KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn và tính toán thử nghiệm một số chỉ số phản ánh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam (Trang 59 - 61)

Trong qua trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, đƣa nƣớc ta sớm thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, một trong những giải pháp tích cực trong chính sách phát triển của Đảng và Nhà nƣớc là đẩy mạnh quá trình HNKTQT, nhất là kể từ khi nƣớc ta gia nhập WTO. Trên thực tế Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Để đo lƣờng quá trình HNKTQT này của nƣớc ta, đồng thời so sánh với trình độ HNKTQT của các nƣớc khác cùng khu vực và trên thế giới, qua nghiên cứu ở trên, có thể thấy chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng Chỉ số HNKTQT (viết tắt là IEII).

HNKTQT bao gồm nhiều lĩnh vực, nhƣ hội nhập trong lĩnh vực di chuyển tự do xuyên quốc gia về con ngƣời (lao động, du lịch, hội họp); di chuyển tự do xuyên quốc gia về luồng vốn (đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI, đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài - chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, hỗ trợ phát triển...); di chuyển tự do xuyên quốc gia về luồng hàng hoá, dịch vụ (xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, xuất nhập khẩu thƣơng hiệu, bản quyền,...); tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế quốc tế (ký kết công ƣớc quốc tế, hiệp định, hiệp ƣớc, giải quyết tranh chấp về lĩnh vực kinh tế, tham gia các hiệp hội, khối, nhóm quốc gia trong lĩnh vực kinh tế thƣơng mại...; tự do di chuyển các luồng thông tin toàn cầu (internet, điện thoại, bƣu chính viến thông).v.v.

Tuy nhiên, để tính IEII một cách thuận tiện, đơn giản và gọn nhẹ, theo kinh nghiệm quốc tế, chỉ cần chọn 3 lĩnh vực cốt lõi nhất, mà nếu các lĩnh vực khác có phát triển thì cũng thúc đẩy các lĩnh vực đƣợc chọn này (giữa chúng có những mối liên hệ qua lại lẫn nhau), trong đó lại chọn những chỉ tiêu thống kê đã có sẵn trong các cơ sở dữ liêu chính thức, dễ tìm kiếm, dễ thu thập để tính IEII. Cụ thể các lĩnh vực đó là: (1) Lĩnh vực tự do di chuyển đầu tƣ, đƣợc thể hiện qua chỉ tiêu thống kê FDI (cả luồng ra và luồng vào hàng năm); (2) Lĩnh vực tự do di chuyển con ngƣời, đƣợc thể hiện qua chỉ tiêu thống kê số khách nƣớc ngoài vào; (3) Lĩnh vực tự do di chuyển hàng hoá và dịch vụ, đƣợc thể hiện qua chỉ tiêu thống kê kim ngạch ngoại thƣơng (cả xuất khẩu và nhập khẩu).

Nhƣ vậy, IEII đƣợc tạo thành từ 3 chỉ số thành phần: (1) Chỉ số tự do di chuyển công dân trên phạm vi toàn thế giới; (2) Chỉ số tự do di chuyển FDI, đƣợc tạo thành từ chỉ số di chuyển luồng FDI ra và chỉ số di chuyển luồng FDI vào; (3) Chỉ số tự do di chuyển hàng hóa và dịch vụ, đƣợc tạo thành từ chỉ số di chuyển luồng hàng hóa và dịch vụ ra (xuất khẩu) và chỉ số di chuyển luồng hàng hóa và dịch vụ vào (nhập khẩu).

Tính toán và phân tích theo các công thức đã dẫn, có thể thấy trình độ HNKTQT của nƣớc ta tuy đã đạt đƣợc nhiều tiến bộ trong những năm qua, song so với quốc tế và các nƣớc cùng khu vực thì còn chƣa cao, đòi hỏi phải có các chính sách phù hợp để thúc đẩy quá trình HNKTQT mạnh hơn nữa.

Chúng tôi kiến nghị TCTK giao cho Vụ HTQT hàng năm tính toán chỉ số này và thực hiện phân tích thực trạng HNKTQT của nƣớc ta có so sánh với các nƣớc khác trên thế giới và cùng khu vực thông qua IEII, vì nguồn số liệu các nƣớc chủ yếu do Vụ HTQT xử lý, khai thác, nguồn số liệu trong nƣớc đều đã công bố trên các ấn phẩm thống kê, cụ thể là trong Niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục. Vả lại, nhƣ đã đề cập ở trên, đây là vấn đề mới đƣợc nghiên cứu lần đầu trong khuôn khổ một đề tài cấp cơ sở, do đó có thể thông qua tính toán, phân tích một thời gian sẽ phát sinh những vấn đề cần phải nghiên cứu bổ sung, nhất là đối với số lƣợng thành tố và các mức cận trên, cận dƣới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn và tính toán thử nghiệm một số chỉ số phản ánh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam (Trang 59 - 61)