- Phát hiện TTT trong đơn thuốc và đánh giá TTT được xác định bằng ph ần mềm DRUGREAX Micomedex 2.0 c ủa Thomson Reuters Micomede
2. Bàn luận về một số cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng được phát hiện trong mẫu nghiên cứu
phát hiện trong mẫu nghiên cứu
+ Tương tác thuốc ức chế men chuyển và thuốc bổ sung kali:
Các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin gây tăng nhẹ nồng độ kali máu do giảm sản xuất aldosteron. Vì vậy. phối hợp thuốc ức chế men chuyển
với muối kali sẽ làm tăng nồng độ kali trong máu, có thể gây rối loạn nhịp tim. Đã có một số báo cáo về các trường hợp tăng kali máu nghiêm trọng và loạn nhịp tim do sử dụng thuốc bổ sung kali kết hợp với thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin. Ở bệnh nhân có rối loạn chức năng thận hoặc ở những người có sử dụng thuốc bổ sung kali, sự tăng nồng độ kali trong huyết thanh thường biểu hiện rõ rệt trong hai đến bốn ngày sau khi sử dụng thuốc. Cán bộ y tế cần theo dõi chặt chẽ nồng độ kali máu của nhân khi sử dụng phối hợp hai thuốc trên, đặc biệt ở những bệnh nhân có suy thận mắc kèm hoặc ở người cao tuổi. Bệnh nhân sử dụng các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin nên được cảnh báo nguy cơ khi có khẩu phần ăn chứa lượng lớn kali hoặc khi sử dụng các thuốc bổ sung kali.
+ Tương tác thuốc lợi tiểu thải kali và digoxin:
Việc sử dụng phối hợp furosemid và digoxin làm tăng độc tính của digoxin thứ phát do hạ kali máu và có thể cả hạ magnesi máu. Biểu hiện ngộ độc digoxin bao gồm nôn, buồn nôn, loạn nhịp tim. Cần thường xuyên kiểm tra nồng độ kali và magnesi máu của bệnh nhân và cảnh báo bệnh nhân về tầm quan trọng của việc bổ sung kali hợp lý bằng chế độ ăn hoặc bằng các thuốc bổ sung.
+ Tương tác thuốc lợi tiểu giữ kali và digoxin:
Sử dụng đồng thời thuốc lợi tiểu giữ kali (spironolacton) và digoxin làm tăng nồng độ digoxin trong huyết thanh, có nguy cơ gây ngộ độc digoxin (nôn, buồn nôn, rối loạn nhịp tim) do giảm độ thanh thải qua thận của digoxin. Do đó, cần theo dõi chặt chẽ đáp ứng lâm sàng cũng như nồng độ digoxin trong huyết thanh của bệnh nhân để hiệu chỉnh liều digoxin phù hợp, có thể cần giảm liều digoxin.
+ Tương tác fenofibrat và atorvastatin:
Việc sử dụng đồng thời fenofibrat với các thuốc ức chế enzym HMG-CoA reductase (simvastatin, atorvastatin…) làm tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân. Nồng độ creatinin kinase (CK) và myoglobin niệu cũng tăng lên đáng kể,
dẫn đến tần suất xảy ra suy thận cấp cao. Do đó, tránh sử dụng đồng thời
fenofibrat và các thuốc ức chế enzym HMG-CoA trừ trường hợp hiệu quả hạ
lipid máu vượt trội hơn so với nguy cơ gặp các phản ứng có hại. Nếu cần thiết sử dụng kết hợp, giám sát chặt chẽ các dấu hiệu và triệu chứng bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp (đau, yếu hoặc mềm cơ) và theo dõi định kỳ nồng độ CK máu của bệnh nhân. Nếu nghi ngờ hoặc chẩn đoán bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp, ngừng sử dụng một trong hai thuốc trên.
+ Tương tác aspirin và ginkgo biloba:
Tương tác giữa aspirin và ginkgo biloba làm tăng nguy cơ chảy máu. Một số trường hợp xuất huyết tiền phòng, xuất huyết dưới cơ hoành và xuất huyết thủy tinh thể tự phát khi dùng kết hợp aspirin và ginkgo biloba đã được báo cáo. Theo dõi chặt chẽ bệnh nhân về thời gian chảy máu và các dấu hiệu và triệu chứng chảy máu khi dùng đồng thời các thuốc này.
+ Tương tác giữa các thuốc có nguy cơ kéo dài khoảng QT:
Việc sử dụng đồng thời các thuốc có nguy cơ kéo dài khoảng QT (amiodaron và clarithromycin, amiodaron và digoxin) không được khuyến cáo do tăng nguy cơ gặp độc tính trên tim (kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, ngừng tim). Bệnh nhân cao tuổi có khả năng nhạy cảm hơn với các sự thay đổi khoảng QT liên quan đến sử dụng thuốc. Nếu cần thiết phải sử dụng đồng thời hai thuốc, theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu và triệu chứng độc tính trên tim, bao gồm cả các sự thay đổi trên điện tâm đồ.
+ Tương tác giữa các thuốc cùng ức chế hệ renin-angiotensin- aldosteron:
Việc sử dụng đồng thời các thuốc ức chế hệ renin-angiotensin-alsosteron: thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin và thuốc ức chế thụ thể angiotensin (perindopril và losartan) có liên quan đến sự tăng tỷ lệ gặp các phản ứng có hại. Ở các bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định xơ vữa động mạch, suy tim, đái tháo đường, việc sử dụng đồng thời các thuốc này làm tăng nguy cơ tụt huyết áp, ngất, tăng kali máu và thay đổi chức năng thận (bao gồm cả suy thận cấp) so với
khi sử dụng từng thuốc đơn độc. Nếu cần sử dụng đồng thời, cần theo dõi chặt chẽ chức năng thận của bệnh nhân. Trong một phân tích gộp trên bệnh nhân rối loạn chức năng thất trái, việc bổ sung các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin vào phác đồ thuốc ức chế thụ thể angiotensin đang sử dụng làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố có hại dẫn đến phải ngừng điều trị so với khi sử dụng thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin đơn độc.
Qua kết quả nghiên cứu, danh sách những tương tác thuốc cần lưu ý này sẽ được khoa Dược tập hợp để thông báo cho bác sĩ điều trị tại khoa Nội tim mạch. Qua đó cảnh báo cho các bác sĩ trong việc kê đơn thuốc trong điều trị cho bệnh nhân để góp phần nâng cao chất lượng điều trị. Đồng thời, với việc cảnh báo các tương tác này sẽ hỗ trợ công tác duyệt đơn thuốc của dược sĩ lâm sàng tại khoa Dược, góp phần tăng cường kiểm soát và giảm thiểu tương tác thuốc bất lợi trong thực hành lâm sàng.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Khảo sát tương tác thuốc trong 165 bệnh án điều trị nội trú tại khoa nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang được trong thời gian từ 01/03/2011 đến 31/03/2011 chúng tôi rút ra kết luận: