Dung dịch nước đường nồng độ đầu 12% (theo khối lượng) từ thùng chứa
(1)được bơm lên thùng cao vị(3). Từ đây, dung dịch được đưa qua một lưu lượng
kế(4), rồi qua thiết bị đun nóng (5) để đạt được nhiệt độ ban đầu mong muốn, sau
đó đưa vào nồi cô đặc để thực hiện quá trình bốc hơi.
Hơi đốt được đưa vào nồi 1 là hơi nước bão hòa có áp suất 2,134 atm (theo thang áp suất tuyệt đối và đơn vị áp suất kỹ thuật). Dung dịch vào nồi 1, đi bên trong ống truyền nhiệt còn hơi đốt đi phía ngoài ống truyền nhiệt. Quá trình trao
đổi nhiệt diễn ra, dung dịch được nâng nhiệt độ lên đến nhiệt độ sôi và bắt đầu bốc hơi. Ở đây dung dịch được cô đặc tuần hoàn tự nhiên đến khi đạt nồng độ chất khô
20 % rồi mới chuyển sang nồi 2 nhờ sự chênh lệch áp suất giữa 2 nồi. Hỗn hợp hơi – lỏng bốc lên với tốc độ rất lớn, va đập vào cạnh hình zigzag của bộ phận tách bọt
(bộ phận phân ly lỏng – hơi) các giọt chất lỏng được rơi trở lại.
Hơi thứ của nồi 1 được dùng làm hơi đốt cho nồi 2. Ở nồi 2 dung dịch cũng được cô đặc tuần hoàn tự nhiên đến khi đạt nồng độ 60% thì mở van xả vào bồn
chứa. Dung dịch chuyển từ nồi 1 sang nồi 2 rồi vào bồn chứa một cách tự nhiên và liên tục. Hơi thứ của nồi 2 được đưa vào thiết bị ngưng tụ tạo chân không ở áp suất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PHẠM XUÂN TOẢN. Các quá trình và thiết bị trong Công nghệ hóa
chất và thực phẩm.Tập 3 – Các quá trình thiết bị và truyền nhịêt. Nhà xuất bản
Khoa học kỹ thuật. 2007.
2. GS.TSKH NGUYỄN BIN, PGS.TS ĐỖ VĂN ĐÀI…Sổ tay quá trình và thiết bị Công nghệ hóa chất, tập 1 và 2. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 2006.
3. T.S PHAN VĂN THƠM. Sổ tay thiết kế thiết bị hóa chất và chế biến
thực phẩm đa dụng.Trường Đại học Cần Thơ. 2004.
4. Các trang web:
http://www.engineeringtoolbox.com http://www.nal.usda.gov/fnic/foodcomp
http://www.rpaulsingh.com http://www.sugartech.co.za