6 Tạo một lối sống khỏe mạnh
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Stress là vấn đề của con người ở mọi thời đại, nó tồn tại song hành cùng sự phát triển không ngừng của con người. Câu hỏi được đặt ra ở đây stress ln có mặt ở bên cạnh con người như vật bất ly thân như vậy liệu có nguy hiểm khơng? Stress có thể làm phá vỡ sự cân bằng trong cuộc sống con người, làm nảy sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm. Năm 1992, tổ chức Liên Hợp Quốc đã đưa ra một bản báo cáo mang tên “Bệnh tật trong thế kỷ XX”. Trong đó, có việc cảnh báo stress có thể mang nhiều nguy cơ gây hại cho cuộc sống của con người ở thế kỷ XXI. Đặc biệt đối với giới trẻ - những người chủ tương lai của đất nước, việc hiểu biết về stress và ảnh hưởng của nó là một yếu tố cần thiết.Hiện nay, trầm cảm và căng thẳng đang trở nên phổ biến và “chuyển đến” các bạn trẻ nhanh chóng. Số lượng thanh thiếu niên phải chịu những điều này đã làm tăng cao hơn các vấn đề xã hội và tự tử ở thanh thiếu niên.
Điều quan trọng để nhấn mạnh tầm quan trọng của stress ở giai đoạn này của cuộc sống là làm thế nào để nhận ra nó, làm thế nào để đối phó với nó, và làm thế nào để làm giảm nó. Nhiều thanh thiếu niên đã trải qua stress nhưng nhiều người khơng biết stress là gì, nguồn gốc gây stress và biện pháp ngăn chặn Sẽ thật đáng lo nếu stress bị xem nhẹ.
Theo các nhà nghiên cứu stress, trước khi muốn đối phó với stress, con người cần phải có sự hiểu biết về stress để có thể nhận diện về stress đang diễn ra nơi bản thân mình. Thế nhưng, như nhận định của Hans Selye, “Stress giống như thuyết tương đối, là một khái niệm khoa học vừa có may mắn được mọi người biết tới, lại vừa khơng may mắn vì có q ít người am hiểu” [2, tr.63]. Cho nên, việc nghiên cứu thực trạng biểu hiện, những nguyên nhân gây stress và mức độ stress của giới trẻ, để từ đó có biện pháp ngăn ngừa và giảm bớt những tác hại của nó là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng.
Trước hết cần coi stress hay căng thẳng là một điều bình thường mà ai cũng phải đối mặt trong cuộc sống. Quan trọng là phải biết cách dự phịng và kiểm sốt nó. Một số nguyên tắc cần biết là: học cách nhận biết căng thẳng; giảm căng thẳng bằng các hoạt động thư giãn, tập luyện thể dục, thể thao; biết cách chấp nhận thực
tế; giảm bớt tiêu chuẩn để dung nạp sự khác biệt; chia sẻ với người thân, bạn bè; kiên quyết nói “khơng” với việc q tải; có tinh thần lạc quan tích cực; có chế độ dinh dưỡng hợp lí…
Hãy đóng chặt những cánh cửa sắt dẫn đến quá khứ và tương lai. Chỉ sống trong những vách ngăn của hiện tại.Ln nỗ lực hết mình, nhìn nhận mặt tích cực của cuộc sống.