- Tổ chức trang thông tin điện tử phổ biến pháp luật đất đai.
3.2.1. Mở rộng quyền sở hữu đất đai – chìa khóa bảo đảm quyền sở hữu của nông dân khi thu hồi đất nông nghiệp
dân khi thu hồi đất nông nghiệp
3.2.1. Mở rộng quyền sở hữu đất đai – chìa khóa bảo đảm quyền sở hữu của nông dân khi thu hồi đất nông nghiệp của nông dân khi thu hồi đất nông nghiệp
Sự không rõ ràng trong quyền sở hữu đất đai theo quy định hiện hành là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tranh chấp trong lĩnh vực này. Ngay trong các văn bản pháp luật hiện hành đã thể hiện sự không đồng nhất trong việc xác định quyền sở hữu đất đai. Nếu như Điều 53 của Hiến pháp năm 2013 quy định “đất đai (…) là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”
[23], thì Bộ luật Dân sự năm 2005 lại quy định đất đai là một trong những loại tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Tuy vậy, Điều 5 LĐĐ 2013 lại quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” [24].
Về bản chất, bất động sản không thể tách rời nhà và đất. Thế nhưng, hiện nay, quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước, trong khi quyền sở hữu nhà lại thuộc về cá nhân. Chính sự không thống nhất này đã dẫn tới nhiều mâu thuẫn lợi ích giữa cá nhân và tập thể trong các chính sách về đất đai, bất động sản.
Theo nhận xét của GS-TSKH Đặng Hùng Võ, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai không còn nguyên nghĩa là chế độ công hữu về đất đai. Tức là, về bản chất, sở hữu toàn dân về đất đai không còn nữa. Ngoài quyền sử dụng ghi trên sổ đỏ, Nhà nước đã trao hầu hết các quyền định đoạt tài sản cho người sử dụng đất, như quyền
chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, cho thuê, thế chấp, góp vốn.
Theo Ông Võ, đã đến lúc, cần nhìn thẳng vào thực chất quan hệ đất đai ở Việt Nam, cần chấp nhận sở hữu tư nhân về đất đai, bên cạnh sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể. Như vậy sẽ phù hợp hơn với nhu cầu phát triển của thực tế, làm giảm tham nhũng trong bộ máy quản lý đất đai [1].
Nhiều chuyên gia cho rằng, nên trao quyền sở hữu tư nhân về đất đai đối với tất cả các loại đất mà hộ gia đình, cá nhân được sử dụng hiện nay: đất ở, đất chuyên dùng, đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất rừng sản xuất. Tuy nhiên, sở hữu tư nhân về đất đai là sở hữu có hạn chế quyền định đoạt. Theo đó, Nhà nước có quyền định đoạt về mục đích sử dụng đất và thu hồi đất để sử dụng vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh.
Việc đa dạng hóa hình thức sở hữu đất đai không phải là vấn đề có thể làm ngay một sớm, một chiều, mà đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng và có lộ trình, bởi nó sẽ liên quan đến đời sống của hàng chục triệu người dân, liên quan đến sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam. Rõ ràng, việc xác định một hình thức sở hữu phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề vô cùng cấp thiết hiện nay.