Thứ nhất: Phải nhận thức đúng hơn nữa về mối quan hệ giữa giai cấp và
dân tộc trong cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay.
Có thể nói, cách mạng Việt Nam sở dĩ thành công là vì đã vận dụng đúng đắn mối quan hệ này trong điều kiện cụ thế của nước ta. Thức chất của sự vận dụng này là bao giờ cũng lấy mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội làm mục tiêu cao nhất của cách mạng. Lợi ích dân tộc đưa lên hàng đầu và vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành người lãnh đạo, tổ chức tất cả mọi lực lượng dân tộc để thực hiện nhiệm vụ lịch sử trọng đại. Ngọn cờ dân tộc có sức
lôi cuốn mạnh mẽ và tập hợp được tuyệt đại đa số nhân dân tham gia. Những thắng lợi to lớn từ chống giặc ngoại xâm cho đến phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới đều do Đảng ta phất cao ngọn cờ dân tộc. Điều này là hoàn toàn phù hợp với lý luận của Mác, rằng cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản dự về bản chất có tính quốc tế, nhưng lúc đầu nó lại phải diễn ra trên địa bàn từng dân tộc. Điều đó đòi hỏi nó tất yếu phải biết khai thác và phát huy sức mạnh của cả dân tộc. Mặt khác, cũng theo lý luận của Mác, như phần trên đã đề cập, giai cấp công nhân phải tự mình trở thành dân tộc. Điều đó có nghĩa là họ phải trở thành người lãnh đạo dân tộc, người đại diện cho dân tộc chứ không chỉ đại diện cho một giai cấp một tầng lớp nào trong xã hội.
Giai cấp nào cũng có lợi ích riêng của mình nhưng khi đã trở thành giai cấp thống trị thì phải nhân danh lợi ích chung, lợi ích của toàn thể xã hội thì mới có thể giữa được vai trò thống trị đối với xã hội. Chính Mác và Ăngghen đã khẳng định: "ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị xã hội; và sự
thống trị chính trị cũng có thể kéo dài chừng nào còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó" (xem 5,tr. 253). Vì vậy, khi đã giành được chính quyền, không một giai cấp thống trị nào lại không mệnh danh dân tộc để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại. Giai cấp phong kiến ở phương Đông trong thời kỳ trung cổ, giai cấp tư sản ở phương Tây khi nắm quyền thống trị dân tộc đều đã làm như vậy. Không làm được điều đó giai cấp thống trị không xứng đáng là giai cấp thống trị dân tộc, và sớm muộn nó sẽ mất vai trò lãnh đạo.
Vì vậy, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết sau khi giành chính quyền và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là nghĩa vụ của giai cấp vô sản, là đòi hỏi tất yếu của lịch sử và hoàn toàn phù hợp với thực tế Việt Nam. Việc coi trọng lợi ích dân tộc chỉ trở thành hữu khuynh khi nào chúng ta từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, từ bỏ mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, muốn thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội thì dứt khoát phải khai thác và phát huy sức mạnh của toàn dân tộc.
Thứ hai: Phải nhận thức rõ vai trò trọng tâm của sự phát triển kinh tế trong
cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay.
Lênin đã từng nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa tư bản đã thắng chủ nghĩa phong kiến vì nó tạo ra được một năng suất lao động cao hơn, chủ nghĩa xã hội cũng chỉ có thể thắng được chủ nghĩa tư bản khi nó tạo ra được một năng suất lao động cao hơn thế.
Vì vậy vấn đề kinh tế là vấn đề cơ bản nhất, chủ yếu nhất của thời kỳ quá độ. Đối với Việt Nam hiện nay, thực chất của sự phát triển kinh tế là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vì vậy muốn phát triển kinh tế phải tìm cho được những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của từng thành phần kinh tế trong đó đặc biệt phải vận dụng sáng tạo quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định rõ những mũi nhọn kinh tế, tránh chung chung, trừu tượng.
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội thì mũi nhọn của nền kinh tế phải tập trung vào các lĩnh vực, các ngành có thể tạo bước đột phá phục vụ cho việc xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. Xây dựng các lĩnh vực, các nghành kinh tế mũi nhọn phải đi đôi với xây dựng các thành phần kinh tế đóng vai trị nền tảng để đảm bảo cho sự phát triển của các mũi nhọn kinh tế dựa trên nền tảng vững chắc và lâu dài.
Chủ trương phát triển kinh tế tư nhân trong điều kiện đất nước ta hiện nay là sự quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Mác về phát triển kinh tế.
Theo Mác, bất cứ một nền kinh tế nào cũng chỉ có thể bị triệt tiêu khi nào nó được tạo địa bàn đầy đủ để phát triển và đã phát triển đầy đủ để chuyển lên một nền kinh tế cao hơn; mặt khác, chế độ công hữu chỉ nảy sinh khi lực lượng sản xuất phát triển cao đến mức mâu thuẫn gay gắt với sở hữu tư nhân và do đó nếu không có mâu thuẫn này thì kinh tế xã hội chủ nghĩa chưa thể ra đời, và nền kinh tế tư nhân cũng chưa thể bị triệt tiêu.
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, khi kinh tế tư nhân phát triển mạnh làm nảy sinh mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì nhà nước có thể chủ động điều chỉnh các quan hệ này để tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển. Vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất mới tùy thuộc vào tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự điều chỉnh này phải linh hoạt, sáng tạo và kịp thời với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Thứ ba: Cuộc đấu tranh giai cấp lấy nội dung kinh tế làm trung tâm, nhưng
không được coi nhẹ các mặt khác.
Trong khi đặt nội dung trọng tâm của cuộc đấu tranh giai cấp vào nhiệm vụ kinh tế, phải hết sức coi trọng các mặt khác của cuộc đấu tranh giai cấp như chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội ...Nếu xem nhẹ các mặt này sẽ khó tránh khỏi những hậu quả to lớn về mặt kinh tế - xã hội.
Cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng hiện nay trước hết phải nhằm phục vụ cho việc thúc đẩy và phát triển nền kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, củng cố thế trận quốc phòng, an ninh, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét nhận thức tư tưởng chính trị của các tầng lớp nhân dân về hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Sức mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị tư tưởng phải được huy động từ trong mọi tầng lớp nhân dân, đồng bào trong nước và kiều bào nước ngoài. Đa dạng hóa, mềm dẻo, linh hoạt trong các hình thức và phương pháp đấu tranh, song phải luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Đấu tranh chính trị, tư tưởng phải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh kinh tế, văn hóa để tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng và đánh bại các tư tưởng phản diện, cơ hội, xét lại dưới mọi hình thức.
Về mặt xã hội, trong quan hệ đối nội cũng như đối ngoại phải nhận biết rõ hai bộ phận trong giai cấp tư sản: tư sản văn minh và tư sản không văn minh.
Tư sản văn minh là những người chăm lo đến sản xuất kinh doanh, không chống đối chính quyền, không chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa,.
Tư sản không văn minh là những nhà tư bản một mặt họ chăm lo sản xuất kinh doanh phục vụ cho lợi ích cá nhân, mặt khác họ còn tỏ rõ sự chống phá đối với chính quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, phải hợp tác thực sự với tư sản văn minh trong phát triển kinh tế - xã hội và giúp đỡ họ, làm cho họ ngày càng văn minh hơn bảo đảm lợi ích của cá nhân và xã hội. Kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện không lành mạnh, vi phạm đạo đức, pháp luật của tư sản không văn minh. Tuy nhiên, biện pháp cơ bản để chống tư bản không văn minh là phải phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng, của các thành phần kinh tế khác, sử dụng các chính sách, các quan hệ kinh tế, lợi ích kinh tế và quy luật kinh tế. Song không được coi nhẹ các biện pháp hành chính, luật pháp nghiêm khắc để giữa kỷ cương, phép nước trong phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ tư: Phải mở rộng quan hệ quốc tế.
Trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, Việt Nam đã thành công trong quan hệ ngoại giao.
Trong thời kỳ đổi mới, giao lưu quốc tế có bước phát triển mạnh mẽ. Đảng đã có quan điểm đúng đắn về quan hệ đối ngoại. Đó là chủ trương "làm bạn với
tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế" trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn
nhau.
Việc mở rộng quan hệ quốc tế đã tạo điều kiện cho Việt Nam giành được nhiều thành tựu kinh tế, khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trên phương diện hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản là một trình độ phát triển cao của xã hội loài ngươi, nấc thang cuối cùng đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Quy luật phổ biến của sự phát triển chủ nghĩa xã hội là, chủ nghĩa xã hội chỉ có thể
đời khi chủ nghĩa tư bản phát triển đến đỉnh cao. Chính chủ nghĩa tư bản hiện đại đã tạo ra nhiều nhất, đầy đủ nhất những tiền đề vật chất và tinh thần cho chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, trong quá trình đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế phải đặc biệt mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển. Qua đây, tiếp thu các thành tựu kinh tế, khoa học, công nghệ, phương thức tổ chức quản lý xã hội, phát triển nền văn hóa và giáo dục quốc dân của chủ nghĩa tư bản hiện đại ...
Trong lịch sử chủ nghĩa tư bản đã có nhiều bài học xương máu. Theo Lênin, chính chủ nghĩa tư bản là kẻ đã bị "đánh nhiều trận" và vì vậy, nó "khôn
ngoan hơn những người chưa bị đánh trận nào". Nền kinh tế thị trường tư bản
là chiến trường đối với những nhà sản xuất kinh doanh. Chính trong môi trường máu lửa ấy, chủ nghĩa tư bản đã được tôi luyện và tìm ra nhiều phương thức đối phó với những bức xúc của xã hội. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, vận dụng các thành tựu của chủ nghĩa tư bản phải trở thành một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để rút ngắn quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đây chính là sự vận dụng kinh nghiệm "lấy súng địch để đánh
địch" của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh giải phóng vào điều kiện lịch sử
mới. Để chiến thắng được chủ nghĩa tư bản trong khi chưa có được tiềm lực lớn hơn chủ nghĩa tư bản cần phải tạo ra tiềm lực kinh tế - xã hội bằng những biện pháp khôn ngoan nhất và hiệu quả nhất. Chỉ có như vậy mới có thể thu được thắng lợi trong cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay.
KẾT LUẬN
Giai cấp và đầu tranh giai cấp luôn là vấn đề phức tạp nhất của lịch sử các xã hội có giai cấp từ trước tới nay. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin có thể được khái quát trong một luận đề đó là: "Lịch sử các xã hội tồn tại từ trước
tới nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp", và cho đến nay luận đề này vẫn còn
nguyên giá trị của nó.
Đối với Việt Nam, kết quả của công cuộc đổi mới đã chứng tỏ lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp ngày càng được nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng
tạo vào hoàn cảnh thực tiễn của đất nước. Những thành tựu quan trọng của việt nam trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là về kinh tế, sự chuyển biến mạnh mẽ về các mặt của đời sống xã hội, tình hình an ninh chính trị được tăng cường, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng được hình thành rõ nét ... Đã chứng tỏ quan điểm giai cấp của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn.
Tuy nhiên, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam còn dài. Các diễn biến xã hội còn nhiều phức tạp. Không một bài học nào của ngày hôm qua có thể đủ cho ngày hôm nay và mai sau. Vì vậy, chỉ có nghiên cứu sâu sắc lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng, nghiên cứu học tập kinh nghiệm của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chúng ta mới có thể phát triển ngày càng sáng tạo và vận dụng ngày càng thành công lý luận khoa học giai cấp và đấu tranh giai cấp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc./.