2. Tình hình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp huyện Quế Võ.
2.5 Tình hình nợ quá hạn.
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002
Nợ qúa hạn Tỉ lệ 38 triệu đồng 0,04 % 95 triệu đồng 0,1% Bảng 4: Nợ quá hạn năm 2001 và 2002.
Tuy đã có sự cố gắng, phấn đấu nỗ lực của cán bộ nhân viên ngân hàng, ban lãnh đạo và sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong công tác đầu tư quản lý vốn. Song qua sô liệu trên cho ta thấy nợ quá hạn có xu hướng tăng cụ thể năm 2002, đã tăng 0,06% bằng 57 triệu đồng so với cùng thời kỳ năm trước. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do dư nợ của những năm trước còn tồn đọng lại (nợ quá hạn phát sinh năm 2002 là 5.591 triệu đồng nhưng đã thu hồi5.531 triệu đồng, xử lý rủi ro 2,7 triệu đồng). Điều này cho ta thấy cùng với các cấp chính quyền, ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên ngân hàng cần phải cố gắng bám sát, đi sâu vào tìm hiểu khách hàng hơn nữa, nếu có biến động thì tuỳ theo trường hợp thực tế để có biện pháp xử lý phù hợp nhằm giảm tình trạng nợ quá hạn, đặc biệt là nợ đọng vì nó sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm tiếp theo.
3. Giai đoạn thu nợ.
Quy trình kế toán thu nợ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quế Võ được thực hiện:
Kế toán cho vay căn cứ vào kỳ hạn trả nợ trên hợp đồng tín dụng thông báo cho bộ phận tín dụng chuyên quản đôn đốc thu nợ (bằng việc lấy giấy báo nợ đến hạn theo mẫu quy định gửi cho cán bộ tín dụng).
Khi lập giấy báo nợ đến hạn phải được lập và gửi tới khách hàng trước kỳ hạn tối thiểu 10 ngày (kìỳhạn trả nợ là ngày trả nợ cuối cùng ghi trên hợp đồng tín dụng).
Hạch toán tài khoản cho vay, thu nợ trực tiếp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quế Võ hạch toán thu nợ (ghi có tài khoản cho vay) là các chứng từ hợp lệ, hợp pháp do khách hàng hoặc ngân hàng lập kèm theo hợp đồng tín dụng.
Sau đó được hạch toán:
Nợ: Tài khoản tiền mặt ( nếu trả bằng tiền mặt).
Có: Tài khoản cho vay của khách hàng vay (phần gốc cộng lãi kèm).