Giải pháp chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An.pdf (Trang 104)

theo hƣớng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An

* Giải pháp về quy hoạch và phát triển vùng kinh tế

Tiến hành lập quy hoạch phát triển các ngành các vùng kinh tế phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất và lợi thế của mỗi vùng gắn với công nghiệp chế biến tạo ra vùng sản xuất hàng hoá lớn.

- Vùng miền núi Tây Bắc

+ Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng đàn gia súc: trâu, bò, dê…

+ Ổn định vùng chuyên canh và thâm canh trồng mía quy mô 30.000 - 31.000 ha, đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy đường liên doanh và Sông

Con; sử dụng sản phẩm sau đường để sản xuất cồn và phân vi sinh

+ Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày: cà phê 4,5 nghìn ha, cao su 9 - 10 nghìn ha, cam 8 - 9 nghìn ha.

+ Phát triển trồng và chế biến dứa và các loại cây ăn quả khác như: cam, chanh… phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; quy hoạch vùng trồng dứa nguyên liệu 4.000- 5.000 ha.

+ Phát triển lâm nghiệp theo hướng: phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ tốt rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng Pù Huống, kết hợp với khoanh nuôi, tái sinh đảm bảo cân bằng sinh thái. Phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến đồ gỗ, nguyên liệu giấy, ván MDF.

+ Hoàn thiện hệ thống kênh mương để phát huy công trình hồ thuỷ lợi Sông Sào (công suất tưới 5.000 ha trong đó có 3.000 ha cây công nghiệp)

- Vùng miền núi Tây Nam

+ Phát triển các vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp như: chè, mía, cam, sắn nguyên liệu cho nhà máy chế biến và một số cây công nghiệp phù hợp khác; phát triển mạnh chăn nuôi trâu, bò thịt, dê để có nhiều sản phẩm hàng hoá cho chế biến và xuất khẩu.

+ Phát triển lâm nghiệp theo hướng: phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ tốt rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng Pù Huống, kết hợp với khoanh nuôi, tái sinh đảm bảo cân bằng sinh thái. Phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến đồ gỗ, nguyên liệu giấy

+ Khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng mới để phát triển vốn rừng, tăng độ che phủ, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước và tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ gỗ, bột giấy. trồng các loại cây phù hợp làm cây chủ để phát triển nuôi cánh kiến đỏ. Thực hiện tốt chương trình định canh, định cư và sản xuất nông - lâm kết hợp cho bà con đồng bào vùng cao. Thực hiện tốt chương trình Quốc gia: Xoá đói, giảm nghèo, định canh định cư, khuyến nông …Phát triển một số loại cây dược liệu quý ở Mường Lống, Nậm Cắn

- Vùng đồng bằng ven biển

Đây là vùng có điều kiện để phát triển các loại cây lương thực, nhất là lúa và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, vừng, phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản, nơi có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao hơn các vùng khác, do vậy có điều kiện phát triển các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng trí tuệ cao. Do đó cần chú trọng định hướng phát triển vùng:

+ Chú trọng phát triển trồng lúa trên diện tích chủ động tưới tiêu, mở rộng diện tích ngô vụ đông trên diện tích hai lúa. Thâm canh cao diện tích lương thực, đặc biệt là diện tích lúa nước trên hai vùng trọng điểm lương thực (Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô lương và Nam Đàn, Hưng Nguyên). Hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

+ Phát triển mạnh cây công nghiệp ngắn ngày. Chuyển đổi một số diện tích lúa cấy cưỡng sang trồng lạc để tăng diện tích và sản lượng lạc cho chế biến và xuất khẩu. Phát triển trồng dứa ở một số vùng đồi của một số huyện để cung cấp cho nhà máy chế biến ở Quỳnh Lưu

+ Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, bò thịt theo mô hình chăn nuôi công nghiệp. Khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước ao, hồ để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Đầu tư mở rộng diện tích và thâm canh nuôi tôm xuất

khẩu ở Diễn Châu. Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, đầu tư đồng bộ phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ. Đồng thời phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, sản xuất hoá chất …

* Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Xây dựng các công trình giao thông trên cơ sở quy hoạch đã được duyệt, nâng cấp các tuyến đường liên xã, nội xã, giải quyết xong giao thông nông thôn bản vào năm 2020, đảm bảo các yêu cầu phát triển kinh tế của nông thôn. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư đường vào các xã chưa có đường ôtô và trung tâm xã, các xã chỉ có đường ôtô vào được mùa khô.

Tăng cường đầu tư cho các công trình thuỷ lợi để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống cho các khu dân cư, phát triển thuỷ lợi vừa và nhỏ, kênh mương nội đồng, đáp ứng yêu cầu của cây trồng vật nuôi. Đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho các gia đình theo tiêu chuẩn về nước sạch, chú trọng việc giải quyết vấn đề môi trường nông thôn do quá trình tăng mật độ dân cư, phát triển làng nghề.

Phát triển mạng lưới điện đến các điểm dân cư vùng miền núi, đến năm 2015 có 100% hộ nông dân được dùng điện để sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Chú trọng đầu tư theo quy hoạch các công trình cần thiết ở nông thôn theo hướng văn minh hiện đại

* Giải pháp về vốn và sử dụng vốn

Để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020, nhu cầu vốn đầu tư dự kiến lên đến hàng trăm tỷ đồng. Để đáp ứng nhu cầu đó cho quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể như sau:

- Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách, phải xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư như bảo hộ sản phẩm, mở rộng các hình thức

huy động vốn như cổ phần hoá các HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh, phát hành trái phiếu... Nhằm tạo điều kiện cho người lao động, các tổ chức, các thành phần kinh tế góp vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng nhanh giá trị hàng hoá.

- Khuyến khích phát triển các hình thức tín dụng tại địa bàn dân cư trong khuôn khổ của pháp luật để huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Mặt khác chú trọng cơ chế huy động lao động sống để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn.

- Xây dựng các dự án đầu tư để thu hút vốn từ bên ngoài nhằm khai thác các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước.

- Tìm mọi biện pháp để tăng nguồn thu, tiết kiệm nguồn chi ngân sách để dành vốn cho đầu tư phát triển.

- Đề nghị ngân sách TW, ngân sách tỉnh hỗ trợ kết hợp vốn ngân sách địa phương và đóng góp của nhân dân để xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như: Giao thông, thuỷ lợi, trường học, điện, nước sinh hoạt, phát triển thị trấn, thị tứ....

- Đổi mới hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng phục vụ người nghèo về công tác huy động vốn, thủ tục cho vay, mở rộng việc cho vay đối với sản xuất kinh doanh thông qua dự án, tích cực thu nợ để tăng quy mô vay vốn.

Song song với những giải pháp trên là thực hiện việc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong những năm trước mắt ưu tiên cho việc xây dựng các cơ sở chế biến nông - lâm thuỷ sản, các vùng nguyên liệu tập trung (dứa, mía, sắn, vừng...), để tạo ra bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

* Giải pháp về phát triển các thành phần kinh tế

Nghị quyết TW 5 đã khẳng định kinh tế hộ và kinh tế HTX giữ vai trò chủ lực trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Phát triển kinh tế hộ bằng cách khuyến khích các hộ nông dân, các trang trại, các thành phần kinh tế tham gia, liên kết với nhau, hình thành các tổ chức, các hình thức hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh thu hút và hỗ trợ các gia đình còn khó khăn. Nhằm tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh đó Nhà nước có chính sách phù hợp như giao đất lâu dài, tạo điều kiện cho các hộ, nhóm hội tích tụ ruộng đất, được vay vốn, được hướng các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn.

- Kinh tế HTX.

Cần làm lành mạnh tài chính trong các HTX, giải quyết dứt điểm nợ nần, theo nghị quyết của Chính phủ xoá nợ cho HTX đổi mới tổ chức và phương thức kinh doanh, phục vụ cho các HTX để đạt hiệu quả ngày càng cao. Những HTX yếu kém hoạt động không có hiệu quả xem xét từng trường hợp có thể giải thể, hướng dẫn và giúp đỡ xã viên HTX hình thành các tổ chức kinh tế tập thể phù hợp. Đồng thời xây dựng mô hình HTX cổ phần theo hướng: Hộ nông dân tham gia đóng góp cổ phần bằng đất đai, vật tư, tiền vốn. Lợi nhuận HTX được phân phối theo ngày công và cổ phần đóng góp của xã viên. Hình thức tổ chức quản lý như các doanh nghiệp cổ phần hoá. Một hộ nông dân có thể tham gia nhiều HTX cổ phần.

- Kinh tế Nhà nước.

Cần hỗ trợ, phát triển các đơn vị, cơ sở kinh tế Nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh để thực hiện tốt vai trò trung tâm sản xuất dịch vụ khoa học, kỹ thuật tại địa phương. Củng cố các doanh nghiệp công ích chủ yếu làm tốt công tác giống, thuỷ lợi, vật tư, phân bón, thuốc BVTV, thú y... Đảm bảo liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh.

- Kinh tế tư nhân (bao gồm cả công ty tư nhân, công ty TNHH) và các thành phần khác.

Khuyến khích kinh tế tư nhân trong và ngoài tỉnh, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh nông nghiệp, nhất là đầu tư vào công nghiệp phục vụ nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.

* Giải pháp về khoa học công nghệ

Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi tạo khâu đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản.

- Tổ chức thực hiện chương trình giống Quốc gia được tỉnh và trung ương hỗ trợ gồm giống ngô, lạc, cây lâm nghiệp, bò sữa, lợn hướng nạc. Tiếp tục thực hiện chương trình "cấp 1 hoá giống lúa", nhân nhanh các giống lai mới, giống mía, giống dứa Cayene, vừng V6, giống cam sạch bệnh, bò Sind, lợn nạc, cá, cây lâm nghiệp và nguyên liệu...

- Khuyến khích nông dân khai thác đất vườn, đất đồi, bãi mặt nước để nuôi trồng các loại cây con có giá trị kinh tế cao, tạo điều kiện cho các cơ sở, hộ gia đình đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc để nâng cao năng suất lao động. Đồng thời tổ chức tốt mạng lưới khuyến nông, khuyến nông từ huyện, xã, phường đến xóm để hướng dẫn tuyên truyền, chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới đến bà con nông dân một cách có hiệu quả.

Phát triển công nghiệp chế biến, cơ khí hoá nông nghiệp và điện khí hoá nông thôn

- Tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế trong tỉnh đầu

tư phát triển công nghệ chế biến, bảo quản để giảm bớt tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, mở rộng, nâng cấp trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh để đào tạo nghề cho lao động trong tỉnh. Liên doanh hoặc thuê chuyên gia đào tạo các nghề cơ khí như đúc, rèn, sửa chữa... phục

vụ tốt hơn cho việc phát triển công nghệ chế biến và cơ khí hoá nông nghiệp trên từng địa phương.

- Nâng cấp và phát triển mạng lưới điện nông thôn, ưu tiên đầu tư lưới điện cho vùng KTM, kết hợp cải tiến công tác quản lý để nông dân sử dụng điện với chất lượng bảo đảm và giá cả hợp lý.

* Giải pháp về phát triển thị trường cho nông sản hàng hoá

Phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản làm cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn có hiệu quả.

Làm tốt công tác nghiên cứu dự báo thông tin thị trường cho nông dân và doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện thông suốt và có hiệu quả hệ thống thông tin thị trường bao gồm: thu thập; phân tích; nghiên cứu, nhất là dự báo, hướng dẫn cơ sở thực hiện. Tỉnh cần đẩy mạnh quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống chợ từ thành thị đến nông thôn. Bởi cho đến nay, chợ vẫn là hình thức tốt nhất để thúc đẩy kinh tế thị trường, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Thiết lập và nâng cấp các trang web ngành nông nghiệp. Mặt khác cần nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trên địa bàn, có giải pháp can thiệp cần thiết để lành mạnh hoá thị trường, kích thích và mở rộng giao lưu hàng hoá giữa thị trường thành thị và thị trường nông thôn. Có chính sách kích thích nhằm đẩy mạnh kinh doanh sử dụng nhiều đối tượng làm đại lý cho thương nghiệp nhà nước, đồng thời tăng cường quản lý nhà nước để kinh doanh đúng pháp luật. Tổ chức hoạt động tiếp thị có hiệu quả, xây dựng các chợ bán buôn, bán lẻ, kho phù hợp ở các xã. Hình thành mối liên kết chặt chẽ thông qua các hợp đồng tiêu thụ giữa nông dân với các nhà tiêu thụ để đảm bảo thị trường tiêu thụ ổn định cho người sản xuất

* Giải pháp về đào tạo,bồi dưỡng cán bộ cho ngành nông nghiệp của tỉnh

Tiếp tục quy hoạch và cải cách đội ngũ cán bộ phục vụ cho nông nghiệp và phát triển nông thôn; đội ngũ này phải đảm bảo cân đối về con

người, cân đối về loại hình: Kinh tế, Kỹ thuật, Sinh học... cân đối về tri thức trong từng con người giữa kinh tế và kỹ thuật.

Trên cơ sở quy hoạch đội ngũ cán bộ có kế hoạch đào tạo theo các phương châm, đào tạo dài hạn ở dưới nhiều hình thức. Bên cạnh vấn đề đào tạo, cần mở rộng hiểu biết cho dân cư nông thôn qua công tác khuyến nông và các kênh chuyển giao khác, phổ biến KH-KT, hướng dẫn kỹ thuật mới. Xây dựng quy mô trường dạy nghề phù hợp với chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Trong khâu tổ chức, cần sắp xếp bố trí lại đội ngũ cán bộ đúng chuyên môn đã được đào tạo để phát huy cao hiệu quả công việc, có chính sách thu hút con em có trình độ cao, chuyên môn giỏi về làm việc tại địa phương. Đào tạo bổ sung đủ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi và các ngành nghề khác từ tỉnh xuống đến huyện và đặc biệt là tăng cường cán bộ chuyên môn nghiệp vụ cho các xã, phường, thị trấn. Mỗi cán bộ khi đã được tuyển chọn vào bộ máy cơ quan nhà nước cần phải có ít nhất 1-2 đề tài ứng dụng khoa học để tận dụng tối đa năng lực và chất xám của đội ngũ trẻ này nhằm phục vụ tốt chương trình chuyển dịch.

* Giải pháp về cơ chế chính sách

- Hoàn thành việc sắp xếp và đổi mới tổ chức sản xuất của các nông, lâm trường quốc doanh và các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành nông nghiệp. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cả về hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội ở nông thôn; đầu tư xoá đói giảm nghèo trước hết đối với vùng miền núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Có chính sách bảo đảm cung cấp giống, vật tư cho sản xuất với giá cả hợp lý cho vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An.pdf (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)