Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí hoạt động đến lợi nhuận.
Qua phân tích tình hình chi phí ở trên ta thấy cả giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động đều tăng khiến cho tổng chi phí tăng lên đáng kể. Theo quan điểm của các nhà kinh tế thì sự gia tăng của chi phí sẽ làm giảm lợi nhuận bán hàng của doanh nghiệp, thế nhưng trong trường hợp này mặc dù chi phí của công ty qua 3 năm đều tăng nhưng lợi nhuận của công ty vẫn tăng lên do doanh thu của công ty qua 3 năm tăng cao hơn, tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí (xem Bảng 9, 10). Năm 2006 lợi nhuận bán hàng tăng 785 triệu đồng so với năm 2005.
Sang năm 2007, lợi nhuận bán hàng đạt 2.892 triệu đồng, tức tăng 672 triệu đồng (tăng 30,27 %) so với năm 2006. Lợi nhuận tăng là do doanh thu tăng (năm 2006 doanh thu là 33.093 triệu đồng tăng 22,12 % so với năm 2005, năm 2007 tăng 48,40 % so với 2006), trong khi đó các khoản chi phí gồm giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động tăng nhưng với tốc độ thấp hơn (năm 2006 tổng chi phí là 30.873 triệu đồng tăng 20,30 % so với năm 2005, năm 2007 tăng 15.347 triệu đồng tương đương 49,71 % so với năm 2006) Nhưng cụ thể hơn lợi nhuận bán hàng tăng là do những nhân tố nào mang lại được trình bày rõ qua sự phân tích các Bảng số liệu 11 và 12.
Năm 2006 so với năm 2005
Bảng 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN 2005 - 2006
ĐVT: Triệu đồng
Mặt hàng Tổng doanh thu Tổng giá vốn
q05 * g05 q06 * g05 q06 * g06 q05 * z05 q06 * z05 q06 * z06 1. Xăng 4.090 4.971 6.214 3.864 4.695 5.697 2. Dầu hoả 1.840 1.862 2.263 1.761 1.784 2.111 3. Diesel 11.764 11.956 14.531 10.981 11.160 13.410 4. Mazut 9.405 8.618 10.085 8.662 7.937 9.191 Tổng cộng 27.099 27.407 33.093 25.268 25.576 30.409
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán) z05, z06: giá vốn năm 2005, 2006
q05, q06: số lượng tiêu thụ năm 2005, 2006 g05, g06: giá bán năm 2005, 2006
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến lợi nhuận.
Tỷ lệ doanh thu năm 2006 so với năm 2005 (27.407/27.099) * 100 % = 101,14 %
Pq = (1,0114 - 1) * (27.099 – 25.268) = 21
Vậy, do sản lượng tiêu thụ tăng 1,14 % nên lợi nhuận tăng một lượng là 21 triệu đồng.
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng
PK2 = 27.407 – (25.576 + 396) = 1.435
⇒ PC = 1.435 - 1.456 = -21
Vậy do kết cấu mặt hàng thay đổi làm cho lợi nhuận giảm một lượng là 21 triệu đồng.
• Mức độ ảnh hưởng của giá vốn
PZ = - (30.409 – 25.576) = -4.833
Do giá vốn hàng bán tăng 4.833 triệu đồng làm cho lợi nhuận giảm 4.833 triệu đồng.
• Mức độ ảnh hưởng của chi phí hoạt động
PZHĐ= - (464 – 396) = - 68
Do chi phí hoạt động tăng nên lợi nhuận giảm 68 triệu đồng.
• Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán
Pg = 33.093 – 27.407 = 5.686
Do giá bán tăng làm doanh thu tăng 5.686 triệu đồng góp phần cho lợi nhuận tăng 5.686 triệu đồng.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
21 - 21 - 4.833 - 68 + 5.686 = 785
Qua phân tích các nhân tố trên ta nhận thấy tổng lợi nhuận của công ty tăng 785 triệu đồng chủ yếu là do năm 2006 giá bán tăng, sản lượng tiêu thụ giảm và kết cấu mặt hàng thay đổi so với năm 2005, bên cạnh đó chi phí hoạt động và giá vốn hàng bán tăng đã làm lợi nhuận giảm đáng kể.
2004 - 2005((Nguồn số liệu: Phòng kế toán)13c
z06, z07: giá vốn năm 2006, 2007
q06, q07: số lượng tiêu thụ năm 2006, 2007 g06, g07: giá bán năm 2006, 2007
• Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến lợi nhuận.
Tỷ lệ tiêu thụ năm 2007 so với năm 2006 (36.521/33.093) * 100 % = 110,36 %
Pq = (1,1036 - 1) * (33.093 – 30.409) = 2.962
Vậy, lợi nhuận tăng một lượng 2.962 triệu đồng là do sản lượng tiêu thụ tăng.
• Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng
PK2 = 36.521 – (33.558 + 464) = 2.499
PK1 = 110,36 % * (33.093 - 30.409) – 464
= 2.498
⇒ PC = 2.499 - 2.498= 1
Vậy do kết cấu mặt hàng thay đổi làm cho lợi nhuận tăng một lượng là 1 triệu đồng.
• Mức độ ảnh hưởng của giá vốn
PZ = - (45.566 – 33.558) = - 12.008
Do giá vốn hàng bán tăng 12.008 triệu đồng làm cho lợi nhuận giảm 12.008 triệu đồng.
• Mức độ ảnh hưởng của chi phí hoạt động
PZHĐ= - ( 654 – 464 ) = - 190
Bảng 12: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN 2006 - 2007
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Tổng doanh thu Tổng giá vốn
q06 * g06 q07 * g06 q7* g07 q06 * z06 q07 * z06 q07 * z07 1. Xăng 6.214 7.295 8.621 5.697 6.688 7.910 2. Dầu hoả 2.263 2.307 2.978 2.111 2.152 2.852 3. Diesel 14.531 16.073 20.752 13.410 14.833 19.238 4. Mazut 10.085 10.846 16.761 9.191 9.885 15.566 Tổng cộng 33.093 36.521 49.112 30.409 33.558 45.566
Do chi phí hoạt động tăng nên lợi nhuận giảm 190 triệu đồng.
• Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán
Pg = 49.112 - 36.521 = 12.591
Do giá bán tăng nên doanh thu tăng góp phần làm cho lợi nhuận tăng 12.591 triệu đồng.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
2.962 + 1 - 12.008 – 190 + 12.591= 3.356
Nhìn chung ở năm 2007 lợi nhuận của công ty tăng hơn năm 2006 là 3.356 triệu đồng phần lớn là do sự tăng lên của giá bán, sản lượng tiêu thụ, kết cấu mặt hàng có sự thay đổi. Ngoài ra, các chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động cũng tăng và đã làm cho lợi nhuận giảm rõ rệt. Với những gì phân tích sự biến động chi phí kể trên thì ta thấy chi phí mỗi năm đều tăng với mức cao vì vậy cần có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty.