a) Tổ chức v−ờn giống tốt:
Tùy đặc điểm khí hậu đất đai mà quyết định nên sản xuất hay tự túc loại rau nào. Nói chung, diện tích giữ giống tự túc của rau vào khoảng 1 - 3% so với diện tích gieo trồng rau. Diện tích sản xuất giống của một số loại rau so với diện tích gieo trồng nh− sau:
Cải bắp 0,75% Cà tím 1%
Cà rốt 3,0% Xà lách 1%
Cần tây 0,2% Su lơ 1%
Cà chua 0,75% Thìa là 1,25%
ớt 13% Các cây đậu 15%
V−ờn sản xuất giống yêu cầu phải chủ động t−ới tiêu; đất tốt có tầng canh tác dày, giàu chất dinh d−ỡng, phải đ−ợc áp dụng những biện pháp kỹ thuật cao nhất so với sản xuất rau th−ơng phẩm. Vì mục đích là lấy hạt (hoặc củ giống) nên phải chú trọng đến việc dùng phân lân và kali, giảm l−ợng đạm tới mức tối thiểu để làm tăng phẩm chất, sản l−ợng hạt giống.
Tỷ lệ N:P:K th−ờng bón là 0,8-1 : 1,5-1,8 : 2-2,5.
b) V−ờn giống phải đ−ợc cách ly tốt:
Công tác này nhằm tránh lai tạp, lẫn giống, nhầm giống vì các giống rau rất dễ lai với nhau (xem bảng 20).
Bảng 20: Mức độ lai tạp của một số loại rau khi để giống
Giống rau Mức độ lai tạp Các phẩm chủng dễ lai tạp
Rau cải Rất dễ Với tất cả các loại rau cải ăn lá không cuốn
Cải bắp Rất dễ Với tất cả các loại cải bắp (nồi chõ, tim bò,
bánh dầy...) các loại su hào, su lơ, cải làn...
Cải củ Rất dễ Với tất cả các loại cải củ
Cà rốt Rất dễ Với tất cả phẩm chủng của cà rốt (đỏ, vàng,
tròn, dài...)
Cà chua Rất dễ Với tất cả phẩm chủng cà chua (hồng, vàng,
múi...)
Cà các loại Dễ
D−a chuột Khó Với tất cả phẩm chủng của d−a chuột
Hành tây Dễ Với tất cả phẩm chủng khác nhau của hành
tây
V−ờn giống không những phải cách ly hẳn với ruộng sản xuất mà còn phải tổ chức cách ly giữa các giống thành từng khu vực riêng. (xem bảng 21).
Bảng 21: Bảng h−ớng dẫn khoảng không gian cách ly trong khu vực sản xuất hạt giống rau.
Khoảng không gian cách ly trong điều kiện Loại giống rau
Có vật ch−ớng ngại (rừng cây, t−ờng ngăn, đồi núi v.v...) Không có vật ngăn cách Những cây họ Thập tự, cà rốt, hành và các cây giao phấn khác 600 m 2.000 m
D−a hấu, d−a bở, d−a chuột, bầu bí 500 m 1.000 m
Cà tím, cà chua 100 m 300 m
Đậu Hà Lan, Cô ve 50 m 100 m
c) Cây giống phải đ−ợc chọn lọc cẩn thận:
Việc chọn lọc cây giống phải tiến hành th−ờng xuyên một cách hết sức cẩn thận trên cơ sở nắm chắc từng đặc điểm hình thái và các đặc tính qúy của giống, nhằm:
• Đào thải những cây lẫn hay lai tạp.
• Tuyển lựa đ−ợc những cây biến dị có lợi để bồi dục cải tiến giống. • Đảm bảo giống sản xuất ra đ−ợc thuần chủng.
Việc chọn lọc ở ruộng sản xuất giống nên tiến hành vào các giai đoạn sau: • Khi cây giống đủ tuổi để đem cấy
• Khi cây giống đã tr−ởng thành ở ruộng sản xuất giống. • Khi cây giống ra hoa kết quả.
Lúc kiểm tra đánh giá ruộng giống cần nghiêm túc, hết sức khách quan và kiên quyết để tránh nhầm lẫn gây hại cho cả v−ờn giống sau này.
d) Ruộng sản xuất hạt giống phải thu hoạch đúng tầm, đúng lúc:
Từ khi ra hoa kết quả, ruộng giống cần đ−ợc theo dõi chặt chẽ, vừa để phòng sâu bệnh, chim, chuột phá hoại, vừa để tổ chức thu hoạch kịp thời, sát với đặc điểm sinh lý của từng giống, từng loại rau nh−:
• Cải bắp, su hào, su lơ thu khi vỏ quả vừa chuyển sang màu trắng mốc.
• Cà tím thu hoạch khi vỏ quả vừa chuyển sang màu vàng và trên vỏ quả có những vết nứt nhỏ.
• Bí xanh, bí đỏ thu hoạch khi quả đã già, vỏ quả có lớp phấn trắng, lông đã rụng hết. • M−ớp thu khi quả đã già.
• Đậu đũa thu khi vỏ quả chuyển sang màu trắng đục nhạt, và gập đôi lại quả không bị gãy.
• M−ớp đắng thu khi vỏ quả chuyển màu lúc này hạt trong ruột quả đ−ợc bao trong lớp màng đỏ t−ơi.
• Đậu cô ve thu khi vỏ quả bắt đầu khô.
• Xà lách thu hoạch tr−ớc khi chùm lông trên hoa chuyển sang khô trắng, chín đến đâu thu đến đấy.
• Cà chua, ớt, thu khi quả chín hoàn toàn.