Cơ sở vật lý của phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân dựa trên từ tính của hạt nhân: µ γ= .I. Trong đó: µ là momen từ hạt nhân, γ là spin hạt nhân, I là hệ số
Sự tương tác của momen từ hạt nhân với một từ trường ngoài B0 theo định luật cơ học lượng tử dẫn tới một sơ đồ phân chia mức năng lượng hạt nhân. Các hạt nhân này, do năng lượng từ của chúng chỉ có thể tồn tại ở những trạng thái năng lượng giãn cách được gọi là trạng thái riêng. Sử dụng một hệ phát cao tần có thể kích thích quá trình chuyển dịch năng lượng của một hạt nhân riêng lẻ trong khuôn khổ sơ đồ mức năng lượng nói trên. Sự hấp thụ năng lượng được ghi lại như một vạch phổ được gọi là một tín hiệu cộng hưởng. Theo phương thức trên người ta có thể ghi được phổ cộng hưởng từ. Tất nhiên một dạng phổ như vậy chỉ thực hiện đối với những hạt nhân có momen từ như: 1H, 13C, 19F, 31P... Những hạt nhân khác nhau sẽ cộng hưởng ở những tần số khác nhau, hay nói cách khác, trên phổ cộng hưởng từ chúng có độ chuyển dịch hoá học khác nhau.
Cùng một loại hạt nhân song ở trong các phân tử khác nhau sẽ cho các tín hiệu cộng hưởng và độ chuyển dịch hoá học khác nhau.
1.6.3. Phương pháp đo độ dẫn điện dung dịch
Độ dẫn điện mol µ là độ dẫn điện của dung dịch chứa một mol chất điện
phân, đặt giữa 2 điện cực song song cách nhau 1cm.
µ = V.χ (ohm-1.cm2.mol-1) Trong đó:
- V là độ pha loãng tính bằng số cm3 dung dịch chứa 1 mol chất tan. - χ là độ dẫn điện riêng (µS/cm)
Nhờ phép đo độ dẫn điện dung dịch có thể tìm được số lượng ion mà phức chất phân li ra, từ đó giới hạn số lượng công thức giả định khi nghiên cứu cấu trúc của 1 phức chất mới.
Độ dẫn điện của dung dịch phức phân li thành 2 ion bằng khoảng 100 ohm-1.cm2.mol-1, của phức phân li thành 3 ion khoảng 250 ohm-1.cm2.mol-1 , thành 4 ion khoảng 400 ohm-1.cm2.mol-1. Đối với phức chất có bản chất trung hoà điện thì độ dẫn điện rất bé [7].