Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân với trẻ em sao lãng học tập (Trang 27 - 29)

IV. TIẾN TRÌNH TRỢ GIÚP

4.Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc

4.1. Kết quả đạt được với TC

Sau thời gian triển khai kế hoạch hoạt động, thân chủ đã có những chuyển biến tích cực:

+ TC có ý thức đạo đức tốt cả ở lớp cũng như ở trường, hòa đồng với bạn bè, tôn trọng đồ đạc của mọi người

+ TC tiến bộ trong học tập: TC được thầy cô đánh giá là đã tiến bộ: chữ viết đẹp hơn, chịu khó học tập, nghe giảng trên lớp và đã giành được nhiều điểm tốt (9, 10) hơn.

+ Người thân của TC, ông(bà) nội ngoại, bố mẹ gắn bó hơn và cùng nhau thực hiện kế hoạch trợ giúp TC tiến bộ, giành tình cảm cho TC nhiều hơn.

Tóm lại, sau quá trình thực hành và thực hiện can thiệp với thân chủ, cơ bản hoạt động can thiệp đã đạt được các mục tiêu, mục đích ban đầu đề ra.

Để có sự thành công như vậy, hoạt động can thiệp đã có sự tham gia tích cực từ phía học viên, kiểm huấn viên, giáo viên và bạn bè cùng lớp của thân chủ. Gia đình và người thân của thân chủ sau khi hiểu được ý nghĩa hoạt động trợ giúp của học viên cũng đã dần dần tham gia vào tiến trình trợ giúp.

Học viên đã thành công trong việc phát huy nội lực của thân chủ và huy động ngoại lực(gia đình, nhà trường) cùng tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của thân chủ. Nhà trường đã tích cực tham gia hoạt động này ngay từ ban đầu: phân công kiểm huấn viên, bố trí giáo viên tham gia bồi dưỡng văn hóa cho thân chủ, tạo mọi điều kiện để học viên có thể hoàn thành kế hoạch đã đề ra ban đầu. Phía gia đình cũng đóng góp sự tham gia vào việc động viên, giám sát thân chủ học tập và thay đổi hành vi từ chưa phù hợp tới phù hợp.

4.2. Kỹ năng NVXH đã sử dụng

- NVXH đã vận dụng thành thạo những kỹ năng cần thiết của người NVXH như: tạo lập mối quan hệ, khả năng lãnh đạo, dẫn dắt vấn đề, kỹ năng hỏi, lắng nghe, quan sát, biện hộ… và đặc biệt là những kỹ năng làm việc phù hợp với trẻ em để có được một tiến trình trợ giúp hợp lý, lô gíc và hiệu quả.

- Học viên sử dụng tốt kỹ năng giao tiếp, tạo lập mối quan hệ với cơ sở thực hành ngay từ ban đầu để nhận được sự hỗ trợ tối đa từ cơ sở thực hành.

- Học viên cũng sử dụng kỹ năng huy động nguồn lực tốt từ gia đình, nhà trường để tạo điều kiện hoàn thành tới mức tối đa các mục tiêu đã đề ra.

4.3. Những tồn tại

- Người thân của TC: đôi lúc còn hiểu sai mục đích trợ giúp của NVXH, họ nghĩ NVXH phải là người trực tiếp giúp TC thực hiện những kế hoạch đề ra và không cần hỏi ý kiến TC vậy nên NVXH phải kiên nhẫn giải thích cho người thân TC hiểu rõ vấn đề.

- NVXH: đôi lúc còn lúng túng trước những trường hợp bất ngờ và những diễn biến tâm lý, hành vi của TC => NHXH phải hết sức kiên trì, bình tĩnh làm việc với TC.

- Kiểm huấn viên: chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực CTXH nên còn lúng túng trong việc tiếp cận và cùng học viên giải quyết vấn đề của TC.

- Thời gian thực hành của học viên tại cơ sở quá ngắn, học viên có ít cơ hội được tham gia các hoạt động tại cơ sở thực hành cùng thân chủ để quan sát thân chủ và đưa ra những kiến nghị có tính thực tế và phù hợp hơn với cơ sở thực hành.

- Về phía cơ sở đào tạo của học viên: mặc dù đã có những hướng dẫn thực hành với học viên nhưng xuyên suốt quá trình thực hành, sự gắn bó giữa học viên - kiểm huấn viên - giáo viên hướng dẫn vẫn chưa được liên tục nên khi gặp phải những khó khăn và bối rối về kỹ năng nghề nghiệp, học viên còn mất nhiều thời gian trong việc giải quyết vấn đề, ảnh hưởng chung tới tiến độ can thiệp.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân với trẻ em sao lãng học tập (Trang 27 - 29)