Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cát Tường.pdf (Trang 57)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

4.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí

Hoạt động của Công ty chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có nhân tố khách quan và chủ quan. Chí phí hoạt động của Công ty cũng vậy, chịu sự tác động rất lớn của các nhân tố trên, có những trường hợp làm tăng chi phí và có những trường hợp làm giảm chi phí. Một trong những mục tiêu phấn đấu của Công ty là giảm chi phí để có điều kiện tăng lợi nhuận. Từ việc phân tích các chỉ tiêu về chi phí của Công ty, ta nhận thấy qua 3 năm hoạt động, giá vốn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của Công ty. Do đó ở đây, ta chỉ xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến giá vốn.

Ta có phương trình:

Tổng chi phí (TCP) = Khối lượng (q) x Giá vốn (cp)

Từ phương trình ta thấy có 2 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí giá vốn hàng bán là khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá vốn hàng bán. Sau đây là bảng tổng hợp 2 nhân tố ảnh hưởng đến tổng chi phí giá vốn của Công ty qua 3 năm (năm 2006, năm 2007 và năm 2008).

Bảng 4.15:TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VỐN QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 q0 cp0 (1.000 đ) q1 cp1 (1.000 đ) q2 cp2 (1.000 đ) Máy bộ (cái) 45 6.200 290 7.110 250 7.762 Máy in (cái) 150 1.010 580 1.510 650 1.910 Mainboard (cái) 290 590 1.700 810 2.580 970

Máy notebook (cái) 13 10.700 85 11.090 150 11.054

Monitor (cái) 5 1.900 27 2.560 36 2.665 HDD (ổ) 580 370 2.600 580 3.400 650 Webcam (cái) 760 50 1.750 71,5 2.040 104 USB – thẻ nhớ (cái) 160 118 450 101 692 151 Ram (thanh) 190 170 480 250 600 290 Tổng 1.053.980 7.125.045 10.139.292

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cát Tường)

Nhìn từ bảng số liệu ta thấy tổng chi phí giá vốn năm 2006 là 1.053.980 ngàn đồng, qua năm 2007 tăng lên 7.125.045 ngàn đồng và năm 2008 là 10.139.292 ngàn đồng. Sở dĩ tăng nhanh như vậy là do cả khối lượng tiêu thụ và giá vốn đều tăng qua 3 năm, đặc biệt là năm 2007. Bằng phương pháp thay thế liên hoàn ta xác định được sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chi phí giá vốn hàng bán.

4.2.2.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn năm 2007

Từ bảng 18 ta thấy tổng chi phí giá vốn hàng bán năm 2007 so với năm 2006 tăng 6.071.065 ngàn đồng là do nhân tố khối lượng tăng 4.657.820 ngàn đồng và nhân tố giá tăng 1.413.245 ngàn đồng. Trong đó:

- Giá vốn tăng là do giá vốn của máy bộ, máy in, máy Notebook, HDD tăng mạnh. Nguyên nhân của sự giá tăng này là do nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng này của người tiêu dùng tăng và vì vậy mà các nhà cung cấp sản phẩm tăng giá lên và một phần cũng do lạm phát tăng mạnh, ảnh hưởng lớn đến giá vốn các mặt hàng. Tuy nhiên trong năm 2007, giá vốn của mặt hàng USB - thẻ nhớ lại giảm là do có

trên thị trường xuất hiện nhiều loại khác nhau với chất lượng vừa phải. Chính vì vậy mà sản phẩm của một số nhãn hàng nổi tiếng như Apacer lại khó tiêu thụ, do đó bên cạnh nhập về những nhãn hiệu chất lượng thì Công ty cũng nhập về những nhãn hàng khác với giá rẻ hơn. Chính điều này đã làm cho giá vốn của USB - thẻ nhớ giảm.

- Nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng là do khối lượng sản phẩm của một số mặt hàng tăng mạnh như máy bộ, máy in, máy notebook, Mainboard, HDD và những mặt hàng có giá vốn trên một sản phẩm nhập về tương đối cao.

Nhìn chung, ta thấy nhân tố khối lượng sản phẩm tăng ảnh hưởng lớn đến chi phí giá vốn hơn nhân tố giá. Điều này chứng tỏ chi phí tăng lên là do Công ty bán được nhiều sản phẩm, do đó sự tăng lên này cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty có hiệu quả.

4.2.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn năm 2008

Nhìn vào bảng số liệu 19 ta thấy chi phí năm 2008 so với năm 2007 tăng 3.014.247 ngàn đồng là do khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 1.817.167 ngàn đồng và giá vốn tăng 1.197.080 ngàn đồng. Trong đó:

- Giá vốn tăng 1.197.080 ngàn đồng là do giá vốn trên một đơn vị sản phẩm nhập về của tất cả các mặt hàng đều tăng theo tốc độ tăng giá của thị trường. Riêng giá vốn của máy Notebook lại giảm, nguyên nhân là do sự giảm giá của nhà sản xuất cung ứng và chính điều này đã làm cho Công ty tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

- Nhân tố khối lượng tăng 1.817.167 ngàn đồng là do khối lượng tiêu thụ của các mặt hàng đều tăng nhưng tăng ít là do trong năm 2008 thị trường mua bán trở nên khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát kéo dài. Bên cạnh đó, mặt hàng máy bộ lại giảm 284.400 ngàn đồng là do trong năm 2007 mặt hàng này bị sự cạnh tranh mạnh của các siêu thị điện máy và vì vậy mà sản lượng bán ra của Công ty giảm.

Nhìn chung, năm 2008 chi phí tăng lên chủ yếu là do nhân tố khối lượng. Mặc dù chênh lệch của sự tăng lên này khá nhỏ nhưng nó chứng tỏ trong năm 2008, Công ty kinh doanh ít hiệu quả hơn năm 2007. Vì vậy, công ty cần có biện pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Từ bảng số liệu 4.15 ta có bảng sau:

Bảng 4.16:MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN GIÁ VỐN 2007 SO VỚI 2006

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Sản phẩm q06 x cp06 q07 x cp06 q07 x cp06 q07/06 cp07/06 TCP07/06

Máy bộ (cái) 279.000 1.978.000 2.061.900 1.699.000 83.900 1.782.900

Máy in (cái) 151.500 585.800 875.800 434.300 290.000 724.300

Mainboard (cái) 171.100 1.003.000 1.377.000 831.900 374.000 1.205.900

Máy notebook (cái) 139.100 909.500 942.650 770.400 33.150 803.550

Monitor (cái) 9.500 51.300 69.120 41.800 17.820 59.620 HDD (ổ) 214.600 962.000 1.508.000 747.400 546.000 1.293.400 Webcam (cái) 38.000 87.500 125.125 49.500 37.625 87.125 USB – thẻ nhớ (cái) 18.880 53.100 45.450 34.220 (7.650) 26.570 Ram (thanh) 32.300 81.600 120.000 49.300 38.400 87.700 Tổng 1.053.980 5.711.800 7.125.045 4.657.820 1.413.245 6.071.065 (Nguồn: Lấy từ bảng 4.15) * Ghi chú: q07/06 = q07 x cp06 - q06 x cp06 cp07/06 = q07 x cp07 - q07 x cp06 TCP07/06 = q07/06 + cp07/06 hay TCP07/06 = TCP07 - TCP06

Từ bảng số liệu 4.15 ta có bảng sau:

Bảng 4.17:MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN GIÁ VỐN NĂM 2008 SO VỚI 2007

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Sản phẩm q07 x cp07 q08 x cp07 q08 x cp08 q08/07 cp08/07 TCP08/07

Máy bộ (cái) 2.061.900 1.777.500 1.940.500 (284.400) 163.000 (121.400)

Máy in (cái) 875.800 981.500 1.241.500 105.700 260.000 365.700

Mainboard (cái) 1.377.000 2.089.800 2.502.600 712.800 412.800 1.125.600

Máy notebook (cái) 942.650 1.663.500 1.658.100 720.850 (5.400) 715.450

Monitor (cái) 69.120 92.160 95.940 23.040 3.780 26.820 HDD (ổ) 1.508.000 1.972.000 2.210.000 464.000 238.000 702.000 Webcam (cái) 125.125 145.860 212.160 20.735 66.300 87.035 USB – thẻ nhớ (cái) 45.450 69.892 104.492 24.442 34.600 59.042 Ram (thanh) 120.000 150.000 174.000 30.000 24.000 54.000 Tổng 7.125.045 8.942.212 10.139.292 1.817.167 1.197.080 3.014.247 (Nguồn: Lấy từ bảng 14.15) * Ghi chú: q08/07 = q08 x cp0 – q07 x cp07 p08/07 = q08 x cp08 – q08 x cp07

4.3. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN VÀ CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH DOANH 4.3.1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Lợi nhuận có thể hữu hình như: tiền, tài sản… và vô hình như uy tín của công ty đối với khách hàng và phần trăm thị trường mà công ty chiếm được.

4.3.1.1. Tổng mức lợi nhuận

Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động của toàn Công ty, của từng bộ phận lợi nhuận giữa các năm, nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên. Tổng lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận trước thuế - Thuế và được hình thành từ 3 khoản lợi nhuận sau: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, lợi nhuận khác.

Bảng 4.18:TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

Đơn vị tính:1.000 đồng

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cát Tường)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.242.190 7.900.352 11.490.718

Giá vốn hàng bán 1.128.230 7.597.694 11.069.932

Lợi nhuận gộp về bán hàng 113.960 302.658 420.786

Doanh thu hoạt động tài chính 10.330 37.632 21.740

Chi phí tài chính 9.400 45.120 20.100

Chi phí bán hàng 20.150 57.662 61.858

Chi phí quản lý doanh nghiệp 31.700 72.020 101.032

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 63.040 165.488 259.536

Thu nhập khác 5.610 9.150 15.690

Chi phí khác 2.500 6.788 9.326

Lợi nhuận khác 3.110 2.362 6.364

Tổng lợi nhuận trước thuế 66.150 167.850 265.900

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 18.522 46.998 74.452

Qua bảng trên ta thấy tình hình lợi nhuận chung của Công ty qua 3 năm đều tăng. Riêng khoản lợi nhuận khác của năm 2007 lại giảm. Và để biết được lượng tăng giảm bao nhiêu, từ đó tìm nguyên nhân của sự tăng giảm và đề ra giải pháp. Bằng phương pháp so sánh ta có bảng số liệu sau:

Bảng 4.19:CHÊNH LỆCH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

Đơn vị tính: 1.000 đồng

(Nguồn: Lấy từ bảng 4.18)

Qua bảng số liệu trên ta thấy qua 3 năm hoạt động, lợi nhuận của Công ty đều tăng. Cụ thể:

- Năm 2006, mặc dù tổng lợi nhuận gộp của Công ty rất cao 113.960 ngàn đồng nhưng do chi phí bán hàng và chí phí quản lý doanh nghiệp khá cao đã làm cho lợi nhuận thuần chỉ còn 63.040 ngàn đồng. Tuy nhiên, nhờ vào khoản lợi nhuận

Chỉ tiêu 2007 / 2006 2008 / 2007

Số tiền % Số tiền %

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

6.658.162 536,00 3.590.366 45,45

Giá vốn hàng bán 6.469.464 573,42 3.472.238 45,70

Lợi nhuận gộp về bán hàng 188.698 165,58 118.128 39,03

Doanh thu hoạt động tài chính 27.302 264,30 (15.892) (42,23)

Chi phí tài chính 35.720 380,00 (25.020) (55,45)

Chi phí bán hàng 37.512 186,16 4.196 7,28

Chi phí quản lý doanh nghiệp 40.320 127,19 29.012 40,28

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh 102.448 162,51 94.048 56,83

Thu nhập khác 3.540 63,10 6.540 71,48

Chi phí khác 4.288 171,52 2.538 37,39

Lợi nhuận khác (748) (24,05) 4.002 169,43

Tổng lợi nhuận trước thuế 101.700 153,74 98.050 58,42

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 28.476 153,74 27.454 58,42

khác đạt 3.110 ngàn đồng nên làm cho tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt 66.150 ngàn đồng.

- Năm 2007: tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty là167.850 ngàn đồng, tăng 101.700 ngàn đồng tương ứng 153,74% so với năm 2006. Nguyên nhân là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đã làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng tăng nên đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng. Mặc dù trong năm 2007, lợi nhuận khác lại giảm so với năm 2006 nhưng khoản giảm này tương đối nhỏ, không đáng kể.

- Năm 2008, tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty là 265.900 ngàn đồng, so với năm 2007 tăng 98.050 ngàn đồng tương ứng 58,42% là do doanh thu bán hàng tăng làm cho lợi nhuận gộp tăng, nhưng do doanh thu từ hoạt động tài chính giảm nên đã làm cho lại nhuận về hoạt động kinh cũng giảm nhưng giảm tương đối nhỏ nhưng bù vào đó lợi nhuận khác của Công ty tăng, vì vậy mà lợi nhuận trước thuế khá cao. Ta thấy tốc độ tăng lợi nhuận năm 2008 chậm hơn so với năm 2007, nhưng nếu xét một cách tổng quát thì tình hình kinh doanh của năm 2008 tốt hơn năm 2007 vì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí.

Nhìn chung, lợi nhuận của Công ty liên tục tăng cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty khá tốt. Và đây cũng là điều kiện tốt để Công ty có thể mở rộng hoạt động kinh doanh, từ đó tăng lợi nhuận ngày càng cao.

4.3.1.2. Tỷ suất lợi nhuận

Để thấy rõ hơn về tình hình lợi nhuận của Công ty, ta xét qua tỷ số lợi nhuận của Công ty. Ta có phương trình sau:

Tổng lợi nhuận (TLN )

Tỷ suất lợi nhuận (PLN) = x 100% Tổng doanh thu

Từ phương trình trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận phản ánh mối qua hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

Áp dụng phương trình trên, qua quá trình tính toán và bằng phương pháp so sánh ta có bảng số liệu sau thể hiện tỷ suất lợi nhuận của Công ty.

Bảng 4.20:TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Tổng doanh thu 1.258.130 7.947.134 11.528.148 6.689.004 3.581.014 Tổng chi phí 1.191.980 7.779.284 11.262.248 6.587.304 3.482.964 Lợi nhuận trước

thuế 66.150 167.850 265.900 101.700 98.050

Tỷ suất lợi

nhuận (%) 5,26 2,11 2,31 (3,15) 0,2

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cát Tường)

Qua bảng 22, ta thấy:

- Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận của Công ty là 5,26%. Tỷ số này khá cao là do giá vốn trên đơn vị sản phẩm của hàng hóa tiêu thụ trong kỳ thấp vì thị trường năm 2006 khá ổn định.

- Năm 2007 tỷ suất lợi nhuận của Công ty là 2,11%, giảm 3,15% so với năm 2006, chứng tỏ năm 2007 Công ty chưa khai thác một cách có hiệu quả các năng lực mà Công ty đang có dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận chậm hơn tốc độ tăng doanh thu. Bên cạnh đó, nguyên nhân làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm là do chi phí năm 2007 tăng với tốc độ nhanh do ảnh hưởng của lạm phát nên mặc dù doanh thu tăng tương đối cao nhưng tốc độ tăng lại chậm hơn chi phí, vì vậy làm cho lợi nhuận tăng ít nên tỷ suất lợi nhuận giảm.

- Năm 2008, tỷ suất lợi nhuận của Công ty là 2,31%, tăng 0,2% so với năm 2007. Điều này cho ta thấy trong năm 2008, Công ty đã có kế hoạch khai thác tốt các năng lực mà Công ty đang có nên tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu và tốc độ tăng của chi phí. Mặc dù tăng tương đối ít (0,2%) nhưng đây là dấu hiệu tốt, Công ty cần phát huy.

4.3.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh

Trong kinh doanh, các công ty, doanh nghiệp luôn muốn đồng vốn của mình bỏ ra phải thu về hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, không phải bất kỳ công ty hay doanh

nghiệp nào muốn bao nhiêu là được bấy nhiêu mà nó phụ thuộc vào khả năng hiện tại của các công ty, doanh nghiệp, tình hình kinh doanh, khả năng quản lý đồng vốn cũng như tình hình thực hiện chi phí,... Trên cơ sở đó, qua quá trình phân tích người ta sẽ biết được hiệu quả sử dụng đồng vốn của Công ty, doanh nghiệp như thế nào và nó được thể hiện bằng một số cụ thể. Và cũng là Công ty kinh doanh nên Công ty Cát Tường cũng không ngoại lệ. Vì vậy để biết được đồng vốn của Công ty bỏ ra sẽ thu về hiệu quả như thế nào ta đi xem xét một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty. Sau đây ta có bảng số liệu tổng hợp các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm.

Bảng 4.21:CHỈ TIÊU VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CÔNG TY QUA 3 NĂM

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch

2007/2006 2008/2007 Tổng doanh thu 1.258.130 7.947.134 11.528.148 6.689.004 3.581.014 Tổng chi phí 1.191.980 7.779.284 11.262.248 6.587.304 3.482.964 Lợi nhuận trước

thuế 66.150 167.850 265.900 101.700 98.050 Vốn chủ sử hữu (VCSH) 5.117.480 9.993.687 11.638.200 4.876.207 1.644.513 Vốn kinh doanh (VKD) 6.249.079 12.101.661 15.889.652 5.852.582 3.787.991 DT VKD 0,20 0,66 0,73 0,46 0,07 DT VCSH 0,25 0,80 0,99 0,55 0,19 DT TCP 1,06 1,02 1,02 (0,04) 0 LN TCP 0,06 0,02 0,02 (0,04) 0

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả chưa cao. Cụ thể:

* Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

- Năm 2006: một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thu lại 0,2 đồng doanh thu; một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu lại 0,25 đồng doanh thu. Ta thấy các chỉ số về hiệu quả kinh doanh của Công ty đều thấp là do trong năm 2006, Công ty mới được thành lập nên các khoản chi phí bỏ ra tương đối cao trong khi đó doanh thu thu về chưa tương xứng với khoản chi phí bỏ ra.

- Năm 2007: một đồng vốn kinh doanh bỏ ra Công ty thu lại được 0,66 đồng

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cát Tường.pdf (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)