0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

§.9 GIỚI THIỆU VỀ BIOS VÀ CMOS

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BẢO TRÌ MÁY TÍNH VÀ CÀI ĐẶT PHẦN MỀM (Trang 40 -41 )

IV. Các bước thực hiện

§.9 GIỚI THIỆU VỀ BIOS VÀ CMOS

Một số người thường lầm lẫn giữa BIOS và CMOS trong hệ thống. Thực ra chúng là hai phần hoàn toàn tách biệt nhau.

BIOS trên mainboard được lưu trữ trên một chip ROM cố định, bởi vậy các thông tin của nó không thể thay đổi. Để có thể hoạt động, BIOS cần phải được cung cấp các tham số phù hợp khác nhau. Các thông số này được lưu trữ thường trực trong một loại chip nhớ có tên RTC/NVRAM. Chip này đóng vai trò là đồng hồ thời gian thực (Real - Time Clock), giữ xung nhịp số. Nó có vài bytes bộ nhớ phụ. Chip đầu tiên được sử dụng là chip Motorola MC 1468, có 64 bytes bộ nhớ lưu trữ, trong đó, 10 bytes dành cho chức năng clock. Khi không có nguồn điện cung cấp, dữ liệu và các cài đặt time/ date trong phần bộ nhớ phụ sẽ bị xoá hết.

Chip này được thiết kế theo công nghệ CMOS (Complementary Metal Oxide Semiconductor), nó hoạt động được nhờ một viên pin nhỏ và cần rất ít

năng lượng, chỉ với dòng điện 1 microampe. Khoảng 5 năm, pin này sẽ hết và các dữ liệu trên RTC/NVRAM bị xoá.

Khoản từ năm 1996 về sau, các PC thường sử dụng Flash ROM để lưu trữ BIOS. Flash ROM là chip EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read Only Memory). Đối với Flash ROM, có thể xoá và ghi lại bằng việc lập trình mà không cần phải tháo ra.

Việc xác lập các thông tin cho chip này này gọi là BIOS Setup. Trên thị

trường hiện nay, thông thường, công việc BIOS Setup do nơi cung cấp máy tính thực hiện ngay sau khi ráp bộ máy tính. Tuy nhiên, bạn cũng phải biết cách BIOS

Setup để đề phòng máy tự mất các thông tin lưu trong BIOS vì các lý do như: hết

pin, nhiễu điện, virus phá hoại, v.v... Tùy mỗi loại mainboad theo từng hãng chế tạo (Award, Ami, Pheonix...) mà các mục trong BIOS Setup có thể khác nhau, tuy nhiên, về căn bản chúng tương tự nhau. Trong phần này, chúng ta bàn về các tính năng phổ biến, còn các tính năng riêng, mới của mỗi BIOS trên các mainboard khác nhau bạn phải tự tìm hiểu thêm nhờ vào các kiến thức căn bản này.

Màn hình BIOS Setup đa số là màn hình chạy ở chế độ Text. Gần đây, đang phát triển loại BIOS Win (Ami) có màn hình Setup thể hiện như khi chạy trong Windows và sử dụng được Mouse trong khi Setup, đương nhiên các mục vẫn không thay đổi.

- Thao tác để vào BIOS Setup tuỳ mỗi loại BIOS của các hãng sản xuất trên mainboard nên sẽ khác nhau, ta sẽ ấn các phím quy định trong quá trình POST để vào:

+ ấn Delete đối với AMI BIOS. + ấn F2 đối với Phoenix BIOS.

+ ấn Ctrl - Alt - Esc hoặc Delete đối với Award BIOS. + ấn Esc đối với Microid Research BIOS.

- Trường hợp, máy thuộc dạng chính hãng: + ấn F1 đối với IBM Aptiva/Valuepoint.

+ ấn Ctrl - Alt - Esc hoặc Ctrl - Alt - S đối với Older Phoenix BIOS.

+ ấn F10 đối với máy Compaq.

- Như vậy, cái mà người ta thường gọi là CMOS thực ra là một loại chip nhớ, còn CMOS chỉ là tên một công nghệ chế tạo ra chip nhớ đó. Tên đúng của chip này là RTC/NVRAM còn gọi là CMOS RAM.

- Chương trình BIOS Setup thường sử dụng các phím mũi tên để chọn lựa

các mục. Thay đổi giá trị của các mục đang Set bằìng hai phím Page Up và Page

Down, hoặc “+” và “-“, ấn Esc để thoát khỏi mục. Âún F10 để thoát khỏi BIOS Setup, nếu muốn lưu các thay đổi, khi hộp thoại hiện ra, bấm Y để lưu, N để trở lại màn hình BIOS Setup.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BẢO TRÌ MÁY TÍNH VÀ CÀI ĐẶT PHẦN MỀM (Trang 40 -41 )

×