triển của phương pháp
• ứng dụng:
Các phương pháp phân tích cực phổ được ứng dụng rộng rãi để định lượng một số khá lớn các chất vô cơ cũng như hữu cơ.
Phương pháp cực phổ xung vi phân thường được dùng để xác định các lượng chất cực nhỏ.
Bằng phương pháp cực phổ có thể xác định được các anion và rất thích hợp để xác định các chất hữu cơ. Có thể nói có hàng nghìn chất hữu cơ có thể xác định được bằng phương pháp cực phổ xung vi phân. Các loại hợp chất hữu cơ trong các đối tượng y học, sinh học, dược học và các hợp chất hữu cơ khác như andehit, xeton, axit cacboxylic, các vitamin, các ancaloit… đều có hoạt tính cực phổ và dễ dàng xác định được bằng phương pháp cực phổ xung vi phân.
• Hướng phát triển:
Một trong những hướng của máy đo nói chung trong đó có máy phân tích điện hóa là tự động hóa các quá trình đo và xử lý số liệu đo nhờ các máy tính chuyển dạng, nhờ đó người thao tác không cần có những hiểu biết thật sâu về kiến thức phân tích điện hóa. Nhiều quá trình phân tích phức tạp trước đây, ví dụ von- ampe hòa tan, nay được chương trình hóa, ngay cả với việc lựa chọn chế độ tối ưu như độ nhạy, tốc độ quét thế… đã được chương trình hóa. Thiết bị đầu tiên có đầy đủ chức năng như vậy được đưa ra thị trường 7 năm trước, đó là máy PAR-374, toàn bộ hoạt động của nó do một chương trình điều khiển và có thể thực hiện 300 mẫu phân tích trong một ca làm việc (hoặc 200 mẫu nếu theo phương pháp von-ampe hòa tan). Ngày nay hầu như các máy đều hoạt động theo nguyên tắc đó, nhiệm vụ của người phân tích là lựa chọn những dữ liệu để đưa vào chương trình điều khiển.
Theo hướng thứ hai là hoàn thiện kỹ thuật để nâng cao tỷ số tín hiệu đo- nhiễu, trong đó tín hiệu nhiễu bao gồm cả nhiễu của tấn số xoay chiều, nhiễu bất thường và dòng tụ điện dư, dòng tụ điện này có thể có mấy nguồn gốc sau đây: trong quá trình đo dòng tại hai thời điểm t1 và t2 (trước và sau nạp xung bề mặt
điện xung) bề mặt điện cực thay đổi (tuy không nhiều) làm thay đổi dòng tụ điện. Đo dòng tại hai thời điểm tương ứng với hai thế điện cực tuy không lớn dung tích lớp điện kép khác nhau làm thay đổi dòng điện.
Hướng thứ 3 là cố gắng nâng cao độ nhạy của phương pháp, thí dụ bằng các kỹ thuật đảo pha.
Phương pháp cực phổ xung vi phân hiên nay là một dạng cực phổ có ứng dụng rộng rãi nhất trong thực tế do độ nhạy cao, độ phân giải lớn, dễ dàng tự động hóa, thích hợp với nhiều đối tượng phân tích