Sơ lược về lịch sử

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐỊA LÝ DU LỊCH THẾ GIỚI (Trang 34 - 35)

- Tiềm năng du lịch

2 Theo CIA World Factbook, GDP per capita,

2.3.1.1. Sơ lược về lịch sử

Vùng ven biển châu Á là nơi xuất hiện nhiều nền văn minh của thế giới, những nền văn minh này thường được hình thành và phát triển trên các vùng hạ lưu các sông lớn. Các nền văn minh ở Lưỡng Hà (Mesopotamia), lưu vực sông Ấn (Indus Valley), lưu vực sông Hoàng Hà (Huang He), Trường Giang (Dương Tử - Yangtze) có rất nhiều nét tương đồng. Những nền văn minh này có những trao đổi với nhau về công nghệ, về các dòng tư tưởng như toán học, bánh xoay dùng trong sản xuất đồ gốm. Những phát minh khác như lịch pháp, chữ viết,… đều có trong các nền văn minh lớn ở châu Á. Những thành phố, những thành bang và về sau là những đế chế

lớn đã hình thành và phát triển trên những cánh đồng màu mỡ của các nôi văn minh lớn này của nhân loại.

Dân du mục đi lại trên khắp các thảo nguyên (Steppes) trong vùng Trung Á, Nội Á, Bắc Á bằng ngựa hoặc lạc đà. Cư dân đầu tiên phân tán ở khắp nơi trên địa lục Á - Âu là cư dân thuộc nhóm ngữ hệ Ấn - Âu (Indo - Europeans), họ đã phổ biến ngôn ngữ của mình vào vùng Trung Á, Ấn Độ, rộng đến tận vùng Tân Cương (Trung Quốc ngày nay) và thâm nhập vào vùng đài nguyên (tundra) bắc Siberia của Nga. Những người du mục đã sở hữu một vùng không gian rộng lớn – những vùng này đến nay vẫn thưa thớt dân cư, thậm chí nhiều vùng không người ở.

Vùng ngoại vi và vùng nội địa còn bị chia cắt bởi các yếu tố tự nhiên như hoang mạc và đồi núi. Dãy Caucasus, Himalaya, Carakarum, hoang mạc Gobi làm thành những rào cảng thiên nhiên ngăn cách dân du mục nội Á tiếp cận với dân định cư ở vùng đồng bằng ven sông lớn. Trong khi dân định cư có đời sống văn minh cao với nhiều đô thị có công nghệ phát triển thì dân du mục có đời sống văn minh thấp hơn nhưng thiện chiến hơn. Vì vậy, dân du mục thường liên kết lại để tấn công cư dân định cư ở vùng đồng bằng nông nghiệp. Dẫu vậy, dân du mục bị đồng hoá bởi nền văn minh của cư dân trồng trọt, sau khi họ chinh phục được các quốc gia trên vùng đất thuộc Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Trung Đông vì vùng định cư trồng trọt không đủ đồng cỏ để phát triển chăn nuôi cũng như lối sống - văn hoá du mục.

Đến thế kỷ XV, với những cuộc khám phá lớn về địa lý, người phương Tây đến khu vực này. Từ kỷ nguyên khám phá này, họ đã hình thành lại trật tự thế giới mới, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình bên cạnh những nước cổ đại phương Đông.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐỊA LÝ DU LỊCH THẾ GIỚI (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w