63 đúng kỳ hạn; người bảo hiểm cam kết sẽ bù đắp cho người được bảo hiểm theo một
3.3.1. Xây dựng khung pháp lý đồng bộ và hoàn thiện cho các hoạt động của thị trường giao sau
của thị trường giao sau
Hiện nay khung pháp lý để cho sàn giao dịch hàng hoá đối với mặt hàng cà phê, các công cụ phái sinh nói chung và hợp đồng giao sau nói riêng, cũng như khung pháp lý đối với các nhà kinh doanh khi tham gia thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam còn thiếu và chưa đồng bộ. Chưa có một quy định cụ thể mang tính chất riêng cho hàng hoá nông sản. Mà mới chỉ là những quy định chung các hàng hoá khi chúng là sản phẩm được giao dịch trên sàn giao dịch. Như chúng ta đã biết mặt hàng cà phê và các mặt hàng nông sản chịu rất nhiều nhân tố cả chủ quan lẫn khách quan tác động do vậy nếu chỉ có những quy định chung thì rất khó có thể quản lý và phù hợp với tình hình kinh doanh. Do vậy, để thị trường giao sau cà phê ở Việt Nam phát triển và hoạt động có hiệu quả, trở thành một trong những công cụ quan trọng trong chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thì nhà nước cần thực hiện một số công việc sau: Thứ nhất, phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện. Khi có một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, các thiết chế kinh tế nói chung, các thị trường nói riêng mới được hình thành và bảo đảm từ phía Nhà nước, từ phía pháp luật. Hơn nữa, giao dịch hợp đồng giao sau là một giao dịch tài chính phức tạp, việc phải có hành lang pháp lý điều chỉnh sẽ giúp cho quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham
gia trên thị trường được bảo vệ, đồng thời giúp cho Nhà nước quản lý tốt hơn loại thị trường mới mẻ này.
Do đó, chúng ta cần sớm hoàn chỉnh các thể chế quản lý Nhà nước thông qua việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các luật có liên quan đến sở giao dịch hàng hóa, liên quan đến các giao dịch qua thị trường giao sau, nhất là Luật Thương mại thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, chế tài trong thương mại, giải quyết tranh chấp trong thương mại…), Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005. Triển khai thực hiện các luật: Luật thương mại, luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp, luật giao dịch điện tử và các pháp lệnh, nghị định, thông tư có liên quan tạo khung pháp lý cho hoạt động của thị trường giao sau cà phê được thuận lợi.
Đồng thời Nhà nước cũng cần sớm xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động của các sở giao dịch hàng hóa (trước mắt là các trung tâm giao dịch hàng hóa do quy mô nhỏ) đối với sản phẩm cà phê, cũng như hoạt động mua bán cà phê của những nhà sản xuất, kinh doanh qua sở giao dịch hàng hóa. Trong Luật Thương mại năm 2005 có đề cập, sau đó Chính phủ đã có Nghị định 158/2006/NĐCP quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, Nghị định này mới là những quy định chung.
Mới đây, Bộ Công Thương có Thông tư 03/2009/BCT hướng dẫn việc cấp phép thành lập và chế độ báo cáo của sở giao dịch hàng hóa, nhưng về tổ chức và hoạt động của các sàn giao dịch hàng hóa vẫn chưa có quy định cụ thể. Vướng mắc lớn nhất hiện nay là khi doanh nghiệp Việt Nam tham gia giao dịch qua các sàn giao dịch quốc tế cần tuân theo những thủ tục nào cũng cũng chưa thấy đề cập trong khung pháp lý hiện hành. Chẳng hạn, doanh nghiệp cà phê băn khoăn khi tham gia giao dịch kỳ hạn thị trường giao dịch cà phê London có phải xin phép cơ quan chức năng, hay mua bán trên các sàn quốc tế có đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đầu tư vốn ra nước ngoài. Bởi muốn tham gia thị trường kỳ hạn phải có tiền đặt cọc, tiền mua chỗ.
67
Về cách thức hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa thì Sở cần được quyền quản lý hoạt động mua bán cà phê của những nhà sản xuất, kinh doanh qua Sở bằng việc đặt ra các quy tắc của Sở giao dịch nhưng phải đảm bảo đúng quy định của nhà nước và pháp luật. Đồng thời, thực hiện tự do trong kinh doanh, đảm bảo công bằng cạnh tranh, đề cao bình đẳng trước pháp luật, tôn trọng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Phát triển Sở giao dịch hàng hóa đối với sản phẩm cà phê của Việt Nam trong sự tác động qua lại với các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, góp phần thúc đẩy phát triển các công cụ phái sinh tại thị trường Việt Nam và nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần giảm chi phí giao dịch, đảm bảo lợi ích của những người tham gia giao dịch mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa.
Thứ hai, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của quốc tế về tiêu chuẩn hàng hóa. Bởi vì, chỉ có những hàng hóa đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế mới được các Sở giao dịch hợp đồng giao sau trên thế giới chấp thuận, mà thị trường Việt Nam không thể tách ra khỏi thị trường quốc tế trong thời đại hiện nay.
Thứ ba, phải có một cơ quan trực tiếp tham mưu cho Chính phủ ban hành các chính sách quản lý các sàn giao dịch hàng hóa (như UBCK nhà nước đối với Sở giao dịch chứng khoán: hiện VN chỉ có hai sở giao dịch CK: HN và TP HCM). Kinh nghiệm, như ở Trung Quốc lúc đầu rất nhiều sàn giao dịch hàng hóa, nhưng nay đã được gom lại còn ba đến bốn sàn giao dịch. Trung Quốc, Ấn Độ có hẳn cơ quan quản lý các sàn giao dịch hàng hóa. 3.3.2. Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nông sản tham gia phòng ngừa rủi ro biến động giá 3.3.2.1. Tăng cường sự hiểu biết về thị trường giao sau
Hiện nay các doanh nghịêp xuất nhập khẩu cà phê có hiểu biết thiếu chính xác về việc thực hiện hợp đồng giao sau. Các doanh nghiệp của chúng ta chủ yếu xuất hàng trực tiếp theo giá trên sàn Liffe. Đây là một hình thức của bán giao ngay hay còn gọi là xuất hàng thực. Tuy nhiên, rất nhiều nhân viên, cán bộ quản lý đã hiểu như thế là tham gia hợp đồng giao sau. Thực tế này xuất phát từ việc chính bản
thân các doanh nghiệp chưa có sự quan tâm đúng mức đến quản trị rủi ro, bên cạnh đó với nguồn nhân lực còn yếu về kiến thức và thiếu về kỹ năng thì đa phần các doanh nghiệp chưa thể chủ động trong việc nhận diện rủi ro biến động giá và chưa thể xây dựng được các chiến lược phòng ngừa rủi ro mà hợp đồng giao sau đang là công cụ khá hữu hiệu. Điều này dẫn đến tính bất ổn trong thu nhập và dẫn đến rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê của Việt Nam khá cao. Đây cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ dẫn đến kiệt quệ tài chính, tăng nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải thay đổi lại cách nhận thức và tìm hiểu một cách đầy đủ và chính xác các đặc điểm của hợp đồng giao sau song song với việc đào tạo nhân lực vì lợi ích của chính mình. Đây là một vấn đề lớn nhưng không khó, quan trọng là có muốn làm hay không mà thôi. Còn về đào tạo để nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản trị rủi ro và phòng ngừa rùi ro bằng hợp đồng giao sau chúng ta có thể thực hiện dưới các hình thức sau: bản thân các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê có thể tự mình ký các hợp đồng đào tạo với các trường đại học, các công ty tư vấn đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng về quản trị rủi ro, các kiến thức, kỹ năng về các công cụ phái sinh, trong đó có hợp đồng giao sau cho các nhà quản lý, nhân viên của doanh nghiệp mình. Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê vừa và nhỏ thì có thể một vài doanh nghiệp liên kết với nhau để cùng ký một hợp đồng đào tạo với các trường đại học, các công ty tư vấn đào tạo trong và ngoài nước hoặc có thể cử các nhà quản lý, nhân viên của mình tới các cơ sở này để đào tạo, bồi dưỡng.
Một cách chuyên nghiệp hơn, sau các khóa đào tạo các doanh nghiệp cần phải tự xây dựng cho mình một chương trình quản trị rủi ro nhằm điều chỉnh rủi ro của biến động giá cả thị trường tùy theo đặc điểm kinh doanh của ngành mình. Nội dung cơ bản của một chương trình quản trị rủi ro phải bao gồm việc kết hợp chuyển đổi linh hoạt các quyết định kinh doanh với dự báo giá cả và sử dụng các công cụ tài chính hiện đại, được thực hiện bởi một bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro ở doanh nghiệp.
69