KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp chế biến đến tác dụng sinh học của vị thuốc đại hoàng (Trang 40 - 42)

- Chuột nhắt trắng, trọng lượng 2 0 23 gam, không phân biệt đực, cái chia đều thành các lô.

KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

3.1 - KẾT LUẬN

Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã đạt được mục tiêu của đề tài, thu được một số kết quả sau:

3.1.1 - Nhiệt độ ảnh hưởng đến thành phần hóa học thuốc

- Ở nhiệt độ sấy 140°c/10', 20', 30’ và sao vàng, thành phần hóa học của vị thuốc không thay đổi so với mẫu sống. SKĐ cho 7 vết có Rf tương đương.

- Ở nhiệt độ sấy 200°C/20', 30', 220°c/10' và sao cháy, thành phần hóa học của vị thuốc thay đổi so với mẫu sống. SKĐ mất 4 vết có Rf = 0,13; 0,16; 0,19; 0,28 và xuất hiện vết mới Rf = 0,34.

Hàm lượng anthranoid 140°c/10', 20', 30' và sao vàng thay đổi ít so với mẫu sống. Ở mẫu sao vàng, hàm lượng anthranoid tương đương với mẫu sấy 140°C/20'. Khi nhiệt độ sấy > 180°c, hàm lượng anthranoid giảm mạnh từ 77% - 96%. Mẫu sao cháy cho hàm lượng tương đương mẫu sấy ở 220°c/10'.

3.1.2 - Nhiệt độ ảnh hưởng đến tác dụng sinh học của vị thuốc: - Tác dụng nhuận tràng:

Các mẫu ĐHS, ĐHV, ĐHC đều không làm tăng khối lượng ruột chuột so với lô trắng. Tác dụng làm tăng co bóp cơ trơn của ruột thể hiện rõ ở cả 3 mẫu, giảm dầm từ ĐHS đến ĐHV và ĐHC. Như vậy, Đại hoàng có tác dụng nhuận tràng chủ yếu do làm tăng co bóp cơ trơn ruột. Nhiệt độ và thời gian sấy làm giảm tác dụng.

- Tác dụng lợi mật:

Cả 3 mẫu ĐHS, ĐHV, ĐHC đều thể hiện tác dụng lợi mật so với lô trắng. ĐHV cho tác dụng lợi mật tốt hơn ĐHS. ĐHC có tác dụng kém nhất.

3.2 - ĐỀ XUẤT:

Trong đông y Đại hoàng có sức tả hạ mạnh, để sử dụng an toàn đòi hỏi dược liệu phải qua chế biến. Qua thực nghiệm chúng tôi thấy có thể dùng nhiệt độ trong quá trình sao sấy để đạt mục đích trên.

Cách sử dụng: trong trường hợp táo kết nặng, dùng Đại hoàng sống có tác dụng nhuận tẩy mạnh. Dùng Đại hoàng sao vàng trong trường hợp có tắc mật (viêm gan virut, sỏi mật,..). Trường hợp bị trĩ có xuất huyết nên dùng Đại hoàng sao cháy do thành phần Tanin còn tồn tại có tác dụng làm săn se niêm mạc. Tanin là chất khá bền với nhiệt độ. Trong Đại hoàng tanin là thành phần gây tác dụng không mong muốn, do đó việc chế biến ngoài mục đích làm giảm sức tả hạ của Đại hoàng còn phải tìm cách làm giảm hàm lượng tanin.

Trong sản xuất lớn, có thể thay thế việc sao chế bằng cách sấy ở mức nhiệt độ và thời gian qui định, cũng cho sản phẩm tương đương với phương pháp sao cổ truyền.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp chế biến đến tác dụng sinh học của vị thuốc đại hoàng (Trang 40 - 42)