài. Nước máy chứa các chất gây nhiễm bẩn như canxi, sắt, magie, mangan, clo, cacbon, và photpho, do đó việc sử dụng nước chưng cất hay nước khử ion hoá sẽ loại bỏ sự xâm nhập của các chất gây nhiễm bẩn này.

Khuy trn cơ hc thay cho sc khí: Biện pháp sục khí có khuynh hướng làm

tăng chất nhiễm bẩn như dầu từ máy nén và cacbonic vào các bể và vì thế khuấy trộn cơ học có lẽ thích hợp hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng không khí, cần phải đảm bảo không khí đã được lọc để loại bỏ các chất gây ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn - P5 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)