* KTTT là toàn bộ các quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo...,các thể chế xã hội tương ứng như Nhà nước, đảng phái, giáo hội… được hình thành trên một CSHT nhất định.
* Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT - CSHT quyết định KTTT (CSHT nào thì KTT nấy):
+ Trật tự kinh tế xét đến cùng quy định trật tự chính trị, mâu thuẫn trong kinh tế gây ra mâu thuẫn trong chính trị. Giai cấp nào thống trị trong kinh tế thì giai cấp đó thống trị trong chính trị.
+ Tất cả các yếu tố của KTTT dều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào CSHT và do CSHT quy định.
+ CSHT thay đổi hay mất đi thì sớm hay muộn KTTT cũng phải thay đổi hay mất đi để cho một KTTT mới ra đời, tuy nhiên đây là một quá trình phức tạp.
- Sự tác động của KTTT đến CSHT: Do KTTT và mỗi yếu tố của nó có tính độc lập tương đối và vai trò khác nhau nên chúng tác động đến CSHT theo những cách những xu hướng khác nhau.
+ Chức năng chính của KTTT là xây dựng, củng cố, bảo vệ CSHT đã sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hay phá hoại chế độ kinh tế hiện hành.
+ KTTT tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, nhưng nó không thể làm thay đổi xu hướng phát triển khách quan của đời sống kinh tế - xã hội. Sự tác động của nó chủ yếu diễn ra theo 2 hướng:
. Nếu phù hợp với CSHT, với các quy luật kinh tế thì KTTT thúc đẩy sự tăng trưởng, đảm bảo sự phát triển bền vững cho CSHT.
. Nếu không phù hợp với CSHT, với các quy luật kinh tế thì KTTT kìm hãm sự tăng trưởng, gây bát ổn cho đời sống xã hội
* Đảng ta đã vận dụng mối quan hệ biện chứng này trong quá trình xây dựng CHXH ở nước ta hiện nay: Đổi mới KTCT của Đảng
Nước ta đã trải qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau: từ xã hội cộng sản nguyên thủy tiến lên xã hội chiếm hữu nô lệ, đến xã hội phong kiến rồi tiến hóa lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa và đỉnh cao nhất trong quá trình tiến hóa này là chủ nghĩa cộng sản. Nước ta đang trong giai đoạn xây dựng CNXH theo hướng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do đó mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT là 1 quá trình đấu tranh lâu dài giữa cái mới và cái cũ. CNXH đang trong quá trình xây dựng nên là cái mới còn rất non yếu, muốn xóa bỏ hết tàng dư của xã hội cũ - đại diện cho cái cũ rất khó bởi nó đã tồn tại lâu dài. Tuy nhiên con đường đi lên CNXH ở nước ta diễn ra theo các quy luật khách quan của thời đại chứ không phải do ý muốn chủ quan của con người quyết định nên nó là cái mới nhưng hợp quy luật nên ngày càng phát triển và ngược lại cái cũ không hợp quy luật sẽ ngày càng yếu đi.
Đảng ta đã ra sức xây dựng CNXH trong đó phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả 3 mặt: sở hữu, quản lý và phân phối. Quá trình xây dựng này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng các quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo...,các thể chếxã hội tương ứng như Nhà nước, đảng phái, giáo hội cho phù hợp với sự phát triển của phương thức sản xuất mà Đảng đã đề ra để góp phần xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong quá trình phát triển kinh kế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cần vận dụng và quán triệt quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT.
Trong quá trình đổi mới kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Chúng ta từng bước xây dựng CSHT của CNXH. CSHT trong thời kỳ quá độ ở nước ta chính là một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần dựa trên mối quan hệ sản xuất trong đó QHSX trên cơ sở của quan hệ sở hữu công hữu là quan hệ sản xuất thống trị tự do đó kinh tế Nhà nước giữ
vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế ằa khác nhau về vai trò chức năng, tính chất, lại vừa thống nhất với nhau trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, chúng vừa cạnh tranh với nhau lại vừa liên kết và bổ sung cho nhau. Các thành phần kinh tế đó vận hành theo cơ chế thị trường. Song bản thân cơ chế thị trường có tính hai mặt (tích cực và tiêu cực) nên cần phải tăng cường sự quản lý của Nhà nước để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, hơn nữa sự quản lý của Nhà nước ta còn nhằm đảm bảo định hướng XHCN.
Việc đổi mới kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta không thể tách rời những vấn đề chính trị, văn hoá xã hội, những vấn đề thuộc KTTT của xã hội.
Trong đổi mới xây dựng đất nước “phải nắm vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH”, “kiên trì CN Mác – LêNin và tư tưởng HCM” làm cho CN Mác – LêNin và tư tưởng HCM giữ vai trò chi phối trong đời sống tinh thần của nhân dân ta.
“Phải kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị”. Trong đổi mới hệ thống chính trị phải tiến hành từng bước phù hợp với đổi mới kinh tế, đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế. “mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt dân chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân”... “dân chủ nhất thiết phải đi đôi với kỷ luật, kỷ cương... chống khuynh hướng cực đoan, quá khích, lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền” làm gây rối về chính trị... không chấp nhận đa nguyên đa đảng. Không phải đa thành phần kinh tế thì phải đa đảng, đa nguyên chính trị. Nhưng nhất thiết KTTT phải được đổi mới theo hướng, đổi mới tổ chức, đổi mới bộ máy, đổi mới con người, đổi mới phong cách lãnh đạo, đa dạng hoá các tổ chức, hiệp hội, đoàn thể... mở rộng dân chủ... nhằm quy tụ sức mạnh của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Chỉ có như vậy KTTT mới có sức mạnh đáp ứng kịp thời đòi hỏi của CSHT. Để thực hiện được điều đó, chúng ta phải xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, phải không ngừng đổi mới và nâng cao năng lực của Đảng, củng cố Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức cán bộ, giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị.
Đổi mới và phát triển kinh tế gắn liền với lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phải gắn với phát triển văn hoá, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của con người Việt Nam, phải gắn với tiến bộ và công bằng XH nhằm làm cho nền kinh tế phát triển, XH công bằng văn minh.
Đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta bao quát mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội. Do đó cần phải có bước đi thích hợp, biết lựa chọn trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Vận dụng đặc trưng cơ bản đó của quan điểm toàn diện, Đảng ta cho rằng, trong đổi mới tư duy thì “đổi mới tư duy kinh tế” được coi là khâu “đột phá”. Đảng ta chủ trương cùng với việc “củng cố thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm cả khu vực quốc doanh và khu vực tập thể...” là việc “sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ và dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa”8. Các “thành phần kinh tế khác” này, bao gồm: kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao là công tư hợp doanh; kinh tế tự nhiên, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng miền núi khác; “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển mạnh các đơn vị kinh tế sang hạch toán kinh doanh theo quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội”9.
Đảng ta chủ trương chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo thị trường và giá cả được quản lý chặt chẽ, thực sự đã tạo ra một bước chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội, góp phần giải phóng và khai thác mọi khả năng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng, đi vào ổn định và phát triển không ngừng.
Có thể nói, kể từ Đại hội lần thứ VI (12-1986) cho đến nay, tư duy kinh tế của Đảng ta đã có sự đổi mới căn bản và ngày càng phát triển hoàn thiện, đã và đang đi vào cuộc sống và “đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế
hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển”10.
Cùng với đổi mới tư duy kinh tế, Đảng ta chủ trương đổi mới tư duy trong mọi lĩnh vực hoạt động của Đảng và Nhà nước - đổi mới tư duy chính trị. Bộ máy nhà nước của ta thời kỳ này nhìn chung cồng kềnh, kém hiệu quả. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp làm cho bộ máy nặng nề, nhiều tầng, nhiều nấc. Nhiều tổ chức trùng lắp, chồng chéo. Phong cách làm việc nặng về hình thức, giấy tờ, hội họp nhiều mà quyết định công việc thì chậm, v.v.. Đứng trước thực trạng đó, đòi hỏi Đảng ta phải “tự đổi mới, tự chỉnh đốn mình” để ngang tầm với những nhiệm vụ của giai đoạn mới. Trước hết, phải nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng. Kiện toàn và đổi mới hoạt động của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, tăng cường quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Về phía Nhà nước, chức năng cơ bản là phải thể chế hóa bằng pháp luật những quyền hạn, lợi ích, nghĩa vụ của nhân dân lao động và quản lý kinh tế, xã hội theo pháp luật và bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý; theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Một trong những biểu hiện của đổi mới tư duy chính trị chính là việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Nếu trước đây Đảng lãnh đạo Nhà nước một cách trực tiếp, đem chỉ thị, nghị quyết của Đảng thay cho pháp luật của Nhà nước, v.v. thì giờ đây “Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng đường lối, quan điểm, các nghị quyết; lãnh đạo thể chế hóa, cụ thể hóa thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch, các chương trình công tác lớn của Nhà nước; bố trí đúng cán bộ và thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện”12. Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước; trái lại phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nước trong việc quản lý đất nước, quản lý xã hội. Đây là một bước tiến hết sức quan trọng trong nhận thức, trong tư duy lý luận của Đảng ta.
Thời kỳ trước đổi mới, thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” chưa được sử dụng. Nhưng xét theo những giá trị, nội dung khoa học của nhà nước pháp quyền trên một mức độ nào đó đã được thể hiện.
Bước sang thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định: “Quản lý đất nước bằng pháp luật... Pháp luật là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, phải được thực hiện thống nhất trong cả nước”13. Đây là một bước tiến quan trọng trong đổi mới nhận thức, quan niệm của Đảng ta về nhiệm vụ, vai trò quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994), lần đầu tiên thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền Việt Nam” chính thức được đưa vào văn kiện. Từ đó đến nay, thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền Việt Nam” hay “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã được sử dụng một cách rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tại Đại hội X (4-2006), Đảng ta khẳng định: “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân... Hoàn thiện hệ thống pháp luật... Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền”14.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng trên cơ sở đổi mới căn bản nhà nước hiện có. Trước hết là đổi mới một cách căn bản tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước. Biểu hiện của sự đổi mới ấy là việc xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính; xây dựng các thiết chế, cơ chế bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước, sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Đường lối của Đảng phải là định hướng chính trị và nội dung hoạt động của nhà nước và được thể chế hóa, cụ thể hóa thành Hiến pháp và pháp luật, thành các chương trình hành động của Nhà nước.
Đây là kết quả của quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thể hiện sự phát triển về trí tuệ và tầm tư duy lý luận của Đảng ta và phù hợp với tiến bộ xã hội trong thời đại ngày nay.
- CSHT & KTTT liên quan đến KT CT
o Các quan hệ ktế và cơ cấu ktế, các thành phần ktế, các vùng ktế, các ngành ktế
o Đường lối ktế, chiến lược ktế, chính sách ktế => quyết định đổi mới đồng bộ và phù hợp giữa KT và CT
o CT liên quan đến chính quyền
o Trước hết đối mới ktế, lấy đổi mới ktế làm trọng tâm. Đồng thời với đổi mới ktế và trên cơ sở đổi mới ktế => đổi mới CT nhằm phát triển KTXH