Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng.pdf (Trang 78 - 82)

4.4.3.1. Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn

Bảng 22: Dư nợ theo thành phần kinh tế trên tổng nguồn vốn.

Đvt: % Thành phần kinh tế 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 DNTN 2,77 2,81 5,71 0,04 2,90 TNHH 0,00 0,69 0,00 0,69 - 0,69 HTX 0,00 0,50 0,61 0,50 0,11 Hộ SX 39,46 55,69 57,82 16,23 2,13 Khác 10,95 16,49 21,07 5,54 4,58

(Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo & PTNT Quận Cái Răng)

Kết quả thể hiện ở Bảng 22 cho thấy dư nợđối với hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2004 dư nợđối với hộ sản xuất chiếm gần 40% và đến năm 2005, 2006 chiếm hơn 50% trong tổng nguồn vốn còn các thành phần kinh tế khác thì luôn chiếm tỷ trọng thấp, nhất là các Công ty Trách nhiệm hữu hạn và Hợp tác xã. Những khách hàng thường có nhu cầu vay vốn nhiều nhất và thường xuyên nhất chính là những hộ sản xuất. Như vậy có thể nói hoạt động của những hộ sản xuất gắn liền với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có sức ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động tín dụng của ngân hàng.

4.4.3.2. Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động

Bảng 23: Dư nợ theo thành phần kinh tế trên tổng vốn huy động.

Đvt: % Thành phần kinh tế 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 DNTN 4,37 3,53 6,14 - 0,84 2,61 TNHH 0,00 0,86 0,00 0,86 - 0,86 HTX 0,00 0,63 0,66 0,63 0,03 Hộ SX 62,38 69,98 62,17 7,60 - 7,81 Khác 17,31 20,72 22,65 3,41 1,93

(Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo & PTNT Quận Cái Răng)

Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn đối với hộ sản xuất luôn ở mức cao (lớn hơn 50%) và ởđây dư nợđối với hộ sản xuất lại tiếp tục chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng vốn huy động. Điều này cho thấy tính chủ động trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng cao, ngân hàng có thể tự huy động được nguồn vốn tương đối lớn đểđáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng, thể hiện vai trò trung gian tài chính của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn trước, góp phần tăng khả năng sinh lợi cho ngân hàng.

4.4.3.3. Hệ số thu nợ

Nếu chỉ đơn thuần nhìn vào kết quả thể hiện ở Bảng 24 ta thấy hệ số thu nợ đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn là cao nhất. Tuy nhiên, doanh số cho vay đối với đối tượng này là rất thấp cho nên con số này không có ảnh hưởng gì đến việc đánh giá công tác thu hồi nợ của ngân hàng cũng như tốc độ quay vòng của đồng vốn cho vay. Con số thực sự có ý nghĩa ở đây chính là hệ số thu nợđối với hộ sản xuất. Hệ số này đang có xu hướng gia tăng mạnh qua các năm. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợđối với hộ sản xuất là rất tốt, đảm bảo được tính hiệu quả của công tác cho vay đối với đối tượng này.

Bảng 24: Hệ số thu nợ theo thành phần kinh tế. Thành phần kinh tế 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 DNTN 0,40 0,93 0,67 0,53 - 0,26 TNHH 1,36 0,20 1,67 - 1,16 1,47 HTX - 0,53 0,98 0,53 0,45 Hộ SX 0,57 0,72 1,03 0,15 0,31 Khác 0,50 0,68 0,84 0,18 0,16

(Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo & PTNT Quận Cái Răng)

4.4.3.4. Tổng Nợ gia hạn và Nợ quá hạn trên dư nợ

Bảng 25: Tổng Nợ gia hạn và Nợ quá hạn trên dư nợ theo thành phần kinh tế.

Đvt: % Thành phần kinh tế 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 DNTN - 12,24 - 12,24 - 12,24 TNHH - - - - - HTX - - - - - Hộ SX 0,04 4,24 2,35 4,20 - 1,89 Khác 0,60 6,80 0,69 6,20 - 6,11

(Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo & PTNT Quận Cái Răng)

Tổng nợ gia hạn và nợ quá hạn luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn lại chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nợ gia hạn trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy giữa khách hàng và ngân hàng luôn có mối quan hệ tốt đẹp với nhau. Vì lý do này hoặc lý do khác, hoặc do chủ quan hoặc do khách quan làm cho

công tác trả nợ của khách hàng chậm trễ nhưng họđã cố gắng thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, họ tìm cách trả nợđến hạn và xin mở lại Hợp đồng tín dụng mới ngay để tiếp tục sử dụng vốn vay đảm bảo tính hoạt động liên tục cho lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh của mình. Còn nếu không có khả năng làm được việc này thì họ chủđộng đến ngân hàng để gia hạn nợ. Chính vì vậy mà tổng nợ gia hạn và nợ quá hạn luôn luôn thấp trong tổng dư nợ. Điều này thể hiện tính tích cực trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

4.4.3.5. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Bảng 26: Vòng quay vốn tín dụng theo thành phần kinh tế.

Đvt: Lần Thành phần kinh tế 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 DNTN 0,46 1,16 1,26 0,70 0,10 TNHH 7,96 0,50 5,00 - 7,46 4,50 HTX 2,00 2,23 6,99 0,23 4,76 Hộ SX 0,96 1,07 1,03 0,11 - 0,04 Khác 0,55 0,99 0,92 0,44 - 0,07

(Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo & PTNT Quận Cái Răng) Ghi chú: Bảng dư nợ bình quân theo địa bàn được trình bày ở Phụ lục 7.

Đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là hộ sản xuất. Ta thấy, vòng quay vốn tín dụng đối với đối tượng khách hàng là hộ sản xuất năm 2005 và năm 2006 luôn lớn hơn 1. Tuy nhiên, ở năm 2006 nhỏ hơn năm 2005. Vì vậy, ngân hàng cần phấn đấu hơn nữa để góp phần làm cho đồng vốn của ngân hàng được quay vòng nhiều hơn và như thế sẽ hiệu quả hơn, tổng thu lãi cho vay cao hơn, năng lực tài chính mạnh hơn.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của ngân hàng từ năm 2004 đến năm 2006 ngày càng hiệu quả hơn. Ngân hàng ngày càng mở rộng cho vay, công tác thu hồi nợ ngày càng tốt làm cho tính hiệu quả của hoạt động tín dụng ngày càng được nâng cao.

Tóm lại, trong tất cả các thành phần kinh tế, hộ sản xuất là khách hàng chủ yếu, truyền thống của ngân hàng và ngân hàng cho vay đối với đối tượng này là hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng.pdf (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)