- Quy mô xk còn nhỏ, tỷ trọng hàng Việt Nam trong tỷ trọng hàng NK cuae EU còn thấp.
7. Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, đây là cơ hội để Việt
Nam có thêm thị trường và đẩy nhanh cải cách kinh tế thị trường.
Đối với doanh nghiệp:
Trước hết, doanh nghiệp phải nhận thức được những cơ hội mà kinh doanh quốc tế mang lại, thông qua quá trình hội nhập của nước ta, từ đó điều chỉnh sản xuất theo
hướng xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Những cơ hội kinh doanh to lớn mà doanh nghiệp cần phải tận dụng khi nước ta mở cửa thị trường, trước hết là đối với AFTA, thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và gia nhập WTO.
Hai là, doanh nghiệp cần có chiến lược về sản phẩm, khai thác có hiệu quả các lợi
thế so sánh quốc gia trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh, chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hiện đại hoá khâu thiết kế sản phẩm, chọn lựa hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ba là, làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, phát triển mạng lưới tiêu thụ, nâng
thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, phát hiện những thị trường mới.
Bốn là, nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh, điều hành, quản lý doanh nghiệp,
trình độ tay nghề của người lao động, trình độ kiến thức về tiếp thị, tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ công nghệ thông tin, chú trọng đến những sáng kiến cải tiến của người lao động ở các khâu khác nhau trong hoạt động của doanh nghiệp.
Năm là, xây dựng chiến lược phát triển ổn định lâu dài thích ứng với điều kiện thị trường nhiều biến động, giảm ưu tiên mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trong ngắn hạn mà
dành thời gian để đầu tư củng cố vị thế ( xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm...) nhằm từng bước tạo uy tín của mình trên thị trường quốc tế.
Sáu là, tăng cường vai trò của các Hiệp hội ngành hàng, củng cố tổ chức này ngang
tầm với những đòi hỏi của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Các Hiệp hội sẽ là người liên kết các doanh nghiệp tạo nên sức mạnh tổng hợp trong cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.
***THÊM: Biện pháp để nhập khẩu có hiệu quả:
- Các biện pháp vĩ mô:
+ Cải cách pháp luật, các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp
+ Tăng cường quản lý nhà nước, kết hợp chặt chẽ giữa các ngành và tổ chức có liên quan, điều chỉnh các công cụ và biện pháp ngoại thương phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy tắc của WTO,… để quản lý tốt hoạt động nhập khẩu, các mặt hàng nhập khẩu để hạn chế tối đa tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại, các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật để bảo vệ người tiêu dùng trong nước,…
+ Liên kết các doanh nghiệp, các ngành kinh tế liên quan đến nhau để nhập khẩu theo một hệ thống và có chiến lược nhập khẩu phù hợp, để tăng quy mô khắc phục những khó khăn về vốn, giá cả,…
+ Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp đầy đủ các thông tin cho các doanh nghiệp về các nguồn hàng, các đối tác,…
+ Hỗ trợ vấn đề vốn cho các doanh nghiệp thông qua các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi,…
+ Tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để mở rộng quy mô và tiếp thu được trình độ quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại…
+ Khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu các máy móc, trang thiết bị hiện đại, không nhập khẩu các máy móc, công nghệ lạc hậu, tránh đưa nước ta trở thành bãi rác công nghiệp…
- Các biện pháp vi mô:
+ Chủ động tăng cường liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác + Có chiến lược nhập khẩu phù hợp và dài hạn
+ Hết sức chú trọng nghiên cứu, tìm hiểu đối tác và hàng hoá nhập khẩu + Cần phải làm việc nghiêm túc, hiệu quả tạo dựng và giữ uy tín với đối tác + Chủ động đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao...
Câu 16: . Những nội dung đổi mới cơ bản trong chính sách đầu tư quôc tế của Vịêt Nam từ năm 1986 đến nay?
Trong những năm 1980, nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, sự vận hành của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, mức lạm phát lên tới trên 700% năm 1986. Nhiều xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp sản xuất cầm chừng, thậm chí đóng cửa hoặc giải thể, hàng chục vạn công nhân dời bỏ dây chuyền sản xuất, đổ vỡ tín dụng liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi gây ảnh hưởng rất xấu tới tình hình kinh tế xã hội. Trong khi đó, hàng loạt các ngành có ưu thế như : công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu dùng, gia công lắp ráp... lại không được Nhà nước quan tâm đúng mức, cơ sở kỹ thuật lạc hậu và tất cả đều ở trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Đại hội Đảng VI đã đề ra chính sách đầu tư quốc tế với mục tiêu nhằm tận dụng nguồn vốn từ nước ngoài nhằm fát triển các ngành sản xuất trong nước.