Hiện nay tổng số lao động của khách sạn là 33 người.
Bảng 2.1: Tình hình nhân lực của khách sạn (12/2010)
( Nguồn: Bộ phận hành chính )
Tình hình nhân sự của khách sạn thì lao động hợp đồng chiếm tỷ lệ nhưng họ
thực sự là những người làm hết mình, là đội ngũ lao động trẻ khoẻ có trình độ học vấn và tay nghề cao.
Chỉ tiêu Số lượng
(người)
Đại học Cao đẳng Trung cấp
và trung học Hợp đồng dài hạn 22 8 6 8 Hợp đồng ngắn hạn 9 _ _ 9 Cán bộ quản lý, lao động gián tiếp 2 2 _ _
Số người có trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp hầu hết đều tốt nghiệp từ các trường đào tạo chuyên ngành Du lịch, Nhà Hàng - Khách sạn và Quản trị kinh doanh còn một số ít tốt nghiệp các chuyên ngành khác thì đã được theo học các lớp bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ Khách sạn do các trường đào tạo chuyên ngành Khách sạn - Du lịch tổ chức.
Nhìn chung trình độ lao động trong khách sạn chưa đồng đều giữa những người lao động. Nhưng so với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn khác thì khách sạn Hùng Phong có đội ngũ lao động với trình độ tương đối cao và đây là một lợi thế của khách sạn.
+ Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Vấn đề xác định độ tuổi để tuyển chọn đội ngũ lao động phù hợp gặp nhiều khó khăn, các độ tuổi trung bình quá trẻ thì rất thích hợp với tính chất công việc phục vụ nhưng lại ít kinh nghiệm nghề nghiệp. Ngược lại độ tuổi trung bình quá cao, có kinh nghiệm nghề nghiệp song lại không phù hợp với tính chất công việc phục vụ.
Để hiểu rõ hơn về cơ cấu lao động theo độ tuổi của khách sạn Hùng Phong ta phân tích và xem xét bảng sau:
Bảng 2.2: Số lượng lao động theo độ tuổi (12/2010)
Các tổ bộ phận Số lượng (người) Độ tuổi trung bình
Ban lãnh đạo 2 48 Lễ tân 4 24 Buồng 7 28 Bàn 4 33 Bar 2 28 Bếp 4 33,2 Bảo vệ 2 35 Marketing 2 32,5 Bảo dưỡng 2 37,5
Hành chính kế toán 3 34
Tổng số 33 Bình quân 33,01
( Nguồn: Bộ phận hành chính )
Qua bảng trên ta thấy: Độ tuổi trung bình của lao động trong khách sạn là 33,01 với độ tuổi này có thể nói là tương đối cao so với tính chất của công việc phục vụ. Tuy vậy khách sạn lại có ưu thế về số nhân viên có tay nghề cao và kinh nghiệm nghề nghiệp.
Mặt khó khăn của khách sạn trong quá trình trẻ hoá đội ngũ nhân viên đó là chế độ nghỉ hưu, chế độ này được tuân theo quy định của luật lao động là nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi. Tuy nhiên, ở bộ phận lễ tân, bàn, bar là phải có ngoại hình đẹp khả năng giao tiếp tốt, trình độ ngoại ngữ khá.
+ Cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo giới tính (12/2010)
Các chỉ tiêu Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Ban lãnh đạo 2 6,0 _ _ Lễ tân 2 6,0 2 6,1 Buồng _ _ 7 21,3 Bàn 1 3,0 3 9,2 Bar 2 6,0 _ _ Bếp 1 3,0 3 9,2 Bảo vệ 2 6,0 _ _ Marketing 1 3,0 1 3,0 Bảo dưỡng 2 6,0 _ _
Vui chơi giải trí 1 3,0 _ _
Hành chính kế toán _ _ 3 9,2
Tổng số 14 42,0 19 58,0
( Nguồn: Bộ phận hành chính)
Theo cơ cấu này, số lượng lao động nam là 14 người chiếm 42%, số lượng nữ là 19 người chiếm 58% trên tổng số lao động trong khách sạn. Lao động nam chủ yếu tập trung ở các bộ phận như: bảo vệ, bảo dưỡng, bar. Lao động nữ tập trung ở các bộ phận như buồng, bàn, lễ tân, bếp, kế toán. Với tỷ lệ này thì số lượng lao động nam là tương đối thấp hơn nữ.
+ Trình độ học vấn
Bảng 2.4: Số lượng lao động phân theo trình độ học vấn (12/2010)
Bộ phận Đại học Cao đẳng và trung học
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Ban lãnh đạo 2 6,06 _ _ Lễ tân 4 12,12 _ _ Buồng _ _ 7 18,5 Bàn, Bar _ _ 6 15,8 Bếp _ _ 4 10,6 Bảo vệ _ _ 2 5,3 Marketing 2 6,06 _ _ Bảo dưỡng _ _ 2 5,3
Vui chơi giải trí _ _ 1 2,6
Hành chính kế toán 2 6,06 1 2,6
Tổng số 10 30,3 23 60,7
( Nguồn: Bộ phận hành chính )
Đội ngũ lao động trong khách sạn có trình độ học vấn tay nghề cao: Số lượng nhân viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ, kinh doanh khách sạn là 10 người chiếm 30,3% lao động trong khách sạn. Số lượng nhân viên tốt nghiệp chuyên ngành khách sạn du lịch là 70%, còn lại 30% tốt nghiệp trường khác, do vậy nó ảnh hưởng đến rất nhiều mặt của hoạt động kinh doanh khách sạn. Tuy nhiên khách sạn đã có những biện pháp khắc phục nhược điểm này bằng cách mở ra những lớp bồi dưỡng kiến thức chung cho nhân viên. Riêng đối với bộ phận lễ tân, số có trình độ học vấn cao nhất trong các bộ phận sản xuất khác, một mặt là do tính chất của công việc đòi hỏi.
Nhận xét:
Số lượng lao động trong khách sạn là khá hợp lý, tuy nhiên còn một số nhân viên tốt nghiệp chuyên nghành khác, thì khách sạn cần mở những lớp bồi dưỡng về chuyên nghành nghiệp vụ khách sạn- du lịch do các trường tổ chức.
Độ tuổi trung bình của nhân viên khách sạn là cao so với tính chất của công việc (33,01 tuổi). Do vậy vấn đề đào tạo lại là khó khăn. Nhưng bên cạnh đó có những thuận lợi là sau nhiều năm hoạt động, khách sạn đã có một đội ngũ nhân viên lành nghề, nhiều kinh nghiệm và tận tâm với công việc. Điều này không phải khách sạn nào cũng có được.
Với đội ngũ nhân viên có trình độ tương đối cao, đây cũng là một ưu điểm để thu hút khách, tạo nên một chất lượng sản phẩm có uy tín trong kinh doanh khách sạn.
Hầu hết các nhân viên đều tận tâm, tận lực với công việc luôn sẵn sàng giúp đỡ khách và để lại những ấn tượng đẹp trong lòng du khách.