Hiệu quả diệt khuẩn của vật liệu nano Ag

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng của vật liệu nano ag (Trang 26 - 30)

Chương 2 THỰC NGHIỆM

2.3.3. Hiệu quả diệt khuẩn của vật liệu nano Ag

2.3.3.1. Chuẩn bị mẫu

Lấy mẫu bằng chai sạch, mẫu được lấy ở hồ Bàu Sen (Thành phố Quy Nhơn) (hình 2.2). Sau khi lấy mẫu, tiến hành lọc để loại bỏ cặn, váng có màu để không ảnh hưởng tới màu khi hiện trên môi trường nuôi cấy.

Hình 2.2. Hồ Bàu Sen (Thành Phố Quy Nhơn) 2.3.3.2. Xử lý mẫu

a) Với vật liệu gốm: chuẩn bị 3 bình gốm + Một bình gốm thường.

+ Một bình gốm được tráng bạc khối. + Một bình gốm được tráng keo nano Ag.

- Cho vào mỗi bình 50 ml mẫu nước bẩn đã chuẩn bị ở trên.

- Sau 1 giờ, tiến hành xác định tổng vi khuẩn hiếu khí và Coliforms có trong 3 mẫu nước trên.

b) Với vật liệu silicagel: chuẩn bị 3 cốc thủy tinh + Cốc 1 chứa 0,5 g silicagel thường.

+ Cốc 2 chứa 0,5 g silicagel đã hấp phụ bạc khối. + Cốc 3 chứa 0,5 g silicagel đã hấp phụ keo nano Ag. - Cho vào mỗi cốc 50 ml mẫu nước bẩn đã chuẩn bị ở trên.

- Sau 1 giờ, tiến hành xác định tổng vi khuẩn hiếu khí và Coliforms có trong 3 mẫu nước trên.

2.3.3.3. Thực nghiệm xác định tổng vi khuẩn hiếu khí

a) Nguyên tắc

Tổng số vi khuẩn hiếu khí được đếm bằng cách cấy mẫu và nuôi ủ trong điều kiện hiếu khí ở 30oC trong 72 giờ.

b) Hóa chất - dụng cụ

- Hóa chất: cồn 70o, môi trường nuôi cấy PCA (Plate Count Agar) với thành phần gồm: Pepton 5 g/l, D (+) glucose 1 g/l, Meat extract 2,5 g/l và Agar 14 g/l.

Môi trường PCA có pH 7,0 ± 0,2. Môi trường được phân phối vào trong các bình thủy tinh và hấp khử trùng ở 121oC trong 15 phút. Các bình chứa môi trường

chưa sử dụng được bảo quản trong tủ lạnh ở 2 – 8oC. Trước khi sử dụng, môi

trường được đun chảy và làm nguội ở 45oC trong bể điều nhiệt. - Dụng cụ

+ Pipet 1ml, đĩa petri

+ Tủ sấy, tủ ấm, tủ lạnh, bể điều nhiệt, tủ cấy vô trùng, nồi hấp + Đèn cồn, đèn tử ngoại (UV)

+ Bút đếm khuẩn lạc

Các dụng cụ thí nghiệm thủy tinh sau khi rửa sạch được đem đi khử trùng bằng cách sấy ở nhiệt độ 160 – 170oC trong 1,5 - 2 giờ. Các dụng cụ để đựng môi trường nuôi cấy vi sinh vật cũng được khử trùng bằng sức nóng khô ở nhiệt độ dưới 180oC.

c) Quy trình

- Cấy mẫu: dùng pipet vô trùng chuyển 1 ml dung dịch mẫu vào giữa đĩa petri vô trùng. Tương ứng với mỗi mẫu, cấy ít nhất 2 đĩa (tức là thực hiện 2 lần lặp lại). Sau khi cấy, đổ vào mỗi đĩa 10 - 15 ml môi trường nuôi cấy (PCA) đã được

đun chảy và ổn định ở 45oC. Trộn điều dịch mẫu với môi trường bằng cách xoay

tròn đĩa petri xuôi và ngược chiều kim đồng hồ, mỗi chiều 3 - 5 lần ngay sau khi đổ môi trường. Đặt các đĩa trên mặt phẳng ngang cho thạch đông đặc.

- Nuôi ủ: các đĩa được lật ngược và ủ trong 72 giờ ở 30oC. d) Kết quả

Có thể dùng mắt thường để đếm tất cả số khuẩn lạc xuất hiện trên các đĩa sau khi ủ (chỉ chọn các đĩa có số khuẩn lạc dưới 250 để đếm). Hiệu suất diệt khuẩn được tính theo công thức sau:

η = 1 2 1 N N N − × 100%

Trong đó: η là phần trăm số vi khuẩn bị khử

N1 là số vi khuẩn sống sót từ mẫu đối chứng N2 là số vi khuẩn sống sót từ mẫu kiểm tra

2.3.3.4. Thực nghiệm xác định Coliforms

a) Nguyên tắc

Nuôi cấy một lượng nhất định mẫu lên môi trường Endo. Môi trường Endo có chứa sodium sulphite và fuchsin có khả năng ức chế vi khuẩn gram dương.

Trong quá trình phát triển trên môi trường này, Coliforms lên men đường lactose tạo thành aldehyde và acid, aldehyde tác động đến phức chất fuchsin-sulphite và giải phóng fuchsin, sau đó fuchsin nhuộm các khuẩn lạc từ màu hồng đến đỏ cánh sen, tròn, bờ đều, có ánh kim hoặc không.

b) Hóa chất - dụng cụ

- Hóa chất: cồn 70o, môi trường nuôi cấy Endo với thành phần: Pepton 10

g/l, Sodium sulphite 3,3 g/l, Lactose 10 g/l, Fuchsin kiềm 0,3 g/l, K2HPO4 2,5 g/l và Agar 15 g/l.

Môi trường Endo có pH = 7,5. Đây là môi trường dinh dưỡng thích hợp để

định lượng Coliforms trong nước và trong thực phẩm. Môi trường được phân phối

vào trong các bình thủy tinh và hấp khử trùng ở 121oC trong 20 phút. - Dụng cụ

+ Pipet 1ml, đĩa petri

+ Tủ sấy, tủ ấm, tủ lạnh, bể điều nhiệt, tủ cấy vô trùng, nồi hấp + Đèn cồn, đèn tử ngoại (UV)

+ Bút đếm khuẩn lạc

Các dụng cụ thí nghiệm thủy tinh sau khi rửa sạch được đem đi khử trùng bằng cách sấy ở nhiệt độ 160 – 170oC trong 1,5 - 2 giờ. Các dụng cụ để đựng môi trường nuôi cấy vi sinh vật cũng được khử trùng bằng sức nóng khô ở nhiệt độ dưới 180oC.

c) Quy trình

- Cấy mẫu: dùng pipet vô trùng chuyển 1 ml dung dịch mẫu vào giữa đĩa petri vô trùng. Tương ứng với mỗi mẫu, cấy ít nhất 2 đĩa (tức là thực hiện 2 lần lặp lại). Sau khi cấy, đổ vào mỗi đĩa 10 - 15 ml môi trường nuôi cấy (môi trường Endo) đã được đun chảy và ổn định ở 45oC. Trộn điều dịch mẫu với môi trường bằng cách xoay tròn đĩa petri xuôi và ngược chiều kim đồng hồ, mỗi chiều 3 - 5 lần ngay sau khi đổ môi trường. Đặt các đĩa trên mặt phẳng ngang cho thạch đông đặc.

- Nuôi ủ: các đĩa được lật ngược và ủ trong 24 - 48 giờ ở 37oC. d) Kết quả

Có thể dùng mắt thường để đếm tất cả số khuẩn lạc xuất hiện trên các đĩa sau khi ủ (chỉ chọn các đĩa có số khuẩn lạc dưới 150 để đếm). Hiệu suất diệt khuẩn được tính theo công thức sau:

η = N1NN2

Trong đó: η là phần trăm số vi khuẩn bị khử

N1 là số vi khuẩn sống sót từ mẫu đối chứng N2 là số vi khuẩn sống sót từ mẫu kiểm tra

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng của vật liệu nano ag (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w