cạn” thành công và cán đích ở mốc 12,51%. Trên cơ sở đó, trong Chỉ thị 01/CT- NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2014 vừa ban hành, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2014 khoảng 12-14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Trên cơ sở các căn cứ: định hướng mục tiêu toàn ngành, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh toàn ngành, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh năm 2013 và nhận định môi trường kinh doanh năm 2014 và yêu cầu cụ thể đối với từng nghiệp vụ cụ thể mà chi nhánh ngân hàng BIDV Thái Nguyên đã xác định các chỉ tiêu kinh doanh cho năm 2014.
3.1.1 Mục tiêu cụ thể của toàn hệ thồng BIDV năm 2014
Theo báo cáo thường niên 2013, mục tiêu hoạt động xuyên suốt của BIDV là tối đa hóa, gia tăng lợi ích cho các cổ đông, tích lũy đầu tư cho phát triển, góp phần thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia, nhằm phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Một số định hướng phát triển trong trung dài hạn của BIDV như sau: Giai đoạn 2011 – 2015 phấn đấu tăng trưởng bình quân huy động vốn cuối kỳ đạt 18 – 19%/ năm, của dư nợ tín dụng cuối kỳ là 17 – 18%/ năm; tỷ lệ nợ xấu đến 2015 <=2,5%; tăng trưởng bình quân lợi nhuận trước thuế là 20 – 25%/ năm; ROA (tỷ
số lợi nhuận ròng trên tài sản) ≈ 1%; ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) ≈ 17%.
Cụ thể trong năm 2014 định hướng phấn đấu tăng trưởng tín dụng 16%, huy động vốn tăng trưởng 13%. Trên cơ sở đó, lợi nhuận trước thuế tối thiểu đề ra là 6.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 2,6%, ROA đạt 0,78%, ROE đạt 13,3%, tỷ lệ chi trả cổ tức từ 8% đến 9%. Theo BIDV, với những biến chuyển tích cực của nền kinh tế vĩ mô và những chính sách tài chính tiền tệ hợp lý, năm 2014 BIDV sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn nữa trong hoạt động kinh doanh.
3.1.1 Mục tiêu cụ thể của chi nhánh BIDV Thái Nguyên trong năm 2014
Năm 2014, BIDV Thái Nguyên thực hiện tách thành 2 chi nhánh là BIDV Thái Nguyên và BIDV Nam Thái Nguyên. Mục tiêu của việc chia tách này là ngày càng nâng cao vị thế và thị phần của BIDV trên địa bàn miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Qua nghiên cứu khu vực phía Nam của tỉnh có nhiều tiềm năng để mở thêm một định chế tài chính mới, được sự đồng ý của tỉnh, BIDV đã mở thêm một chi nhánh cấp I tại địa chỉ số 478, tiểu khu 5, thị trấn Ba Hàng, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Chi nhánh Nam Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2014 có con dấu, tài khoản riêng trực thuộc BIDV. Nguyên Giám đốc chi nhánh BIDV Thái Nguyên ông Lê Tất Thắng được bổ nhiệm làm Giám đốc chi nhánh BIDV Nam Thái Nguyên.
Toàn chi nhánh phấn đấu sau khi chia tách 2 chi nhánh: tiếp tục đảm bảo tăng trưởng ổn định, vững chắc, an toàn và hiệu quả trong mọi hoạt động, bao gồm cả mảng huy động. Tranh thủ tối đa mọi nguồn lực, phải tạo mốc quan trọng, là năm bản lề cho sự phát triển giai đoạn 2013 – 2015. Nâng cao sức cạnh tranh trên các bình diện: thị trường, thị phần, sản phẩm, dịch vụ, hiệu quả kinh doanh gắn với quy mô, cơ cấu, chất lượng.
Đồng thời, chi nhánh phải tiếp tục nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành theo mô hình ngân hàng TMCP, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, an toàn và hiệu quả, tính chuyên nghiệp phải đặt lên hàng đầu.
Một yêu cầu nữa cho chi nhánh trong năm 2014 là việc cơ cấu toàn diện nền khách hàng, đẩy mạnh tiến độ xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng là nhiệm vụ trọng tâm. Lành mạnh hóa hệ thống tài chính đảm bảo hoạt động của chi nhánh tăng trưởng gắn với mục tiêu lợi nhuận, an toàn, chất lượng, tăng trưởng bền vững.
Chi nhánh cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro, giảm thiểu các rủi ro có thêt xảy ra xung quanh hoạt động kinh doanh của ngân hàng như rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp hay rủi ro đạo đức…
Chi nhánh BIDV Thái Nguyên nỗ lực hết mình, phấn đấu kết quả xếp loại kinh doanh: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và khẳng định được vị trí nhóm Chi nhánh chủ lực trong toàn hệ thống BIDV năm 2014.
Bảng 3.1 Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2014 chi nhánh BIDV Thái Nguyên
Đơn vị: tỷ đồng, %
STT Chỉ tiêu Năm 2013 (sauchia tách) KH 2014 Tăng so 2013
I Chỉ tiêu chính (7)
1 Lợi nhuận trước thuế 136.00
2 Chênh lệch thu chi 176.00
3 thu dịch vụ ròng 28.00 4 Huy động vốn bình quân 2,980.00 3,680.00 23.49% 5 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 3,595.00 3,990.00 10.99% 6 Dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ 445.00 515.00 15.73% 7 Thu nợ HNTB (gốc) 10.00 II Chỉ tiêu quản lý (10)
1 Dư nợ TDH tối đa trong năm 920.00 1,200.00 30.43%
2 Dư nợ tín dụng bán lẻ bình quân 376.00 429.00 14.10% 3 Tỷ lệ nợ xấu 0.95% <=1.5% 4 Tỷ lệ nợ nhóm II 4.37% 4.50% 2.97% 5 HĐV cuối kỳ khách hàng ĐCTC 337.00 450.00 33.53% 6 HĐV cuối kỳ KHDN 498.00 550.00 10.44% 7 HĐV cuối kỳ khách hàng bán lẻ 2,482.00 3,050.00 22.88% 8 Thu ròng dịch vụ thẻ 3.05
9 Doanh thu khai thác phí bảo hiểm 8.00
10 TN ròng từ hoạt động bán lẻ
Bảng 3.2 Chỉ số tài chính dự báo năm 2014 của chi nhánh BIDV Thái Nguyên
Đơn vị: %.
Chỉ tiêu tài chính TH 2012 TH 2013 KH 2014
Chỉ tiêu tăng trưởng
Tăng trưởng tín dụng 26% 12% 11%
Tăng trưởng huy động 25% 23% 13%
Chỉ tiêu sinh lời
NIM 2% 2.3% 2.5%
ROA 0.58% 0.60% 0.78%
ROE 13% 12% 13.3%
Chỉ tiêu thanh khoản
Cho vay / Tổng tài sản 71% 58% 58%
Cho vay / Huy động 86% 75% 75%
(Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên) Theo các nhà phân tích nhận định, kết quả hoạt động kinh doanh hệ thống BIDV năm 2014 sẽ thuận lợi hơn 2013. Dự kiến cả năm 2014, Chênh lệch thu chi và Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh BIDV thái Nguyên lần lượt là 176 tỷ và 136 tỷ VNĐ.
Kinh tế vĩ mô năm 2013 đã được duy trì ổn định với tổng cầu trong phạm vi kiểm soát và không gây áp lực lớn lên lạm phát. Trong năm 2014, nhiều khả năng chính phủ sẽ giữ vững mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô và tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế. Do đó, tình hình kinh tế vĩ mô trong năm 2014 sẽ khó có thể có nhiều đột biến so với 2013 xét về tổng cầu, sức mua, đầu tư hay khả năng hấp thụ của nền kinh tế. tăng trưởng tín dụng có thể tăng nhẹ so với 2013, đạt 10 – 12%. Trên cơ sở thận trọng, các nhà quản trị chi nhánh đã đặt chỉ tiêu 11%.
Với kỳ vọng CPI năm 2014 đạt 7% và trần lãi suất huy động, các lãi suất điều hành (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất OMO, Lãi suất cho vay trong thanh toán điện tử, thanh toán bù trừ) sẽ giữ ổn định so với 2013, trong
khi mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp do các ngân hàng đều chạy chương trình ưu đãi lãi suất để kích thích tăng trưởng tín dụng của Chính phủ. Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lãi suất cho vay sẽ chỉ giảm nhẹ 0,5% do đó chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào năm 2014 của toàn ngành ngân hàng sẽ giảm nhẹ so với 2013.
Tỷ lệ thu nhập lãi ròng (NIM) của chi nhánh trong những năm gần đây so với toàn ngành là tương đối thấp, mục tiêu đạt ra trong năm 2014 là tăng tỷ lệ này lên 2,5%.
Bên cạnh đó, BIDV Thái Nguyên vẫn luôn là ngân hàng giành được sự tín nhiệm của khách hàng không chỉ trong mà cả ngoài nước, cần phải biết tận dụng ưu thế đó mà tiếp tục mở rộng thị trường, phát triển quy mô kinh doanh, thường xuyên tăng cường các mối quan hệ tốt đẹp của mình với các tổ chức có thương hiệu trên thế giới hiện đã và đang hợp tác với ngân hàng, các ĐCTC, các doanh nghiệp lớn có giao dịch tại ngân hàng hay các ngân hàng đối thủ cũng như tích cực tạo thêm các mối quan hệ với khách hàng mới.
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh BIDV thái nguyên
3.2.1 Giải pháp trong chỉ đạo, điều hành
Thứ nhất, phân giao nhiệm vụ cụ thể, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm từ Ban Giám đốc đến các cấp điều hành theo đúng chức trách nhiệm vụ quy định. Định kỳ hàng tháng, tổ chức họp giao ban đánh giá kết quả đạt được của từng bộ phận và có chỉ đạo chấn chỉnh kịp thời.
Thứ hai, trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh do hội sở chính giao, thực hiện tính toán, phân giao các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đến từng phòng
nghiệp vụ. Giao KHKD chi tiết đến từng cán bộ theo vị trí công tác. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế khuyến khích cán bộ tham gia bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng trực tiếp, hoàn thiện cơ chế đánh giá xét hoàn thành nhiệm vụ gắn với kế hoạch giao cho từng cán bộ, tạo cơ chế động lực để toàn thể cán bộ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh.
Thứ ba, Nghiên cứu hoàn thiện quy chế đánh giá hoàn thành nhiệm vụ để đánh giá chính xác mức độ đóng góp của mỗi cá nhân vào kết quả kinh doanh chung của Chi nhánh. Ngoài việc thực hiện theo đánh giá định kỳ, sẽ thực hiện thường xuyên hơn với hình thức khen thưởng trực tiếp và kịp thời cho những cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc.
Thứ tư, tập trung chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ trong công tác xử lý và tận thu nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng, lãi treo nhằm cải thiện chất lượng tín dụng và tăng thu nhập theo đúng lộ trình tái cơ cấu.
Thứ năm, quán triệt việc tuân thủ, chấp hành đúng các quy định, quy trình trong các khâu tác nghiệp, chỉ đạo và tăng cường kiểm tra, giám sát với công tác khắc phục, chấn chỉnh các sai phạm, tổ chức tự đào tạo để nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ.
3.2.2 Giải pháp trong huy động vốn
Nhìn chung hoạt động huy động vốn phải luôn bám sát các mục tiêu kế hoạch, mục tiêu kinh doanh, mục tiêu hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững, phấn đấu giữ vững vị thế và ngày càng mở rộng quy mô huy động căn cứ vào nhu cầu cho vay.
3.2.2.1 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn
Mỗi đối tượng khách hàng gửi tiền tại ngân hàng lại có lượng tiền, tính chất và thời hạn tiền gửi khác nhau cho nên nhu cầu về sản phẩm tiền gửi cũng khác nhau, yêu cầu đặt ra với ngân hàng phải đa dạng các loại hình huy động, có thế mới có thể đáp ứng được mọi đối tượng khách hàng, khai thác được tiềm năng vốn dồi dào từ mọi tầng lớp trong xã hội.
Thứ nhất cần đa dạng hóa kỳ hạn huy động cả trong ngắn hạn và trung dài hạn như trong ngắn hạn có các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng; trong trung dài hạn như 3 năm, 5 năm, 10 năm… và hình thức tiền gửi không kỳ hạn.
Thứ hai, đa dạng việc huy động thông qua nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức hay phát hành các loại GTCG. Nhận tiền gửi thì theo hình thức, đặc điểm ra sao, còn phát hành GTCG thì phát hành loại GTCG nào: trái phiếu, tín phiếu, CCTG hay kỳ phiếu, phát hành mệnh giá đa dạng phù hợp với nhu cầu thu hút vốn của bản thân chi nhánh và khả năng vốn trên thị trường, lãi suất phát hành phải hấp dẫn khách hàng.
Thứ ba, đa dạng về tính chất huy động, huy động có cho phép đồng sở hữu tài khoản hay không, có cho rút trước hạn hay không, và nếu được rút trước hạn thì được rút một phần hay toàn bộ và tiền lãi rút trước hạn căn cứ vào đâu để xác định, có cho phép lãi nhập gốc và quay vòng vốn sang kỳ hạn tiếp theo khi đáo hạn không… Tích cực triển khai kịp thời các sản phẩm huy động có sức hút lớn của hệ thống, đặc biệt là các sản phẩm tính cạnh tranh cao (các đợt tiết kiệm dự thưởng hấp dẫn, GTCG ưu đãi…), tổ chức tiếp thị, giới thiệu và quảng bá sản phẩm rộng rãi đến khách hàng.
Thứ tư, tiếp tục phát triển các sản phẩm gửi tiền phù hợp mục đích của khách hàng như sản phẩm tiền gửi rút gốc linh hoạt, sản phẩm bán chéo (kết hợp gửi tiền với bảo hiểm), sản phẩm tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm kiều hối, tiết kiệm cho trẻ thơ … Sản phẩm rút gốc linh hoạt mà chi nhánh hiện đang cung cấp chủ yếu phục vụ mục đích chu cấp tiền cho con, phụng dưỡng bố mẹ hay chỉ là muốn nhận được những khoản tiền cố định hàng kỳ trong tương lai như một khoản lương, các sản phẩm này cho phép rút gốc linh hoạt và không giới hạn số tiền rút tối thiểu. Chi nhánh cần mở rộng hơn nữa định kỳ rút tiền chứ không chỉ bó hẹp như hiện nay là 1 tháng rút 1 lần hay 3 tháng rút 1 lần. BIDV đã thành lập tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đi kèm với các sản phẩm bảo hiểm giúp khách hàng an tâm hơn khi gửi tiền hoặc vay vốn. Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm đi kèm tiền gửi vừa kích thích gửi tiền vừa mở rộng hoạt động bảo hiểm góp phần nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng. Ngoài ra các sản phẩm tiền gửi tích lũy cũng mang lại cho khách hàng sự chủ động về số lần nộp tiền vào tài khoản, số tiền nộp mỗi lần, kỳ hạn gửi và định kỳ gửi tùy theo kế hoạch tích lũy của khách hàng.
3.2.2.2 Quản lý tốt và giảm thiểu chi phí huy động vốn
Bản chất chi phí huy động vốn có tác động ngược chiều với thu nhập ròng từ huy động của ngân hàng, chính vì thế chỉ tiêu này cũng tác động làm giảm hiệu quả huy động. Muốn huy động có hiệu quả cao phải giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết, tránh thất thoát, lãng phí nguồn lực, đảm bảo đồng chi phí bỏ ra mang lại lợi ích tương xứng cho ngân hàng. Chi phí lãi huy động chiếm phần chủ yếu trong tổng chi phí huy động nên cần thiết quản lý khoản chi phí này thật hiệu quả.
Thứ nhất, phải tăng cường quản lý, kiểm soát các khoản chi phí lãi huy động vốn và điều hành linh hoạt lãi suất theo chính sách từng nhóm khách hàng cụ thể, trong từng thời điểm cụ thể để tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo tuân thủ khung lãi suất do NHNN quy định và các hướng dẫn của hội sở chính, đảm bảo hiệu quả huy động vốn của chi nhánh.
Thứ hai, phải liên tục rà soát, kê khai một cách rõ ràng, minh bạch các khoản chi phí cho cơ sở vật chất, mặt bằng, thuê địa điểm, chi phí cho lao động, và mọi chi phí khác phục vụ cho công tác huy động vốn của chi nhánh từ đó xác định được các khoản chi tiêu lãng phí, thất thoát, chưa hợp lý mà có biện pháp tiết kiệm, sử dụng hợp lý hơn.
3.2.2.3 Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng đi kèm loại hình huy động vốn
Các dịch vụ cung ứng đi kèm từng loại hình huy động vừa làm tăng thêm tiện ích cho sản phẩm, giúp khách hàng thuận lợi hơn trong mọi hoạt động sản xuất hay đời sống vừa thể hiện sự phát triển, tiến bộ của bản thân ngân hàng,