Kết luận và kiến nghị 1Kết luận

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp Quản lý nước thải sinh hoạt tại thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

− Nhiều doanh nghiệp cơ sở sản xuất vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, vô tư xả ra nguồn nước chất thải chưa được xử lý, vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.

− Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hiệu quả chưa cao. Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo quy định tại Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

− Công cụ pháp lý để quản lý và căn cứ xử phạt vi phạm là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách trong quản lý tài nguyên nước còn thiếu và chưa theo kịp thực tế. Thủ tục hồ sơ cấp phép trong lĩnh vực tài nguyên nước vẫn còn phức tạp, tốn kém.

− Bên cạnh đó, công tác quản lý, xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị vẫn chưa được đầu tư đúng mức, dẫn đến việc nước thải sinh hoạt gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận. Hiện giờ, toàn thành phố chỉ có 4 nhà máy xử lý nước thải tập trung xử lý nước thải sinh hoạt cho các quận.

− Việc xử lý những doanh nghiệp cố tình không thực hiện kê khai nộp phí bảo vệ môi trường gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Đến nay, các trường hợp vi phạm về kê khai, nộp phí chỉ ở mức nhắc nhở, chưa có trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính. Ngoài khó khăn trong việc xác định chính xác lưu lượng và nồng độ ô nhiễm của doanh nghiệp, Phòng Tài nguyên và Môi trường một số quận, huyện vẫn chưa quan tâm trong việc giám sát, kiểm tra và xử lý trong phạm vi trách nhiệm của mình.

4.2Kiến nghị

− Công tác quản lý nhà nước tài nguyên nước của TP.HCM liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước trên địa bàn. Do vậy, nếu muốn thực hiện tốt công tác quản lý tài nguyên nước, rất cần phải có sự quy hoạch đồng bộ giữa các bộ phận, ban ngành có liên quan, từ quy hoạch sử dụng nước đến quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

− Hàng năm, Sở TN-MT phải phối hợp với các sở ngành, phòng TN-MT các quận - huyện, các đơn vị liên quan kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của các đơn vị trên địa bàn thành phố.

− Để công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thực sự phát huy được hết vai trò của nó là một công cụ kinh tế quan trọng trong quản lý và bảo vệ môi trường, cần có sự hỗ trợ, phối hợp chặc chẽ hơn nữa giữa các ban ngành trong việc thống kê các doanh nghiệp thuộc diện thu phí nhưng không nộp phí, cũng như những doanh nghiệp nộp chậm, nộp không đầy đủ để việc thu phí bảo vệ môi trường tác động tích cực đến nhận thức, hành vi cũng như suy nghĩ của cộng đồng về một thành phố năng động hướng đến sự phát triển, xanh, sạch với môi trường thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp Quản lý nước thải sinh hoạt tại thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w